Trắc nghiệm Hóa học 9 bài 3
Trắc nghiệm Hóa học lớp 9
Trắc nghiệm Hóa học 9 bài 3 là tài liệu tham khảo hữu ích do VnDoc sưu tầm biên soạn, hỗ trợ quá trình củng cố lý thuyết bài học và ôn luyện nâng cao kết quả học tập môn Hóa lớp 9.
Hóa học 9 bài 3: Tính chất hóa học của axit
Câu 1. Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro?
A. NaOH
B. Fe
C. CaO
D. CO2
Câu 2. Tính chất hóa học nào không phải của axit
A. Tác dụng với kim loại
B. Tác dụng với muối
C. Tác dụng với oxit axit
D. Tác dụng với oxit bazơ
Câu 3. Dung dịch tác dụng với CuO tạo ra sản phẩm là dung dịch có màu xanh lam:
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Na2CO3
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 4. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Cu, Mg
B. Zn, Fe, Cu
C. Zn, Fe, Al.
D. Fe, Zn, Ag
Câu 5. Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:
A. Na2O, SO3, CO2.
B. K2O, P2O5, CaO
C. BaO, SO3, P2O5
D. CaO, BaO, Na2O
Câu 6. Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:
A. Mg
B. CaCO3
C. MgCO3
D. Na2SO3
Câu 7. CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành
A. Dung dịch không màu.
B. Dung dịch có màu lục nhạt.
C. Dung dịch có màu xanh lam.
D. Dung dịch có màu vàng nâu.
Câu 8. Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí:
A. BaO, Fe, CaCO3
B. Al, MgO, KOH
C. Na2SO3, CaCO3, Zn
D. Zn, Fe2O3, Na2SO3
Câu 9. Có 4 ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH, HCl, (NH4)2CO3. Dùng thêm hóa chất nào sau đây để nhận biết được chúng?
A. Quỳ tím
B. Dung dịch phenolphtalein
C. CO2
D. Dung dịch NaOH
Câu 10. Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 60,95% và 39,01%
B. 63% và 37%
C. 61,5% và 38,5%
D. 65% và 35%
Câu 11. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Ca và Zn
B. Mg và Ag
C. Na và Mg
D. Zn và Cu
Câu 12. Cho các chất: MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 4 chất trên?
A. H2O
B. HCl
C. Na2O
D. CO2
Câu 13. Sử dụng kim loại nào sau đây để nhận ra sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O?
A. Na
B. Fe
C. Cu
D. Ba
Câu 14. Cho một khối lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:
A. 1M
B. 0,1M
C. 2M
D. 0,2M
Câu 15. Hòa tan 4 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu, Mg tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 2M. Thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp là:
A. 40% và 60%
B. 70% và 30%
C. 50% và 50%
D. 75% và 25%
Đáp án bài tập trắc nghiệm Hóa học 9
1B | 2C | 3C | 4C | 5D |
6A | 7C | 8C | 9A | 10A |
11D | 12B | 13B | 14A | 15B |
Câu 10.
nH2 = 0,1 mol
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
0,1 0,1 mol
Theo phương trình hóa học: nZn = nH2 =0,1 mol
mZn = 0,1.64 = 6,4 gam => %mZn = 6,4/10,5.100% = 60,95%
=> %mCu = 100% - 60,95% = 39,05%
Câu 14.
nHCl = 0,1 mol
PTHH:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Theo phương trình hóa học: nH2 = nHCl = 0,2 mol => CM = 0,2/0,2 = 1M
Câu 15.
nHCl = 0,1 mol
Cu không phản ứng với HCl
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Theo phương trình hóa học: nHCl= nMg= 0,2 mol
=> mMg = 0,2 .24 = 1,2 gam
=> %mMg = 1,2/4.100 = 30%
=> %mCu = 100 - 30 = 70%
.................................
Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan
- Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng
- Giải bài tập Hóa 9 bài 3: Tính chất hóa học của axit
- Tính chất hóa học của axit dễ nhớ nhất
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Trắc nghiệm hóa học 9 bài 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.