Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Lịch sử THPT

Phân tích kế hoạch bài dạy môn Lịch sử THPT

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Lịch sử THPT được VnDoc sưu tầm và đăng tải nằm trong Chương trình Tập huấn trực tuyến GDPT 2018, giúp thầy cô tham khảo để hoàn thành bài tập huấn cho mình hoàn thiện nhất.

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Sau khi học bài học, học sinh “làm” được để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề:

- Biết cách sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về chủ đề lịch sử Nước Mỹ

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp để hiểu được thực chất các vấn đề hoặc sự kiện của chủ đề.

- Giải thích và đưa ra nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử.

- Bày tỏ quan điểm, thái độ, tình cảm đối với vấn đề lịch sử.

- Hình thành năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp.

- Hình thành năng lực chuyên biệt: phân tích những nguyên nhân vấn đề, rút ra bài học và liên hệ thực tế, thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ năng: tinh thần đoàn kết, hợp tác.

Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?

Trong kế hoạch dạy học, học sinh có các hoạt động sau đây:

- Hoạt động hình thành kiến thức mới:

+ Khai thác, sử dụng tư liệu lịch sử; thảo luận chung cả lớp, trả lời phiếu học tập.

+ Đọc các số liệu và quan sát tranh ảnh, biểu đồ để trả lời câu hỏi.

+ Phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, giải thích, đánh giá, nhận xét vấn đề.

+ Trình bày sản phẩm cá nhân/nhóm.

- Hoạt động luyện tập: trả lời câu hỏi và bài tập thực hành.

- Hoạt động vận dụng: vận dụng những kiến thức đã học về lịch sử để giải quyết vấn đề hiện nay.

- Hoạt động mở rộng: cho học sinh một số địa chỉ website trên Internet về lịch sử để khai thác tư liệu lịch sử mở rộng kiến thức.

- Bổ sung: theo tôi là kế hoạch dạy học còn thiếu hoạt động: khởi động. (cho HS xem đoạn video giới thiệu tóm tắt về lịch sử hình thành và phát triển của nước Mỹ, cũng như các địa danh nổi tiếng của nước Mỹ,…).

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của các phẩm chất năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS là:

Về phẩm chất:

1, Yêu nước:

- Yêu quý, tôn trọng và tự hào về bản thân, về bạn bè, mọi người.

- Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và những người xung quanh.

2, Nhân ái:

- Biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và mọi người.

3, Chăm chỉ:

- Tích cực suy nghĩ để nêu ra những việc làm đáng tự hào của bản thân, của bạn

- Nêu được những điểm đáng quý ở bạn để từ đó rèn luyện bản thân mình ngày càng tiến bộ.

- Tích cực thảo luận, trao đổi nhóm để sắm vai biểu diễn

- Vận dụng kiến thức của bài học để xây dựng được kế hoạch rèn luyện bản thân.

4, Trung thực:

- Nêu đúng những việc tốt mình đã làm cho gia đình, bạn bè, cộng đồng, thể hiện niềm tự hào của bản thân.

- Trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

- Trung thực trong việc ghi lại và trình bày kết quả quan sát, nhận xét, đánh giá nhóm bạn.

- Tự giác thực hiện những hành vi, việc làm nâng cao lòng tự trọng, nêu đúng những hành vi khó thực hiện và cách khắc phục.

5, Trách nhiệm:

- Có ý thức trách nhiệm về những việc mình đã nêu đã làm để thực hiện cho tốt.

- Biết kết hợp với các bạn trong nhóm hoàn thành tốt các yêu cầu của GV.

Về năng lực:

1, Năng lực tự chủ và tự học:

- Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ mà GV giao

- Chủ động nêu các hành vi, việc làm thể hiện sự tự tin vào bản thân, mong muốn ở bạn, tự lập được kế hoạch rèn luyện bản thân.

- Tự sáng tạo ra câu chuyện, chủ động biểu diễn trước lớp.

2, Năng lực giao tiếp hợp tác:

- Trao đổi với bạn trong nhóm về phương án và cách thức biểu diễn.

- Trao đổi với bạn để tìm ra điểm mạnh của bạn, để điều chỉnh cảm xúc.

- Cùng bạn trao đổi thảo luận để nêu được hành vi khó thực hiện để xin lời khuyên từ bạn.

3, Năng lực giải quyết và sáng tạo:

- Nói được ý nghĩa, vai trò của cá nhân đối với gia đình, cộng đồng.

- Nhận ra cảm xúc tích cực, tiêu cực và tác dụng của nó.

Biết lựa chọn hành vi tích cực đã có, hành vi tích cực mong muốn có để lập kế hoạch rèn luyện.

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu nào?

- Máy chiếu,

- máy tính,

- bản đồ nước Mĩ.

- Biểu đồ tổng sản phẩm quốc nội nước Mĩ 1945-1960.

- Tư liệu lịch sử: ảnh tư liệu (Tổng thống Mĩ H. Truman, Mục sư Martin luther King Jr. Các tư liệu về lịch sử nước Mĩ.)

- Phiếu học tập.

- Trang Web.

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

- Học sinh đọc câu chuyện tư liệu của một người Mĩ và thảo luận trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Đọc các số liệu và quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi của giáo viên ( Tr3).

- Đọc trang Web.

- Đọc, quan sát hình ảnh (tr6).

- Đọc tư liệu Sách có một nước Mĩ khác, trả lời câu hỏi của giáo viên, thảo luận đưa ra nhận xét.

- Đọc tư liệu chiếc ghế xe buýt đã làm thay đổi nước Mĩ, trả lời câu hỏi,

- Đọc tư liệu về sự phát triển phong trào quyền công dân trong những năm 1960-1973 và trả lời câu hỏi.

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

GỢI Ý: Liệt kê những sản phẩm học tập sau mỗi hoạt động hình thành kiến thức mới.

Trả lời:

1. Khai thác tư liệu

– Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

– Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.

- Trình bày những thuận lợi và khó khăn ….cách giải quyết những khó khăn đó như thế nào về kinh tế - xã hội.

2. Giải thích.

– Giải thích được vì sai kinh tế Mĩ trăng trưởng từ 1945-1960, những khoản chi tiêu của Chính phủ; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.

Theo giáo án mẫu: Đó là sự tăng trưởng, suy giảm của nền kinh tế Mĩ trong các giai đoạn.

- Giải thích vì sao Tổng thống Mĩ đưa ra vấn đề Chính sách công bằng: giải thích những vấn đề cấp bách sau chiến tranh.

- Giải thích vì sao Tổng thống L. Jonhson đưa ra “Chương trình xã hội vĩ đại”., mức chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn…

– Từ đó, đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử hay mặt hạn chế và tích cực trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

Ví dụ: đánh giá mặt hạn chế và tích cực của “Chương trình xã hội vĩ đại”…..

3. Đánh giá

- Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó,

- Liên hệ: đấu tranh đòi các quyền công dân ở Mĩ bùng nổ sau CTTG II. Kết quả đạt được (bãi bỏ các qui định kì thị chủng tộc thông qua đạo luật quyền công dân….), khó khăn và thách thức của cuộc đấu tranh đòi quyền công dân…

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

GỢI Ý: Xác định cách thức và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh (đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá sản phẩm của HS).

Trả lời

- Về cách thức kiểm tra đánh giá: Cần sử dụng phối hợp các hình thức phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau đối với môn lịch sử như: kết hợp với kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành có hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận (đặc biệt đối với cách trung học phổ thông) nhằm phát huy những ưu điểm mỗi hình thức đánh giá.

- Trong quá trình kiểm tra đánh giá có thể sử dụng các câu hỏi bài tập ở những mức độ khác nhau như: nhận biết (ghi nhớ, tái hiện quá khứ lịch sử trong các tình huống không thay đổi nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản); thông hiểu (có khả năng tóm tắt, giải thích, lý giải các sự kiện quá trình nhân vật lịch sử...) vận dụng (so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện nhân vật lịch sử) vận dụng cao (đánh giá, vận dụng kiến thức lịch sử vào những tình huống thay đổi, kết nối lịch sử với hiện tại) tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ sáng tạo của học sinh.

- Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn lịch sử cần phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan, chính xác, phân hóa; kết hợp đánh giá trong suốt cả quá trình học tập (đánh giá quá trình) và đánh giá vào cuối kỳ cuối năm học (đánh giá tổng kết); kết hợp đánh giá của giáo viên đối với học sinh và việc học sinh đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá; đánh giá định lượng và định tính, đánh giá trong hoạt động trên lớp và ngoài lớp, ngoài thực địa,...

* Áp dụng vào bài dạy minh họa nước Mĩ từ năm 1945 đến nay.

- Cách thức

+ Thông qua các câu hỏi gợi mở: GV có thể đánh giá năng lực sử dụng tư liệu lịch sử cho học sinh.

+ Thông qua việc sử dụng phiếu học tập dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận, tạo cơ hội cho học sinh viết ra suy nghĩ của mình. Trên cơ sở các phiếu học tập, giáo viên có thể thu thập để đánh giá thường xuyên trong suốt tiến trình học tập.

+ GV đặt các câu hỏi, thông qua việc thảo luận nhóm: Qua thảo luận học sinh có thể tự tìm hiểu tư liệu lịch sử, khám phá lịch sử thông qua các tư liệu lịch sử. Hình thức thảo luận nhóm có thể diễn ra ở trên lớp hoặc mang tính chất là một bài tập về nhà. GV có thể dùng các kết quả này để đánh giá thường xuyên học sinh trong suốt tiến trình dạy học.

- Tiêu chí:

+ HS phải tìm hiểu và khai thác tư liệu lịch sử nước Mĩ sau Chiến tranh thế thứ hai.

+ HS phải quan sát và phân tích được biểu đồ kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ HS vận dụng được kiến thức lịch sử để giải thích được vấn đề thời sự của nước Mĩ hiện nay thông qua việc tìm hiểu những tư liệu lịch sử.

+ HS vận dụng được những kiến thức lịch sử đã học vào thực tiễn cuộc sống, liên hệ tác động đến lịch sử Việt Nam, tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?

- Máy chiếu, máy tính.

- Bản đồ nước Mỹ.

- Biểu đồ: Tổng giá trị sản phẩm quốc nội Mỹ 1945-1960.

- Tư liệu lịch sử: ảnh tư liệu (Tổng thống Mỹ H. Truman, Mục sư Martin Luther King Jr., Rosa Parks…), các tư liệu về lịch sử nước Mỹ (đã có trong nội dung bài thực nghiệm, có thể phóng to).

- Phiếu học tập cho học sinh: Dùng để hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi gợi mở, giúp học sinh tự khám phá, tìm hiểu và nhận thức lịch sử. Các câu hỏi có thể được sử dụng dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp hoặc câu hỏi tự luận, tạo cơ hội cho học sinh viết ra những suy nghĩ của mình. Trên cơ sở các phiếu học tập, giáo viên có thể thu thập để đánh giá thường xuyên trong suốt tiến trình học tập.

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới.

- Học sinh đọc các số liệu và quan sát biểu đồ để trả lời câu hỏi về sự phát triển kinh tế Mỹ, những nhân tố dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Học sinh dựa trên tranh ảnh Tổng thống Mỹ H. Truman, Mục sư Martin Luther King Jr., Rosa Parks, các tư liệu về lịch sử nước Mỹ để nhận xét những mặt tích cực, hạn chế “Chính sách kinh tế Công bằng” của Tổng thống H. Truman, Chương trình Xã hội vĩ đại” với cuộc chiến chống đói nghèo của Tổng thống L. Johnson, phong trào đòi quyền công dân bùng nổ ở Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Học sinh hoàn thành sản phẩm thông qua các câu hỏi và bài tập.

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Trả lời:

Học sinh trả lời 5 câu hỏi và bài tập thực hành sau đây:

1. Sử dụng tư liệu để tìm hiểu vấn đề cụ thể (theo sự lựa chọn của học sinh) về lịch sử nước Mĩ giai đoạn 1945 - 1973:

- Sự tăng trưởng kinh tế Mĩ sau chiến tranh;

- Phong trào đòi quyền công dân;

- Marin Luther King - lãnh tụ phong trào đòi quyền công dân...

2. Xây dựng đường thời gian với các sự kiện tiêu biểu của nước Mĩ Từ 1945-1973.

3. Viết một bài không quá 500 từ giải thích về sự phát triển kinh tế Mĩ trong những năm 1945-1973.

4. Lựa chọn và nêu nhận xét của em về một chương trình cải cách kinh tế, xã hội ở Mĩ trong những năm 1945-1973.

5. Từ những diễn biến của phong trào đòi quyền công dân Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nêu ý kiến của em về sự kiện Tổng thống Obama trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mĩ. Học sinh vận dụng kiến thức để giải thích việc Tổng thống Obama trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mĩ là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ đòi quyền công dân, chống phân biệt sắc tộc trên khắp nước Mĩ.

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Trả lời:

Câu 1, 2: Hình thành thang đánh giá

- Học sinh hoàn thành.

- Nội dung trình bày.

- Cách thức thuyết trình.

Câu 3: GV thu bài tập và chấm điểm theo

- Yêu cầu bố cục.

- Mức độ bám sát nội dung.

Câu 4, 5: Chia nhóm cho HS thuyết trình và cho các nhóm đánh giá chéo nhau.

Sau đó GV nhận xét và cho điểm.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới quý thầy cô 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hóa học THPT. Ngoài ra mời quý thầy cô tham khảo các chương trình học lớp 10, chương trình học lớp 11, chương trình lớp 12 THPT. Hy vọng với những tài liệu mà VnDoc chia sẻ sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho quý thầy cô tham khảo và hoàn thiện bài giảng trên lớp của mình

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm