Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bình giảng bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Văn mẫu lớp 7: Bình giảng bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 7 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 7 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bình giảng tác phẩm Cảnh khuya

Mùa thu năm 1947, khi chiến dịch Việt Bắc đang diễn ra vô cùng ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài thơ "cảnh khuya" thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Cả bài thơ dào dạt ánh sáng và âm thanh để lại trong lòng chúng ta ấn tượng vô cùng sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà.

Cùng với bài thơ: "Cảnh rừng Việt Bắc" (1946), "Đi thuyền trên sông Đáy" (1949), bài "Cảnh khuya" đã thể hiện tình yêu. nước thiết tha của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bài thơ "Cảnh khuya" tả cảnh suối rừng chiến khu Việt Bác một đầm thu đẹp và nói lên nỗi thao thức của Bác Hồ kính yêu.

Hai câu thơ tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc. Tiếng suối chảy êm đềm, nghe rất "trong" rì rầm từ xa vọng đến "như tiếng hát xa". Đêm khuya thanh vắng mới có thể nghe rõ tiếng suối chảy như vậy. Đó là nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối đặc tả đêm chiến khu thiêng liêng, thanh vắng. Ví tiếng suối với tiếng hát là một nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm con người:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi đã tả suối Côn Sơn:

"Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"

Đầu thế kỷ 20, Nguyễn Khuyến có viết:

"Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo…"

Đó là những vần thơ tuyệt bút tả suối trong nền thơ ca dân tộc. Câu thứ 2, Bác Hồ tả trăng chiến khu. Câu thơ có ba nét vẽ: tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa – hoa rừng. Câu thơ đầy ánh sáng trăng rất đẹp. Phải là đêm thanh, trăng tròn mới có ánh sáng chan hòa như vậy:

"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Chữ "lồng" điệp lại hai lần, đã nhân hóa trăng, cổ thụ và hoà, làm cho vần thơ dào dạt trữ tình, thi vị. Chữ "lồng" trong câu thơ này gợi nhớ đến vần thơ cổ cũng tả trăng, hoà:

"Hoá giải nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.

Nguyệt hoa hoà nguyệt trùng trùng…"

(Chinh phụ ngâm)

Hai vế tiểu đối: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" tạo nên bức tranh tạo vật cân xứng, hài hòa, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện. Có thể nói 2 câu đầu tả cảnh thiên nhiên rất đẹp đầy chất thơ: cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo, thơ nên họa nên nhạc. Thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc.

cảnh khuyaHai câu cuối diễn tả tâm tình thi sĩ. Câu 3 gọi là câu chuyển trong bài tứ tuyệt, như cái bản lề, nửa trên là khái quát "cảnh khuya như vẽ" có suối, có trăng, có cổ thụ và hoa ngàn, nửa dưới là tâm trạng "chưa ngủ" của "người", của thi sĩ, của lãnh tụ. Câu 4 nói rõ tâm trạng đó, không chỉ xúc động trước cảnh thiên nhiên đẹp mà còn bởi lẽ "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Hai tiếng "chưa ngủ" ở cuối câu 3 được điệp lại đầu câu 4, biện pháp nghệ thuật liên hoàn ấy đã làm cho âm điệu vần thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng suối chảy của cảm xúc, của tâm tình. Tinh yêu nước của Bác rất sâu sắc, mãnh liệt:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

"Cảnh khuya là bài thất ngôn tứ tuyệt kiệt tác. Là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ. Người xưa đến với chốn lâm tuyền để lánh đục tìm trong, để được nhàn. Còn Bác Hồ đến với suối rừng Việt Bắc là để lập chiến khu đánh Pháp. Giữa cảnh khuya, có suối trăng… đẹp như vẽ, nhưng Người vẫn thao thức, vẫn "Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà". Tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ. Màu sắc cổ điển hòa hợp với màu sắc thời đại – cảnh khuya trong kháng chiến. Đó là nét đẹp riêng bài thơ này của Bác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với cảm hứng yêu nước được diễn tả một cách hàm súc nhuần nhị, trong sáng và đầy chất thơ.

Bác Hồ yêu nước, thương dân. Bác yêu thiên nhiên, Bác yêu trăng. "Cảnh khuya" như dẫn hồn ta vào những giấc mộng đẹp. Sức mạnh của thơ ca đích thực là vậy… Đọc thơ Bác, ta càng thêm yêu kính và biết ơn Bác Hồ Chí Minh.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 7 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm