Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học lớp 6

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học lớp 6

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học lớp 6 tổng hợp các kiến thức trọng tâm, mức độ cần đạt của mỗi bài học phần Sinh học lớp 6 trong chương trình học. Đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo soạn bài giảng dạy cho các em học sinh.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về đầy đủ trọn bộ chuẩn kiến thức.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học lớp 6

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

CẦN ĐẠT

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Mở đầu sinh học

Kiến thức:

- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng

1) Đối tượng

- Thực vật. Ví dụ: cây đậu

- Động vật. Ví dụ: con gà

- Vật vô sinh. Ví dụ: hòn đá

2) Dấu hiệu

+ Trao đổi chất:

+ Lớn lên (sinh trưởng- phát triển)

+ Sinh sản

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.

- Trao đổi chất

+ Nêu định nghĩa

+ Ví dụ: quá trình quang hợp.

- Lớn lên (sinh trưởng- phát triển)

+ Nêu định nghĩa

+ Ví dụ: Sự lớn lên của cây bưởi, cây nhãn...

- Sinh sản

+ Nêu định nghĩa

+ Ví dụ: Sự ra hoa, kết quả của cây phượng

- Cảm ứng

+ Nêu định nghĩa

+ Ví dụ: Hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ

- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng

- Nhiệm vụ của sinh học: Nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống:

+ Hình thái,

+ Cấu tạo

+ Hoạt động sống

+ Mối quan hệ giữa các sinh vật và với môi trường

+ Ứng dụng trong thực tiễn đời sống

Ví dụ: Thực vật

- Nhiệm vụ của thực vật học:Nghiên cứu các vấn đề sau:

+ Hình thái

+ Cấu tạo

+ Hoạt động sống

+ Đa dạng của thực vật

+ Vai trò

+ Ứng dụng trong thực tiễn đời sống

1. Đại cương về giới thực vật

- Kiến thức:

- Nêu được các đặc điểm của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng

1) *Các đặc điểm chung của thực vật

- Tự tổng hợp chất hữu cơ.(Quang hợp)

+ Thành phần tham gia:

+ Sản phẩm tạo thành:

- Di chuyển:

+ Đặc điểm: Phần lớn thực vật không có khả năng di chuyển

+ Ví dụ: Cây phượng

- Cảm ứng:

+ Đặc điểm: Khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài

+ Ví dụ: Cử động cụp lá của cây xấu hổ

2) *Sự đa dạng phong phú của thực vật được biểu hiện bằng:

- Đa dạng về sự môi trường sống: Thực vật có thể sống ở:

+ Các miền khí hậu khác nhau. Ví dụ: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.

+ Các dạng địa hình khác nhau . Ví dụ: đồi núi, trung du, đồng bằng, sa mạc.

+ Các môi trường sống khác nhau. Ví dụ. Nước, trên mặt đất.

- Số lượng các loài.

- Số lượng cá thể trong loài.

* Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật

- Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.

- Liệt kê được các một số vai trò chủ yếu:

Đối với tự nhiên: ví dụ: Làm giảm ô nhiễm môi trường

Đối với động vật: ví dụ: Cung cấp thức ăn, chỗ ở

Đối với con người: ví dụ: Cung cấp lương thực....

- Sự đa dạng phong phú của thực vật;

Thành phần loài, số lượng loài, môi trường sống

- Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa

- Phân biệt thực vật có hoa và không có hoa dựa trên :

+ Đặc điểm của cơ quan sinh sản: Thực vật có hoa thì phải có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt

+ Ví dụ: Dương xỉ là thực vật không có hoa vì chúng không có hoa, quả, hạt

Kĩ năng:

- Phân biệt cây một năm và cây lâu năm

Cây một năm và cây lâu năm phân biệt nhau qua các dấu hiệu:

+ Thời gian sống:

+ Số lần ra hoa kết quả trong đời:

+ Ví dụ:

- Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa

- Nên lấy các ví dụ gần gũi với đời sống

- Ví dụ:

+ Cây có hoa: Cây sen, muớp, bầu, bí

+ Cây không có hoa: Rêu, dương xỉ, thông

2. Tế bào thực vật

Kiến thức

- Kể các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật

- Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật.

+ Vách tế bào

+ Màng sinh chất

+ Chất tế bào

+ Nhân

- Chức năng của các thành phần

- Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật

- Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật

Khái niệm mô vầ kể tên các loại mô: Nêu được đặc điểm của các tế bào họp thành mô về:

+ Hình dạng

+ Cấu tạo

+ Nguồn gốc

+ Chức năng

- Các loại mô chính:

Ví dụ

- Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật

- Sự lớn lên của tế bào:

+ Đặc điểm: Tăng về kích thước

+ Điều kiện để tế bào lớn lên: Có sự trao đổi chất

- Sự phân chia:

+ Các thành phần tham gia:

+ Quá trình phân chia:

(1) Phân chia nhân

(2) Phân chia chất tế bào

(3) Hình thành vách ngăn

+ Kết quả phân chia: Từ 1 tế bào thành 2 tế bào con.

- Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia: Tăng số lượng và kích thước tế bào ® Giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Kĩ năng

- Biết sử dụng kính lúp và kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật

1) Kính lúp

+ Cấu tạo:

+ Cách sử dụng:

+ Giữ gìn và bảo quản:

2) Kính hiển vi

+ Cấu tạo

+ Cách sử dụng

+ Giữ gìn và bảo quản

- Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát kính lúp và kính hiển vi

+ Cây hành hoặc cây tỏi tây...

+ Quả cà chua chín hoặc miếng dưa hấu chín

- Thực hành: quan sát tế bào biểu bì lá hành hoặc vẩy hành, tế bào cà chua.

Cần tiến hành theo các bước sau:

- Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật

- Làm tiêu bản

- Quan sát

- Vẽ hình tế bào quan sát được và nhận xét

- Vẽ tế bào quan sát được

- Chọn vị trí tế bào đẹp, rõ ràng

- Vẽ tế bào biểu bì vẩy hành

- Vẽ tế bào thịt quả cà chua chín

Nhận xét hình dạng tế bào thực vật

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 6

    Xem thêm