Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết Tin học 8

Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết Tin học 8 (có đáp án)

Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết Tin học 8 tổng hợp một số dạng bài tập Tin học 8 thường gặp trong bài kiểm tra 1 tiết, có đáp án đi kèm nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức nhanh chóng, hiệu quả để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

1. Chương trình máy tính là gì? Ngôn ngữ lập trình là gì? Kể tên 4 ngôn ngữ lập trình mà em biết?

– Chương trình máy tính là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được

– Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các CT máy tính

– Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay: C, Java, Basic, Pascal

2. Hãy cho biết lý do cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính? Khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện như thế nào?

– Trong thực tế các công việc con người muốn máy tính thực hiện rất đa dạng và phức tạp. Một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn cho máy tính hoàn thành công việc. Vì thế, để khai thác triệt để tốc độ của máy tính việc viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong một chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn.

– Khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện các câu lệnh có trong chương trình một cách tuần tự, nghĩa là thực hiện xong một lệnh sẽ thực hiện lệnh tiếp theo, từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng.

3. Giả sử ta có một rô-bốt có thể thực hiện được các thao tác cơ bản như tiến một số bước, quay phải, quay trái, nhặt rác và bỏ rác vào thùng. Hình bên mô tả vị trí của Rô-bốt, rác và thùng rác. Em hãy viết các lệnh để chỉ dẫn cho Rô-bốt nhặt rác bỏ vào thùng?

(các em tự làm 2 cách nhé)

Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết Tin học 8

4. Từ khóa là gì? Cho ví dụ 4 từ khóa mà em biết?

– Từ khóa là những từ dành riêng, không được dùng các từ khóa này cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định.

– Ví dụ: Begin, end, var, uses...

5. Trong pascal tên là gì? Nêu các quy tắc đặt tên hợp lệ trong pascal?

– Tên là đại diện cho các đại lượng, đối tượng khác nhau mà chương trình sẽ xử lý. Một số tên có sẵn trong ngôn ngữ lập trình, các tên khác do người lập trình đặt.

– Quy tắt đặt tên trong pascal: Tên không được trùng với từ khóa, không chứa số ở đầu, không có các kí tự đặc biệt (vd: khoảng trống,...)

6. Hãy nêu các phím tắt, tổ hợp phím dùng để: mở chương trình mới, biên dịch chương trình, lưu chương trình, chạy chương trình, thoát chương trình?

– Mở chương trình mới: F3, biên dịch chương trình: ALT + F9, lưu chương trình: F2, chạy chương trình: CTR + F9, thoát chương trình: ALT + X

7. Kể tên 5 kiểu dữ liệu em đã học và nêu 1 phép toán có thể thực hiện trên kiểu dữ liệu này nhưng không thể thực hiện trên kiểu dữ liệu kia?

– Byte: Kiểu số nguyên nhỏ, Integer: Kiểu số nguyên lớn, real: Kiểu số thực, char: Kiểu kí tự, string: Kiểu xâu kí tự

– Ví dụ phép toán: 10/3 có thể thực hiện trên kiểu real nhưng không thể thực hiện trên kiểu integer

8. Viết các biểu thức toán, phép so sánh dưới đây với các ký hiệu trong Pascal, và tính giá trị các biểu thức:

Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết Tin học 8

c) 30 div 8 = .....3....; 30 mod 8 = ....6....

d) 357 div 10 mod 10 = .....5....(vì 357 div 10 = 35, 35 mod 10 = 5)

9. Trình bày những hiểu biết của em về biến? So sánh sự khác nhau giữa biến và hằng?

– Biến là công cụ trong lập trình, Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu, Dữ liệu do biến lưu trữ gọi là giá trị của biến,giá trị của biến có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.

– Giá trị của biến có thể thay đổi được, còn giá trị của hằng thì không được thay đổi trong thân chương trình. Khi khai báo tên hằng thì ta phải gán giá trị cho hằng.

10. Nêu cú pháp khai báo biến và các thao tác sử dụng biến?

- Cú pháp khai báo biến

Var <tên biến> : <kiểu dữ liệu>

Trong đó: Var là từ khóa khai báo biến

<tên biến> do người dùng đặt, tuân thủ theo qui tắc đặt tên

<kiểu dữ liệu> là kiểu dữ liệu mà biến lưu trữ.

- Các thao tác sử dụng biến:

+ Gán giá trị cho biến bằng lệnh gán := vd: x:=15; y:=(10+5) div 4;

+ Gán dữ liệu cho biến bằng lệnh nhập dữ liệu từ bàn phím Readln(tên biến);

vd: Readln(a); Readln(x,y);

+ Tính toán với các giá trị của biến vd: a:= (x+y)/2;

+ Xuất giá trị của biến bằng lệnh writeln(tên biến); vd: writeln(x); writeln(‘Chu vi = ’,a*4);

11. Nêu ý nghĩa của từng dòng lệnh trong chương trình sau:

Các dòng lệnh

Ý nghĩa

program tinh_tien;

Khai báo tên chương trình

uses crt;

Khai báo sử dụng thư viện crt

var soluong:integer;

dongia, thanhtien:real;

thongbao:string;

Khai báo các biến thuộc kiểu số nguyên, số thực và xâu kí tự

const phi=10000;

Khai báo hằng

begin

Bắt đầu thân chương trình

clrscr;

Lệnh xóa màn hình

thongbao:='Tong so tien phai thanh toan:';

Gán giá trị cho biến thongbao

write('Don gia='); readln(dongia);

Thông báo chờ nhập và nhận giá trị nhập từ bàn phím cho biến dongia

write('So luong='); readln(soluong);

Thông báo chờ nhập và nhận giá trị nhập từ bàn phím cho biến soluong

thanhtien:= soluong*dongia+phi;

Tính và gán giá trị cho biến thanhtien

writeln(thongbao,thanhtien:10:2);

Xuất giá trị biến thong bao và biến thanhtien

readln

Dừng lại để người dừng đọc kết quả chờ bấm enter để vào lại màn hình soạn thảo

end.

Kết thúc chương trình

Đánh giá bài viết
19 7.398
Sắp xếp theo

    Lớp 8 môn khác

    Xem thêm