Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 trường THCS Biên Giới, Tây Ninh năm học 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9
Để đạt được điểm số cao trong kì thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 ngoài việc phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong SGK các bạn học sinh cũng cần tham khảo và làm đề thi từ các trường. Hiểu được điều đó VnDoc.com đã sưu tầm và xin được gửi tới bạn: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 trường THCS Biên Giới, Tây Ninh năm học 2015 - 2016.
Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Hóa học lớp 9 trường THCS Cẩm Hưng, Cẩm Giàng năm 2014 - 2015
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Biên Giới, Tây Ninh năm học 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI | ĐỀ THI GIỮA HK2 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: HÓA HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút |
CÂU 1: Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu
A. Để ở nơi có nhiệt độ cao.
B. Ngâm trong nước lâu ngày.
C. Sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô.
D. Ngâm trong dung dịch nước muối.
CÂU 2: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái
A. Lỏng và khí. B. Rắn và lỏng.
C. Rắn và khí. D. Rắn, lỏng, khí.
CÂU 3: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CH4, C2H6, CO2. B. C6H6, CH4, C2H5OH.
C. CH4, C2H2, CO. D. C2H2, C2H6O, CaCO3.
CÂU 4: Hoá trị của cacbon, oxi, hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là
A. IV, II, II. B. IV, III, I.
C. II, IV, I. D. IV, II, I.
CÂU 5: Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là
A. Mạch vòng.
B. Mạch thẳng, mạch nhánh.
C. Mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh.
D. Mạch nhánh.
CÂU 6: Hãy cho biết chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn?
A. C6H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2.
CÂU 7: Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon?
A. C2H6O, CH4, C2H2. B. C2H4, C3H7Cl, CH4.
C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2.
CÂU 8: Có các công thức cấu tạo sau:
1. CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3
Các công thức cấu tạo trên biểu diễn mấy chất?
A. 3 chất. B. 2 chất. C. 1 chất. D. 4 chất.
CÂU 9: Hiđrocacbon A có phân tử khối là 30 đvC. Công thức phân tử của A là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C2H4.
CÂU 10: Tính chất vật lí cơ bản của metan là
A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.
B. Chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.
C. Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
D. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
CÂU 11: Sản phẩm chủ yếu của một hợp chất hữu cơ khi cháy là
A. Khí nitơ và hơi nước.
B. Khí cacbonic và khí hiđro.
C. Khí cacbonic và cacbon.
D. Khí cacbonic và hơi nước.
CÂU 12: Phản ứng đặc trưng của metan là
A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng thế.
C. Phản ứng trùng hợp. D. Phản ứng cháy
CÂU 13: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có
A. Một liên kết đơn. B. Một liên kết đôi.
C. Hai liên kết đôi. D. Một liên kết ba.
CÂU 14: Khí etilen cho phản ứng đặc trưng là
A. Phản ứng cháy. B. Phản ứng thế.
C. Phản ứng cộng. D. Phản ứng phân hủy.
CÂU 15: Khí etilen không có tính chất hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng cháy với khí oxi.
B. Phản ứng trùng hợp.
C. Phản ứng cộng với dung dịch brom.
D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.
CÂU 16: Cấu tạo phân tử axetilen gồm
A. Hai liên kết đơn và một liên kết ba.
B. Hai liên kết đơn và một liên kết đôi.
C. Một liên kết ba và một liên kết đôi.
D. Hai liên kết đôi và một liên kết ba.
CÂU 17: Liên kết CC trong phân tử axetilen có đặc điểm
A. Một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.
B. Hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.
C. Hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
D. Ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
CÂU 18: Chất có liên kết ba trong phân tử là
A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. benzen.
CÂU 19: Dẫn 0,1 mol khí axetilen qua dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là
A. 16,0 gam. B. 20,0 gam. C. 26,0 gam. D. 32,0 gam.
CÂU 20: Hoá chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 chất CH4 và C2H4
A. Dung dịch brom. B. Dung dịch phenolphtalein.
C. Qùi tím. D. Dung dịch bari clorua.
CÂU 21: Cho khí metan tác dụng với khí oxi theo phản ứng sau:
Tổng hệ số trong phương trình hoá học là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
CÂU 22: Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với
A. H2O, HCl. B. Cl2, O2. C. HCl, Cl2. D. O2, CO2.
CÂU 23: Hợp chất hữu cơ không có khả năng tham gia phản ứng cộng là
A. metan. B. benzen. C. etilen. D. axetilen.
CÂU 24: Cho các công thức cấu tạo sau:
1. CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH
Các công thức trên biểu diễn mấy chất?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
CÂU 25: Số công thức cấu tạo của C4H10 là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
CÂU 26: Số liên kết đơn trong phân tử C4H10 là
A. 10. B. 13. C. 14. D. 12.
CÂU 27: Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là
A. I. B. IV. C. III. D. II.
CÂU 28: Trong các chất sau: CH4, CO2, C2H4, Na2CO3, C2H5ONa có
A. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ.
B. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ.
C. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ.
D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ.
CÂU 29: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon?
A. C2H6, C4H10, C2H4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl.
C. C2H4, CH4, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2.
CÂU 30: Phương trình hóa học điều chế nước javen là
A. Cl2 + NaOH → NaCl + HClO
B. Cl2 + NaOH → NaClO + HCl
C. Cl2 + H2O → HCl + HClO
D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
CÂU 31: Chất khí nào sau đây có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu?
A. CO B. CO2 C. SO2 D. NO
CÂU 32: Phản ứng giữa Cl2 và dung dịch NaOH dùng để điều chế
A. Thuốc tím. B. Nước javen. C. clorua vôi. D. kali clorat.
CÂU 33: Công nghiệp silicat là công nghiệp sản xuất
A. Đá vôi, đất sét, thủy tinh.
B. Đồ gốm, thủy tinh, xi măng.
C. Hiđrocacbon, thạch anh, thủy tinh.
D. Thạch anh, đất sét, đồ gốm.
CÂU 34: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần?
A. K, Ba, Mg, Fe, Cu. B. Ba, K, Fe, Cu, Mg.
C. Cu, Fe, Mg, Ba, K. D. Fe, Cu, Ba, Mg, K.
CÂU 35: Thí nghiệm nào sau đây có hiện tượng sinh ra kết tủa trắng và bọt khí thoát ra khỏi dung dịch?
A. Nhỏ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.
B. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn một mẫu BaCO3.
C. Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3.
D. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2CO3.
CÂU 36: Quá trình nào sau đây làm giảm CO2 trong khí quyển?
A. Sự hô hấp của động vật và con người.
B. Cây xanh quang hợp.
C. Đốt than và khí đốt.
D. Quá trình nung vôi.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9
Câu | Đáp án | Điểm | Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1: Câu 2: Câu 3 Câu 4: Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 | c d b d c c c c b d d b b c d a c c | 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 | Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 | d a b b a d c b b d a d a b b c d a | 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 |