Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 năm 2025

VnDoc gửi tới các bạn Bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 7 năm học 2023 - 2024 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Bộ tài liệu có đầy đủ đáp án và ma trận, là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kì thi và các thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây mời các bạn tải về chi tiết.

Link tải chi tiết từng đề:

1. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 CTST - Đề 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023 - 2024

Môn: Lịch sử - Địa lí; Lớp 7

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Lịch Sử

1

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

1. Việt Nam từ năm 938 đến năm 1009: thời Ngô – Đinh – Tiền Lê

6TN

1TL*

3

30%

2. Việt Nam từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XIII: thời Lý

2TN

1TL*

1TL

2

20%

Tổng

8

0

0

1

0

1

0

1

Tỉ lệ %

20%

15%

10%

5%

50%

Tỉ lệ chung

35%

15%

50%

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Chương/ chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

CHÂU PHI

(8 tiết = 4 điểm)

– Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi

4TN

1TL*

4 = 40%

– Đặc điểm dân cư, xã hội

1TL*

– Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

1TL (a)

– Khái quát về Cộng hoà Nam Phi

1 TL (b)

CHÂU MỸ

(2 tiết = 1 điểm)

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mĩ

4TN

1 đ= 10%

Tổng

8 câu

1 câu

1/ 2 câu

1/2 câu

100%

Tỉ lệ %

20%

15%

10%

5%

50%

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Năm 939 Ngô Quyền đã

A. Xưng vương.

B. Xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc

C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình.

D. Đặt lại các chức quan trong triều đình.

Câu 2: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?

A. Bạch Hạc.

B. Hoa Lư

C. Cổ Loa.

D. Phong Châu.

Câu 3: Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước?

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B. Trần Lãm.

C. Phạm Bạch Hổ.

D. Ngô Xương Xí.

Câu 4: Năm 965 chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ, sử gọi là

A. Loạn 11 sứ quân.

B. Loạn 12 sứ quân.

C. Loạn 14 sứ quân.

D. Loạn 15 sứ quân.

Câu 5: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?

A. Đại Việt.

B. Đại Cồ Việt

C. Đại Nam.

D. Đại Ngu

Câu 6: Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời Tiền Lê?

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 7: Năm 1009 diễn ra sự kiện gì?

A. Quân Tống xâm lược.

B. Dời đô về thành Đại La.

C. Nhà Đinh thành lập.

D. Nhà Lý thành lập

Câu 8: Năm 1054 Nhà Lý đổi tên nước thành

A. Đại Việt.

B. Đại Cồ Việt.

C. Văn Lang.

D. Vạn Xuân.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm) Nêu những việc làm chính của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước.

Câu 2. Bằng kiến thức lịch sử đã học về cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), em hãy:

a. (1.0 điểm) Nhận xét những nét độc đáo của cuộc kháng chiến.

b. (0.5 điểm) Rút ra một bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Tống cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay.

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (mỗi ý đúng được 0,25 điểm ).

Câu 1. Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là:

A. Núi cao và đồng bằng.

B. Đồng bằng và bồn địa.

C. Bồn địa và sơn nguyên.

D. Sơn nguyên và núi cao.

Câu 2. Hòn đảo lớn nhất châu Phi là

A. Ma-đa-ga-xca.

B. Grơn-len.

C. New Ghi-nê.

D. Ca-li-man-ta.

Câu 3. Phía tây của Châu Phi tiếp giáp với đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương.

B. Đại Tây Dương.

C. Thái Bình Dương.

D. Bắc Băng Dương.

Câu 4. Đặc điểm bờ biển châu Phi?

A. Cắt xẻ mạnh.

B. Nhiều vũng, vịnh.

C. Ít bị cắt xẻ, ít vũng, vịnh.

D. Nhiều đảo lớn, nhỏ.

Câu 5. Diện tích châu Mĩ đứng sau châu lục nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Á.

D. Châu Đại Dương.

Câu 6. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu nào?

A. Bán cầu Tây.

B. Bán cầu Đông.

C. Bán cầu Bắc.

D. Bán cầu Nam.

Câu 7. Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ?

A. Ph. Ma-gien-lăng.

B. C. Cô-lôm-bô.

C. S. Ê-ca-nô.

D. V. Ga-ma.

Câu 8. Kênh đào Pa – na – ma nối liền giữa hai đại dương nào?

A. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương.

B. Ấn Độ Dương với Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương.

D. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

I. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm). Trình bày và nêu hậu quả của vấn đề gia tăng dân số tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Phi?

Câu 2. (1,5 điểm).

a. Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?

b. Nêu những hiểu biết của em về tổng thống Nen-xơn Man-đê-na?

.......................Hết..................…

Xem đáp án trong file tải về

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 CTST - Đề 2

Ma trận đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

Châu Mỹ

Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

1

(0,25)

Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

1

(0,25)

Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

1

(2,0)

Đặc điểm dân cư, xã hội ở Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ Latinh

1

(0,25)

1

(0,25)

1

(0,25)

Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

1

(0,25)

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

4

(1,0)

2

(0,5)

1

(2,0)

Tỉ lệ

15%

10%

25%

0%

Phân môn Lịch sử

1

Chương 5. Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Bài 15. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 - 1226)

2

(0,5)

2

(0,5)

Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400)

1

(0,25)

2

(0,5)

Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

2

(0,5)

2

(0,5)

Bài 17. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 - 1407)

1

(0,25)

1/2

(1,0)

1/2

(1,0)

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

0

6

(1,0)

0

0

1/2

(1,0)

0

1/2

(1,0)

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Tổng hợp chung

30%

25%

35%

10%

Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ mấy trên thế giới?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2. Nơi hẹp nhất của châu Mĩ là

A. eo đất Pa-na-ma.

B. vịnh Mê-hi-cô.

C. biển Ca-ri-bê.

D. sơn nguyên Mê-hi-cô.

Câu 3. Kiểu khí hậu nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ?

A. Cận cực.

B. Ôn đới.

C. Cận nhiệt.

D. Nhiệt đới.

Câu 4. Miền núi Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ có nhiều khoáng sản là

A. dầu mỏ, khí đốt, vàng, than, kẽm.

B. than đá, dầu mỏ, khí đốt, uranium.

C. đồng, vàng, dầu mỏ, quặng đa kim.

D. dầu mỏ, khí đốt, uranium, than nâu.

Câu 5. Đô thị ở Bắc Mĩ thưa thớt ở khu vực nào sau đây?

A. Phía bắc Ca-na-đa và khu vực nội địa Bắc Mĩ.

B. Khu vực nội địa Bắc Mĩ và Tây Nam Hoa Kì.

C. Tây Nam Hoa Kì, khu vực Tây Bắc Ca-na-đa.

D. Rìa ven biển Đại Tây Dương, vịnh Mê-hi-cô.

Câu 6. Bắc Mĩ có khoáng sản chủ yếu nào sau đây?

A. Than, đồng, chì, vàng và u-ra-ni-um.

B. Than, đồng, sắt, vàng và khí tự nhiên.

C. Than, đồng, chì, man-ga và dầu mỏ.

D. Than, đồng, sắt, bạc và khí tự nhiên.

Câu 7. Các đồng bằng ở Nam Mĩ xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc lần lượt là

A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.

B. Pam-pa, A-ma-dôn, La Pla-ta

C. La Pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn

D. Pam-pa, La Pla-ta, A-ma-dôn.

Câu 8. Dãy An-đet có khí hậu chủ yếu là

A. hoang mạc.

B. hàn đới.

C. núi cao.

D. ôn đới.

Câu 9. Thành phần nhập cư vào Trung và Nam Mĩ chủ yếu từ

A. Bắc Mĩ, châu Đại Dương, châu Âu.

B. châu Âu, châu Á và châu Nam Cực.

C. châu Âu, châu Phi và châu Á.

D. châu Phi, châu Á và Bắc Mĩ.

Câu 10. Rừng A-ma-dôn ở Nam Mỹ có diện tích khoảng

A. 5,3 triệu km2.

B. 5,2 triệu km2.

C. 5,5 triệu km2.

D. 5,4 triệu km2.

Câu 11. Ở khu vực Trung và Nam Mĩ không có nền văn hóa cổ nổi tiếng nào sau đây?

A. May-a.

B. A-dơ-tech.

C. In-ca.

D. Ai Cập.

Câu 12. Vùng đồng bằng A-ma-dôn có thảm thực vật chủ yếu nào sau đây?

A. Rừng mưa nhiệt đới.

B. Rừng xích đạo ẩm.

C. Cảnh quan rừng thưa.

D. Rừng cận nhiệt đới.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở khu vực Trung và Nam Mỹ?

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1042, nhà Lý đã cho ban hành bộ luật nào?

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Luật Hồng Đức.

D. Luật Gia Long.

Câu 2. Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý?

A. Chùa Diên Hựu.

B. Thành Tây Đô.

C. Hoàng thành Thăng Long.

D. Tháp Báo Thiên.

Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý?

A. “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bất kì nước nào.

B. Thần phục và lệ thuộc hoàn toàn vào phong kiến phương Bắc.

C. Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc.

D. Hòa hiếu với láng giềng nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.

Câu 4. Việc Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo quan hệ ngoại giao hòa hiếu với nhà Tống.

B. Tránh hi sinh, tổn thất xương máu cho binh sĩ hai bên.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lại lực lượng.

D. Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân Đại Việt.

Câu 5. Lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Đại Việt dưới thời Trần là

A. quý tộc.

B. nông dân.

C. nô tì.

D. địa chủ.

Câu 6. Hệ quả của việc vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh là gì?

A. Nhà Lý kết thúc năm 216 năm tồn tại, nhà Trần thành lập.

B. Nhà Lý suy yếu nghiêm trọng, họ Trần thâu tóm quyền lực.

C. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của họ Trần để duy trì quyền lực.

D. Vua Lý Chiêu Hoàng và Trần Thái Tông cùng trị vì đất nước.

Câu 7. So với nhà Lý, tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì đặc biệt?

A. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.

B. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế.

C. Không giao chức vụ cao cho người trong hoàng tộc.

D. Đặt lệ không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên.

Câu 8. Trong cả 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII), quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách nào?

A. Tiên phát chế nhân.

B. Đánh điểm, diệt viện.

C. Vườn không nhà trống.

D. Đánh nhanh thắng nhanh.

Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285), vua Trần đã giao trọng trách Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến cho vị tướng nào?

A. Trần Khánh Dư.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Quang Khải.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?

A. Chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Nguyên với các nước Đông Nam Á.

B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

C. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với nhà nước Đại Việt.

D. Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên.

Câu 11. Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 - 1288) là gì?

A. Bố trí trận địa mai phục và giành được chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng.

B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho quân địch nhiều khó khăn.

C. Xây dựng phòng tuyến quân sự trên sông Như Nguyệt để chặn đánh giặc.

D. Chủ động tấn công trước để phòng vệ và chặn sức mạnh của quân địch.

Câu 12. Trên lĩnh vực kinh tế - tài chính, Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách cải cách nào dưới đây?

A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.

B. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.

C. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.

D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác biệt?

b. Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh?

Đáp án đề thi Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-A

3-B

4-A

5-A

6-B

7-D

8-C

9-C

10-C

11-D

12-A

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ (thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan):

- Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.

- Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.

- Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang lây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.

- Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.

- Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-B

4-C

5-A

6-C

7-A

8-D

9-A

10-B

11-C

12-A

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Yêu cầu a. So sánh đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ

- Đường lối kháng chiến của nhà Trần:

+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc

+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc chiến đấu: “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”; thực hiện “vườn không nhà trống”; rút lui chiến lược (để tránh thế mạnh của giặc, bảo toàn và phát triển lực lượng) và tiến hành tổng phản công khi có thời cơ (địch suy yếu).

- Đường lối kháng chiến của nhà Hồ: Không dựa vào sức mạnh toàn dân mà hoàn toàn dựa vào thành lũy (thành Đa Bang, thành Tây Đô,...), vào sức mạnh quân sự (súng thần cơ, chiến thuyền có lầu,..) để đối kháng với quân Minh

Yêu cầu b. Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:

- Nguyên nhân khách quan: quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí, kĩ thuật chiến đấu

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, không huy động được toàn dân tham gia chiến đấu chống ngoại xâm (0,25 điểm)

+ Đường lối kháng chiến của nhà Hồ có nhiều sai lầm, như: không phát huy được sức mạnh toàn dân; đường lối kháng chiến thiên về phòng thủ, bị động, dựa vào thành lũy, vũ khí để chống lại sức mạnh của giặc Minh,…

2. Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 KNTT

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7 - Đề 1

A. PHẦN LỊCH SỬ

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng.

Câu 1. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập

A. Đô sát viện.
B. Văn Miếu.
C. Quốc Tử Giám.
D. Quốc sử quán.

Câu 2. Năm 1054, vua Lý Nhân Tông đổi quốc hiệu thành

A. Đại Việt.
B. Đại Nam.
C. Đại Ngu
D. Đại Cồ Việt.

Câu 3. Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật nào?

A. Hình văn
B. Luật Hồng Đức
C. Hình luật.
D. Hình thư.

Câu 4. Vị vua đầu tiên của nhà Trần là

A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Tự Khánh.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Cảnh.

Câu 5. Thời nhà Trần, cả nước Đại Việt được chia thành bao nhiêu lộ, phủ?

A. 11 lộ, phủ.
B. 12 lộ, phủ.
C. 13 lộ, phủ.
D. 14 lộ, phủ.

Câu 6. Tác giả của bộ Đại Việt sử kí là ai?

A. Lê Hữu Trác.
B. Trần Quang Khải.
C. Lê Văn Hưu.
D. Trương Hán Siêu.

Câu 7. Dưới thời nhà Trần, chức quan được đặt thêm để trông coi, đốc thúc việc đắp đê được gọi là

A. Khuyến nông sứ.
B. Đồn điền sứ.
C. Hà đê sứ.
D. An phủ sứ.

Câu 8. Năm 1341, nhà Trần ban hành bộ luật mới, có tên là

A. Quốc triều hình luật.
B. Hoàng Việt luật lệ.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.

II. TỰ LUẬN. (3. 0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm). Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị thời Lý.

Câu 2. (1,0 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Câu 3. (0,5 điểm). Bài học lịch sử từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên trong công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay?

B. PHẦN ĐỊA LÍ

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng.

Câu 1. Xét về diện tích, Châu Phi đứng hàng thứ mấy thế giới?

A. Thứ hai
B. Thứ ba
C. Thứ tư
D. Thứ năm.

Câu 2. Châu Phi ngăn cách với Châu Á bởi Biển Đỏ và:

A. Địa Trung Hải .
B. Biển Đen
C. Kênh đào Panama.
D. Kênh đào Xuyê.

Câu 3. Châu Phi tiếp giáp với các đại dương nào?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 4. Ai là người tìm ra châu Mĩ?

A. Bartolomeu Dias.
B. C. Cô-lôm-bô.
C. Bartolomeu Dias.
D. Francis Xavier

Câu 5. Khu vực địa hình nào nối liền lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ?

A. Biển đỏ.
B. Quần đảo Ăng-ti.
C. Eo đất Trung Mĩ.
D. Kênh đào Xuy-ê.

Câu 6. Châu Mỹ nằm ở đâu?

A. Bán cầu Bắc.
B. Bán cầu Nam.
C. Bán cầu Đông.
D. Bán cầu Tây.

Câu 7. Châu Mĩ không tiếp giáp đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương.
C. Bắc Băng Dương.
D. Thái Bình Dương.

Câu 8. Kênh đào Pa-na-ma nối liền giữa các đại dương nào?

A. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.
B. Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương.
D. Đại Tây Dương với Bắc Băng Dương.

II. TỰ LUẬN. (3. 0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm). Hãy trình bày vấn đề nạn đói, xung đột quân sự ở châu Phi.

Câu 2. (1,0 điểm). Hãy phân tích phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng ở Bắc Mỹ.

Câu 3. (0,5 điểm). Phương thức khai thác theo hướng bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam?

Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7

Phân môn Lịch sử

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu12345678
ĐỀBADDBCCA
Điểm0,25đ0,25đ0,25đ0,25đ0,25đ0,25đ0,25đ0,25đ

II. TỰ LUẬN. (3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

- Nhà Lý xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương.

- Đứng đầu là vua, dưới có các quan đại thần (quan văn, quan võ) giúp việc.

- Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Nhà Lý cất cử những người thân tín nắm giữ các chức vụ cao trong triều.

- Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

- Bộ luật Hình thư được ban hành năm 1042 là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Quân đội được tổ chức quy củ gồm 2 bộ phận:

+ Cấm quân

+ Quân địa phương .

+ Quân đội được tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

2

+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

+ Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu…

+ Các cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…

+ Quân Mông - Nguyên khi tiến quân xâm lược Đại Việt không quen thuộc địa hình, khí hậu, khó phát huy được sở trường tấn công…

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

3

- Phải thực hiện đại đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng, phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng chiến tranh nhân dân…

- Phải trọng dụng những người tài giỏi, có đức có tài, tạo điều kiện cho họ phát huy tài năng, trí tuệ

- Quân đội phải vững mạnh, quyết chiến quyết thắng, tướng lĩnh phải phát huy thế chủ động, sáng tạo.

0,25đ

0,25đ

Phân môn Địa lí

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu12345678
ĐỀ BDABCDAC
Điểm0,25đ0,25đ0,25đ0,25đ0,25đ0,25đ0,25đ0,25đ

II. TỰ LUẬN. (3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

*Nạn đói:

- Mỗi năm có hàng chục triệu người dân châu Phi bị nạn đói đe doạ, trong đó vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng hạn hán, bất ổn chính trị…

- Hàng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.

*Xung đột quân sự:

- Xung đột quân sự ở châu Phi là vấn đề nghiêm trọng.

- Nguyên nhân: Xung đột xảy ra do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước…ở một số khu vực châu Phi

- Hậu quả là dẫn đến thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên…và là cơ hội để nước ngoài can thiệp.

0. 5đ

0. 25đ

0. 25đ

0. 25đ

0. 25đ

2

*Phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng ở Bắc Mỹ

- Trồng rừng để phục hồi các khu rừng đã mất.

- Áp dụng các phương pháp khai thác rừng bền vững:

+ Khai thác dần trong thời gian dài để rừng có thể tự tái sinh tự nhiên.

+ Khai thác chặt chọn cây theo yêu cầu sử dụng và phù hợp với khả năng tái sinh tự nhiên của rừng.

0,25đ

0,75đ

3

*Phương thức khai thác theo hướng bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam:

- Trồng mới rừng.

- Không chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi.

- Phục hồi rừng theo hướng nông - lâm kết hợp.

- Khai thác dần và khai thác chọn: phục hồi lại rừng bằng cách thúc đẩy tái sinh tự nhiên của rừng tự phục hồi.

- Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.

- Chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém, giữ lại cây còn non cây gỗ tốt và cây có sức sống mạnh.

0. 5đ

Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 KNTT - Đề 2

Ma trận đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

Chương 4. Châu Mỹ

Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

Bài 14. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

1

(0,25)

1

(2,0)

Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở châu Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

2

(0,5)

1

(0,25)

Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội ở Trung và Nam Mỹ. Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

1

(0,25)

1

(0,25)

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

4

(1,0)

2

(0,5)

1

(2,0)

0

0

Tỉ lệ

15%

10%

25%

0%

Phân môn Lịch sử

1

Chương 5. Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ (1009 - 1407)

Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

1

(0,25)

1

(0,25)

Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

1

(0,25)

2

(0,25)

Bài 13. Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)

2

(0,5)

1

(0,25)

Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

1

(0,25)

1/2

(1,0)

1/2

(1,0)

Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 - 1407)

1

(0,25)

2

(0,5)

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

0

6

(1,5)

0

0

1/2

(1,0)

0

1/2

(1,0)

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Tổng hợp chung

30%

25%

35%

10%

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Địa hình nào sau đây không có ở Bắc Mĩ?

A. Bán đảo La-bra-đo.

B. Đồng bằng trung tâm.

C. Dãy A-pa-lat.

D. Dãy An-đet.

Câu 2. Chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ nào sau đây của châu Mĩ?

A. Bắc Mĩ.

B. Nam Mĩ.

C. Kênh đào Pa-na-ma.

D. Vịnh Mê-hi-cô.

Câu 3. Kiểu khí hậu nào dưới đây chiếm diện tích nhỏ nhất ở Bắc Mĩ?

A. Cận cực.

B. Ôn đới.

C. Cận nhiệt.

D. Nhiệt đới.

Câu 4. Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng nào dưới đây?

A. Đông - Tây.

B. Bắc - Nam.

C. Tây Bắc - Đông Nam.

D. Đông Bắc - Tây Nam.

Câu 5. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây Bắc Mĩ có đặc điểm nào sau đây?

A. Cao, đồ sộ, hiểm trở.

B. Chạy dài theo tây bắc.

C. Có nhiều đồng bằng.

D. Đơn độc một dãy núi.

Câu 6. Việc nhập cư đông vào Bắc Mĩ gây khó khăn cho việc

A. thu hút nhân tài.

B. giải quyết việc làm.

C. tạo nguồn lao động.

D. phát triển nhân lực.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Bắc Mĩ?

A. Phân bố không đều trên lãnh thổ.

B. Mật độ khác nhau giữa các vùng.

C. Hơn 3/4 dân cư sống ở thành thị.

D. Phân bố dân cư không thay đổi.

Câu 8. Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là

A. rừng rậm nhiệt đới rộng, mưa nhiều theo mùa.

B. rừng thưa nhiệt đới rộng, quanh năm mùa khô.

C. thảo nguyên rộng mênh mông, mưa suốt năm.

D. thảo nguyên rộng mênh mông, mưa theo mùa.

Câu 9. Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni có

A. bán hoang mạc ôn đới.

B. bán hoang mạc nhiệt đới.

C. khí hậu núi cao mát mẻ.

D. rừng rậm nhiệt đới ẩm.

Câu 10. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô có

A. nhiệt độ thấp, mưa ẩm theo mùa, mùa khô ngắn.

B. nhiệt độ thấp, mưa ẩm quanh năm, mưa rất nhiều.

C. nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa khô kéo dài.

D. nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa mưa kéo dài.

Câu 11. Nơi có mật độ dân cư thấp ở Trung và Nam Mĩ là

A. nội địa xa biển.

B. vùng ven biển.

C. nơi có cửa sông.

D, ở các cao nguyên.

Câu 12. Rừng A-ma-dôn phân bố ở

A. lục địa Bắc Mĩ.

B. lục địa Nam Mĩ.

C. lục địa Á - Âu.

D. lục địa Phi.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu thành

A. Đại Nam.

B. Vạn An.

C. Đại Việt.

D. Vạn Xuân.

Câu 2. Để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước, nhà Lý đã thực hiện chính sách gì?

A. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

B. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

C. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.

D. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.

Câu 3. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của ai?

A. Lê Duy Vỹ.

B. Lê Quý Đôn.

C. Lê Đại Hành.

D. Lý Thường Kiệt.

Câu 4. Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì dòng sông này

A. gần sát với biên giới của nhà Tống.

B. nằm ở ven biển, có thể chặn giặc từ biển vào.

C. là biên giới tự nhiên ngăn cách Đại Việt và Tống.

D. chặn ngang con đường bộ để tiến vào Thăng Long.

Câu 5. Cách kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý có điểm gì độc đáo?

A. Chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng.

B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.

C. Chủ động đề nghị giảng hoà với quân Tống.

D. Tổ chức Hội thề Đông Quan với quân Tống.

Câu 6. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt có nhan đề là gì?

A. Việt Nam sử lược.

B. Đại Việt sử kí.

C. Đại Việt sử kí toàn thư.

D. Đại Nam thực lục.

Câu 7. Bộ luật của Đại Việt được ban hành dưới thời Trần có tên là

A. Quốc triều hình luật.

B. Hoàng Việt luật lệ.

C. Luật Hồng Đức.

D. Luật Gia Long.

Câu 8. Tổ chức quân đội dưới thời Lý và thời Trần có điểm gì giống nhau?

A. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.

B. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

C. Xây dựng theo hướng đông đảo, tinh nhuệ.

D. Xây dựng theo hướng cốt đông, không cần tinh nhuệ.

Câu 9. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Ai người anh dũng tuyệt vời,

Trong nanh vuốt giặc buông lời thép gang:

Ta thà làm quỷ nước Nam,

Làm vương phương Bắc chẳng ham chút nào”

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Hưng Đạo.

C. Trần Bình Trọng.

D. Trần Quang Khải.

Câu 10. Nhà Hồ đã thực hiện chính sách gì để tăng cường sức mạnh quân sự?

A. Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô.

B. Lập lại kỉ cương, cải tổ quy chế quan lại.

C. Cải cách chế độ học tập, thi cử để chọn người tài.

D. Tăng cường lực lượng chính quy, xây dựng thành luỹ.

Câu 11. Cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại chủ yếu do

A. sự uy hiếp của nhà Minh.

B. tài chính đất nước trống rỗng.

C. sự chống đối của quý tộc Trần.

D. không được sự ủng hộ của nhân dân.

Câu 12. Từ thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc?

A. Chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

B. Cần quy tụ, chiêm mộ nhiều tướng lĩnh tài giỏi.

C. Chỉ chú trọng xây dựng lực lượng quân sự mạnh.

D. Tập trung vào xây dựng thành lũy, chế tạo vũ khí.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

b. Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên

Đáp án đề thi LSĐL 7 KNTT

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D2-B3-D4-B5-A6-B
7-D8-D9-A10-C11-A12-B

Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.

- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Theo chiều kinh tuyến:

+ Phía tây kinh tuyến 100°T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

+ Phía đông của kinh tuyến 100°T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

* Nguyên nhân

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

+ Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-B

3-D

4-B

5-A

6-B

7-D

8-D

9-C

10-C

11-A

12-B

Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Yêu cầu a) Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên:

+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

+ Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu…

+ Các cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…

+ Quân Mông - Nguyên khi tiến quân xâm lược Đại Việt không quen thuộc địa hình, khí hậu, khó phát huy được sở trường tấn công…

- Yêu cầu b)

- Đánh tan quân xâm lược Mông Cổ hung hãn, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

- Đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam

- Để lại những bài học lịch sử quý giá: chăm lo sức dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Ngăn chặn sự xâm lược của Mông Cổ với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Mông-Cổ.

3. Đề thi Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều

Ma trận đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

Châu Mỹ

Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

1

(2,0)

Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

Đặc điểm dân cư, xã hội ở Trung và Nam Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

4

(1,0)

2

(0,5)

1

(2,0)

Tỉ lệ

15%

10%

25%

0%

Phân môn Lịch sử

1

Chương 5. Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Bài 14. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý

1

(0,25)

1

(0,25)

Bài 15. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của nhà Lý

1

(0,25)

1/2

(1,5)

1/2

(0,5)

Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần

1

(0,25)

1

(0,25)

Bài 17. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần

2

(0,5)

2

(0,5)

Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược

1

(0,25)

2

(0,5)

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

0

6

(1,5)

0

0

1/2

(1,5)

0

1/2

(1,5)

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Tổng hợp chung

30%

25%

35%

10%

Đề thi Giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Cánh diều

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Châu Mĩ có diện tích khoảng

A. 42 triệu km2.

B. 42 triệu km2.

C. 42 triệu km2.

D. 42 triệu km2.

Câu 2. Chủ nhân đầu tiên của châu Mĩ là

A. người Mai-a.

B. người In-ca.

C. người Anh-điêng.

D. người A-xơ-tếch.

Câu 3. Hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa, kéo dài khoảng

A. 6000 km.

B. 7000 km.

C. 8000 km.

D. 9000 km.

Câu 4. Dãy núi A-pa-lat trên đất Hoa Kì chạy theo hướng

A. đông nam - tây nam.

B. đông bắc - tây bắc.

C. đông bắc - tây nam.

D. tây bắc - đông nam.

Câu 5. Đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với

A. công nghiệp hóa.

B. nông nghiệp hóa.

C. nông thôn hóa.

D. công nghệ cao.

Câu 6. Năm 2020, đô thị nào sau đây ở Bắc Mĩ có dân số đông nhất?

A. Niu Oóc.

B. Lốt An-giơ-lét.

C. Si-ca-gô.

D. Môn-trê-an.

Câu 7. Phía Nam Hoa Kì là nơi phân bố chủ yếu của vật nuôi nào sau đây?

A. Dê, cừu.

B. Lợn, gà.

C. Lợn, bò sữa.

D. Cừu, lợn.

Câu 8. Chăn nuôi gia súc lấy thịt ở Bắc Mĩ tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì.

B. Vùng đồng bằng Bắc Mĩ và Ca-na-đa.

C. Ven vịnh Mê-hi-cô, tây bắc của Hoa Kì.

D. Vùng núi, cao nguyên phía tây Hoa Kì.

Câu 9. Phía tây Trung Mĩ phát triển các thảm thực vật nào sau đây?

A. Rừng mưa nhiệt đới và cây bụi.

B. Cây bụi gai và rừng mưa, xavan.

C. Xavan và rừng thưa, cây bụi.

D. Rừng rậm và rừng thưa, cây bụi.

Câu 10. Phần lớn diện tích khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong môi trường

A. xích đạo ẩm và nhiệt đới.

B. nhiệt đới và cận nhiệt đới.

C. cận nhiệt đới và ôn đới.

D. ôn đới lục địa và núi cao.

Câu 11. Các đô thị lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là

A. Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nôt Ai-ret.

B. Ca-ra-cat, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret.

C. Xao Pao-lô, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nôt Ai-ret.

D. Xao Pao-lô, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Niu Ooc-lin.

Câu 12. Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô khám phá ra Tân thế giới (1942), trên lãnh thổ Trung Mĩ chỉ có

A. người da đen gốc Phi.

B. thổ dân Anh-điêng.

C. người da trắng gốc Âu.

D. người lai gốc Á và Âu.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Chứng minh rằng châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật nào?

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Luật Hồng Đức.

D. Luật Gia Long.

Câu 2. luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò, vì

A. trâu, bò là các loài động vật quý hiếm.

B. bò là biểu tượng linh thiêng trong Hin-đu giáo.

C. muốn bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp.

D. đạo Phật được nhà nước đề cao nên cấm sát sinh.

Câu 3. Địa điểm nào dưới đây được Lý Thường Kiệt lựa chọn để xây dựng phòng tuyến chống quân Tống xâm lược?

A. Cửa sông Tô Lịch.

B. Thành Đa Bang.

C. Sông Như Nguyệt.

D. Thành Tây Đô.

Câu 4. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Muốn cho dân mạnh nước giàu

Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân

Mũ cao, áo rộng không cần,

Lui về ẩn chốn sơn lâm một mình”

A. Phùng Khắc Khoan.

B. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

C. Lương Thế Vinh.

D. Chu Văn An.

Câu 5. Quân đội Đại Việt dưới thời nhà Lý và nhà Trần đều được xây dựng theo

A. chủ trương “cốt đông, không cốt tinh nhuệ”.

B. chính sách “nghĩa vụ quân sự bắt buộc”.

C. chủ trương “tinh nhuệ, hiện đại hóa”.

D. chính sách “ngụ binh ư nông”.

Câu 6. Trận đánh nào quyết định thắng lợi của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, chống quân xâm lược Nguyên (năm 1287 - 1288)?

A. Trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

B. Trận Bạch Đằng (Hải Phòng).

C. Trận Thiên Trường (Nam Định).

D. Trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc).

Câu 7. Thái sư Trần Thủ Độ là tác giả của câu nói nổi tiếng nào dưới đây?

A. “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương phương Bắc”.

B. “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”.

C. “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo”.

D. “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”.

Câu 8. Triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược (giữa thế kỉ XIII)?

A. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến chiêu dụ.

B. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.

C. Cử sứ giả mang theo lễ vật sang Mông Cổ để giảng hòa.

D. Thực hiện cuộc tập kích sang đất Mông Cổ để tự vệ.

Câu 9. Thắng lợi của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên không thể hiện ý nghĩa lịch sử nào sau đây?

A. Khẳng định quyết tâm, sức mạnh tinh thần quật cường của người Việt.

B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong nghệ thuật đánh giặc.

C. Buộc nhà Nguyên phải thần phục, cống nạp cho Đại Việt.

D. Bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Câu 10. Quốc hiệu của nước ta dưới thời Hồ là

A. Vạn Xuân.

B. Đại Nam.

C. Đại Cồ Việt.

D. Đại Ngu.

Câu 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã

A. thất bại, Đại Ngu rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.

B. thắng lợi, đập tan ý chí xâm lược Đại Ngu của nhà Minh.

C. thất bại, Đại Ngu tuy độc lập nhưng lệ thuộc vào nhà Minh.

D. thắng lợi, bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Câu 12. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có tác động tích cực nào đối với xã hội?

A. Tăng cường thế lực cho các quý tộc họ Trần.

B. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.

C. Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

D. Quyền lực của chính quyền trung ương được củng cố.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy đánh giá nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược và vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến.

Đáp án đề thi Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-D

4-C

5-A

6-A

7-C

8-D

9-C

10-A

11-A

12-B

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây:

- Các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây đều nằm ở nửa cầu Tây.

- Châu Mĩ tiếp giáp các đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương

- Châu Mĩ trải dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

- Được bao bọc bởi các đại dương và có khoảng cách xa so với các châu lục khác.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-C

3-C

4-D

5-D

6-B

7-C

8-B

9-C

10-D

11-A

12-D

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược:

- Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc.

- Chủ động chuẩn bị về lực lượng, phòng thủ, bố trí trận địa đánh giặc.

- Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công.

- Chủ động giảng hòa với giặc. Thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.

* Vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến.

- Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Ông đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống.

- Thái úy Lý Thường Kiệt cũng là người chủ động quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu” của nhân dân, lại tỏ rõ thiện chí hòa bình của dân tộc Đại Việt.

......................................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 có đáp án. Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 7, ngoài việc ôn tập theo đề cương, các em học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau, cũng như nắm được cấu trúc bài thi. Mời các bạn tham khảo thêm các đề thi khác tại chuyên mục Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 trên VnDoc. Chuyên mục tổng hợp các đề thi giữa học kì 2 lớp 7 với đầy đủ các môn, là tài liệu hữu ích cho các em luyện đề cũng như các thầy cô giáo tham khảo ra đề thi.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
242
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 7

    Xem thêm