Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1

Mời các bạn tham khảo Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo. Đề thi Văn 7 giữa học kì 2 có đầy đủ đáp án và ma trận, được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng, bám sát kiến thức trong SGK, giúp các em ôn luyện hiệu quả trước kỳ thi, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

1. Ma trận đề thi  Văn 7 giữa học kì 2

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

- Văn bản nghị luận

- Thành ngữ

- Liên kết trong văn bản

- Phép so sánh

4

0

4

0

0

2

0

60

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Bản đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

- Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

- Phân tích được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

4 TN

4 TN

2 TL

- Thành ngữ

- Liên kết trong văn bản

Nhận biết:

- Nhận biết được thành ngữ.

- Nhận biết được phép liên kết, phương tiện liên kết trong văn bản.

2

Viết

Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận.

Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân trước sự việc cần bàn luận.

Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

1 TL*

Tổng

4 TN

4 TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

3. Đề kiểm tra Văn 7 giữa học kì 2

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

Đọc ngữ liệu sau:

Không có gì diệt tình bằng hữu(1) và những hảo ý(2) bằng thói nhiều chuyện. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.

Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy.

Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm. Ai cũng muốn được người biết mình, để ý tới mình, và khi không có tài năng gì khác người thì phải kiếm cách nói xấu bạn bè, vu oan, thêm bớt cho người nghe chú ý tới mình để mình thành trung tâm điểm trong đám đông.

Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi:

- Lời đó đúng không?

- Nếu trúng, ta nhắc lại có ích lợi gì không?

- Ta có cần phải nhắc lại lời ấy không?

Trong sự kinh doanh, người nhiều chuyện thường làm hỏng việc, và mười người bị đuổi khỏi hãng thì có chín người vì có tật nhiều chuyện.

(Trích Bảy bước đến thành công”, Nguyễn Hiến Lê)

*Chú thích:

(1) Bằng hữu: bạn bè.

(2) Hảo ý: ý tốt.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Vấn đề chính của đoạn trích là gì?

A. Bàn về hảo ý.

B. Bàn về lòng tự ti.

C. Bàn về thói nhiều chuyện.

D. Bàn về tình bằng hữu.

Câu 3. Phép liên kết nào được sử dụng nhiều nhất trong ngữ liệu?

A. Phép lặp từ ngữ

B. Phép thế

C. Phép nối

D. Phép liên tưởng

Câu 4. Câu văn nào có sử dụng phép so sánh?

A. Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện.

B. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.

C. Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy.

D. Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm.

Câu 5. Thành ngữ liên quan đến thói nhiều chuyện là

A. Ngứa mồm ngứa miệng.

B. Miệng nói tay làm.

C. Miệng ăn núi lở.

D. Kiến bò miệng chén.

Câu 6. Luận cứ nào không có trong ngữ liệu?

A. Tác hại của thói nhiều chuyện.

B. Nguyên nhân của thói nhiều chuyện.

C. Mặt tích cực của thói nhiều chuyện.

D. Giải pháp để loại bỏ thói nhiều chuyện.

Câu 7. Câu Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi thì từ “ấy” là phương tiện liên kết của

A. phép lặp.

B. phép thế.

C. phép nối.

D. phép liên tưởng.

Câu 8. Theo tác giả, nhiều chuyện chỉ do trời sinh. Đúng hay sai?

A. Đúng. B. Sai.

Câu 9. Vì sao nhiều chuyện sẽ diệt tình bằng hữu?

Câu 10. Nếu em nhận ra mình có thói nhiều chuyện thì em nên duy trì hay loại bỏ thói ấy? Vì sao?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

------------- Hết -------------

4. Đáp án đề thi Văn 7 giữa kì 2 CTST

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1

D

0.5

2

C

0.5

3

A

0.5

4

C

0.5

5

A

0.5

6

C

0.5

7

B

0.5

8

B

0.5

9

Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là gợi ý:

- Thói "nhiều chuyện" có thể gây hại đến tình bạn bè bởi vì nó có thể dẫn đến những hiểu lầm và xung đột. Khi một người có thói quen nói nhiều, đôi khi họ có thể không suy nghĩ kỹ trước khi nói hoặc không hiểu rõ ý nghĩa của những gì họ đang nói.

- Điều này có thể gây ra những hiểu lầm và khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm hoặc bất mãn.

- Nếu một người có thói quen nói nhiều, họ có thể trở nên quá tập trung vào chính họ và bỏ qua nhu cầu và cảm xúc của người khác. Điều này có thể dẫn đến sự khó chịu và bất mãn từ phía bạn bè.

- Nếu một người nói nhiều về những chuyện không quan trọng hoặc có tính chất riêng tư, điều này có thể khiến bạn bè cảm thấy không thoải mái và mất lòng tin.

1.0

10

Thói quen "nhiều chuyện" có thể gây hại đến mối quan hệ và giao tiếp của bạn với người khác. Dưới đây là một số lý do vì sao nên loại bỏ thói quen này:

- Gây phiền toái cho người khác.

- Làm giảm sự quan tâm của người khác.

- Dễ gây hiểu lầm.

- Gây mất thời gian.

1.0

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: MB, TB, KB.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống: lòng biết ơn.

0,25

c. Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân.

HS trình bày ý kiến về vấn đề mình quan tâm, cần đảm bảo các ý sau:

*Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng biết ơn trong cuộc sống.

- Nêu ý kiến của bản thân: Lòng biết ơn là đạo lí, truyền thống tốt đẹp.

- Trích dẫn ngữ liệu: Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

*Thân bài

Giải thích câu tục ngữ

- Nghĩa trên chữ: “Uống nước” phải nhớ đến nới tạo ra nguồn nước.

- Nghĩa ẩn dụ: Khi hưởng thành quả phải biết ơn người ta ra thành quả ấy.

- Nội dung câu tục ngữ: Lời khuyên của người xưa rằng con người cần có lòng biết ơn.

Bàn luận về câu tục ngữ

- Đánh giá câu tục ngữ: Đạo lí tốt đẹp.

- Đưa ra lý lẽ và bằng chứng lý giải tính tốt đẹp của câu tục ngữ:

+ Lý lẽ: Không có gì tự nhiên mà có. Mỗi cá nhân hay xã hội đều thừa hưởng những thành quả mà cá nhân hay xã hội trước để lại; Người sống biết ơn sẽ được mọi người kính trọng, yêu mến và họ có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người; Sống biết ơn sẽ làm cho xã hội tốt đẹp, đất nước phát triển vì lẽ biết ơn không chỉ là chuyện nhớ ơn mà còn phát huy thành quả ấy hay tự tạo ra một thành quả mới để thế hệ sau kế thừa.

+ Bằng chứng: Người Việt luôn nhớ ơn anh hùng liệt sĩ như Ngày Thương binh, liệt sĩ; nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong Lễ Tết; nhớ ơn thầy cô trong Ngày nhà giáo Việt Nam.

- Nêu phản đề: Phê phán kẻ sống vô ơn, Ăn cháo đá bát, Qua cầu rút ván,…

*Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một quan niệm sống đúng đắn, một nét đẹp trong văn hóa dân tộc.

- Bài học cho bản thân:

+ Nhận thức: Lòng biết ơn là một lối sống cao đẹp.

+ Hành động: Cần biết ơn mọi người, thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

3,0

0,5

2,0

0.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0.25

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án. Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi giữa kì 2 lớp 7 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp đề thi của tất cả các môn, là tài liệu hay cho các em ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 7

    Xem thêm