Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Âm nhạc 7 Kết nối tri thức (cả năm)

Giáo án Âm nhạc 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

VnDoc gửi tới các thầy cô Giáo án Âm nhạc 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (cả năm) để các thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2022 - 2023. Bộ giáo án lớp 7 môn Âm nhạc được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Âm nhạc 7 chương trình mới.

Nguồn: Thầy cô nhóm Stem - Steam

CHỦ ĐỀ 1: NGÀY KHAI TRƯỜNG

Tiết 1

Học hát bài: Khai trường

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Khai trường.

2. Năng lực

- Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hoà giọng.

- Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Khai trường.

- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Khai trường.

3. Phẩm chất: Qua giai điệu lời ca của bài hát Khai trường, HS thấy được ý nghĩa của ngày đầu chào đón năm học mới. Biết trân trọng tình cảm bạn bè và thầy cô giáo mỗi ngày đến trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học và thực hiện một số yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định trật tự (2 phút)

2. Bài mới ( 40phút)

HỌC BÀI HÁT: KHAI TRƯỜNG

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS được vận động, khởi động giọng, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vận động theo nhịp điệu bài hát.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Phương án 1: Cả lớp hát kết hợp vận động theo một bài hát về ngày khai trường (Gợi ý: Ngày đầu tiên đi học, Chào năm học mới, Mùa thu ngày khai trường, ...).

Phương án 2: Sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu đệm cho một bài hát đã học.

- Hát và vận động theo các động tác trong video.

- Hát và dùng nhạc cụ thể hiện tiết tấu đệm theo.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- HS hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát. Cảm nhận được sắc thái và tình cảm bài hát. Nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát.

- Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu,…trong quá trình học bài hát Khai trường.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

a. Hát mẫu

- GV hát mẫu hoặc cho HS nghe file bài hát từ học liệu điện tử.

- Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận nhịp điệu.

b. Giới thiệu tác giả

- Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước theo các hình thức khác nhau.

- GV chốt kiến thức.

- Cá nhân/nhóm nêu vài nét về nhạc sĩ Quỳnh Hợp (sơ dồ tư duy, trình chiếu powerpoint, vẽ tranh mô tả,…)

- HS ghi nhớ:

Nhạc sĩ Quỳnh Hợp sinh ngày 5/1/1959 tại Hà Nội. Âm nhạc của Quỳnh Hợp đồng hành cùng năm tháng và trên mọi nẻo đường quê hương với hơn 60 album đã ra mắt khán giả cả nước.

Một số album tiêu biểu: A! Tết đến rồi, Hè về vui sao (nhạc thiếu nhi), Xí… muội ơi (ca khúc tuổi học trò), Dấu chân người lính,…

Các ca khúc phổ biến: Lính đảo đợi mưa (thơ Trần Đăng Khoa), Tìm cha (thơ Đoàn Hoài Trung), Tổ quốc nhìn từ biển (thơ Nguyễn Việt Chiến).

Ngoài ra, nhạc sĩ Quỳnh Hợp còn viết một số tác phẩm cho khí nhạc như: 2 giao hưởng thơ năm 1985 và 1994, biến tấu cho violoncello và piano (Tháng 8/2004).

c. Tìm hiểu bài hát

- Tổ chức cá nhân/nhóm tìm hiểu về tính âm nhạc, nội dung bài hát.

- Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu hát cho bài hát:

+ Đoạn 1: Hồi trống điểm khai trường … như đi xa về nhà.

+ Đoạn 2: Khăn đỏ tung trong gió… tạm xa nhé hè ơi.

- HS nêu được tính chất vui tươi và nội dung của bài hát.

- HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, ngắt câu để chia đoạn, câu hát cho bài hát.

d. Dạy hát

- GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách (sgk trang 7).

- Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và cả bài.

- Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát sai (nếu có).

*Giáo viên có thể thu các đoạn video, bản thu âm hoặc mở file hướng dẫn học hát theo đường link để học sinh nghe và thực hiện (ứng dụng hiệu quả trong dạy và học trực tuyến)

- HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp gõ đệm theo phách.

- Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2.

- HS hát hoàn chỉnh cả bài hát.

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Giúp HS luyện tập với các hình thức lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng. Nêu được cảm nhận sau khi học bài hát.

- Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với các hình thức :

+ GV hát hoặc chọn 1 HS lĩnh xướng.

+ Hát nối tiếp, hòa giọng (lưu ý : Phân hóa trình độ các nhóm HS theo năng lực để giao yêu cầu cụ thể).

- GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các nhóm và nêu cảm nhận sau khi học bài hát.

- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

- HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn của GV.

Các nhóm thực hiện

+ Hát lĩnh xướng : GV hát hoặc 1 HS lĩnh xướng.

+ Hát nối tiếp, hòa giọng :

Nhóm 1: Hồi trống điểm khai trường…trôi qua.

Nhóm 2 : Cả sân trường tíu tít…đi xa về nhà.

Hòa giọng : Khăn đỏ…tạm xa nhé hè ơi.

- HS tự nhận xét và nêu cảm nhận.

- HS ghi nhớ.

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Giúp HS ứng dụng và sáng tạo thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn cho bài hát ở các hình thức khác nhau.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thể hiện bài hát.

- HS trình bày các ý tưởng theo cá nhân/nhóm.

  1. Dặn dò, chuẩn bị bài mới(3 phút)
  • GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học.
  • Chuẩn bị tiết học sau:

+ Phân công nhiệm vụ cá nhân/nhóm tìm hiểu nhịp lấy đà.

+ Bài đọc nhạc số 1 có những cao độ, trường độ gì; ô nhịp đầu tiên thiếu mấy phách? Nêu khái niệm nhịp 4/4 của Bài đọc nhạc số 1?

+ Dùng mã QR do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử luyện tập vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Khai trường và xem trước Bài đọc nhạc số 1.

.....................

Tài liệu vẫn còn dài, mời thầy cô tải về để xem trọn bộ cả năm

Trên đây là Giáo án Âm nhạc 7 KNTT. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 7.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 7 khác như Ngữ văn 7 , Toán 7 và các Đề thi học kì 1 lớp 7 , Đề thi học kì 2 lớp 7 ... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau đây:

Nhóm Tài liệu học tập lớp 7

Nhóm Sách Kết nối tri thức THCS

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 7

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng