Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 12

Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Thí nghiệm 1. Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây

Thí nghiệm 2. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng

Cách tiến hành

Bước 1: quan sát tế bào ban đầu: - Dùng lưỡi dao cạo râu tách lớp biểu bì của lá cây thài lài tía, sau đó đặt lên phiến kính trên đó đã nhỏ sẵn một giọt nước cất. Đặt một lá kính lên mẫu vật. Dùng giấy thấm hút bớt nước còn dư ở phía ngoài. 
- Đặt phiến kính lên bàn kính hiển vi sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào chính giữa hiển vi trường rồi quay vật kính X10 để quan sát vùng có mẫu vật.
- Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất để quan sát các tế bào biểu bì của lá rồi sau đó chuyển sang vật kính x40 để quan sát cho rõ hơn.

Bước 2: Thí nghiệm co nguyên sinh:

- Lấy tiêu bản ra khỏi kính hiển vi và dùng ống nhỏ giọt nhỏ một giọt dung dịch muối loãng vào rìa của lá kính rồi dùng mảnh giấy thấm nhỏ đặt ở phía bên kia của lá kính hút dung dịch để đưa nhanh dung dịch nước muối vào vùng có tế bào.
- Quan sát các tế bào biểu bì khác nhau kể từ sau khi nhỏ dung dịch nước muối để thấy quá trình co nguyên sinh diễn ra như thế nào. Chú ý, nếu nồng độ muối hoặc đường quá cao sẽ làm cho hiện tượng co nguyên sinh xảy ra quá nhanh khó quan sát. Có thể dùng các dung dịch có nồng độ muối hoặc đường khác nhau và quan sát trên kính để thấy sự khác biệt về mức độ và tốc độ co nguyên sinh.

- Sau khi quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở các tế bào biểu bì, nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lá kính giống như khi ta nhỏ giọt nước muối trong thí nghiệm co nguyên sinh.
- Đặt tiêu bản lên kính hiển vi và quan sát tế bào.

Hiện tượng

- Ở bước 1: Tế bào trương nước, căng lên, khí khổng mở ra.
- Ở bước 2: Màng sinh chất tách ra khỏi thành tế bào, khí khổng đóng.

Tế bào trương nước, căng lên, khí khổng mở ra.

Giải thích

- Ở bước 1: do tế bào ngâm trong nước nên nước ngấm vào trong tế bào khiến cho tế bào trương nước.
- Ở bước 2: Khi cho dung dịch nước muối vào tiêu bản → môi trường bên ngoài ưu trương so với tế bào → tế bào bị mất nước ra bên ngoài → tế bào co lại, màng sinh chất tách khỏi thành tế bào, khí khổng đóng (co nguyên sinh).

Do môi trường nước cất là môi trường nhược trương so với tế bào làm cho nước từ bên ngoài đi vào trong tế bào → tế bào căng nước → màng sinh chất sát vào thành tế bào, khí khổng mở (phản co nguyên sinh).

Trả lời các câu hỏi

* Trang 52 sgk Sinh học 10: Khí khổng lúc này đóng hay mở?
Trả lời: Khí khổng lúc này mở do tế bào đang trương nước nên kéo khí khổng mở ra.
* Trang 52 sgk Sinh học 10: Tế bào lúc này có gì khác so với trước khi nhỏ nước muối?
Trả lời: Tế bào lúc này có hiện tượng màng sinh chất tách khỏi thành tế bào, khí khổng đóng.

* Trang 52 sgk Sinh học 10: Giải thích tại sao khí khổng lúc này lại mở trở lại.
Trả lời: Do môi trường nước cất là môi trường nhược trương so với tế bào làm cho nước từ bên ngoài đi vào trong tế bào → tế bào căng nước → màng sinh chất sát vào thành tế bào, khí khổng mở (phản co nguyên sinh).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất

    Xem thêm