Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024 Sách mới
Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 sách mới
Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 năm học 2023 - 2024 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều được VnDoc đăng tải sau đây bao gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Ngữ văn 8 giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án cho các em so sánh và đối chiếu sau khi làm xong. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.
Link tải chi tiết từng bộ đề cương:
- Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
- Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều
1. Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 KNTT
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Phần đọc hiểu
a. Chân dung cuộc sống
b. Tình yêu và ước vọng
c. Nhà văn và trang viết
d. Hôm nay và ngày mai
e. Sách – người bạn đồng hành
2. Phần tiếng Việt
a. Trờ từ và thán từ
b. Thành phần biệt lập
c. Câu phân loại theo mục đích nói, câu phủ định và câu khẳng định
3. Phần Làm văn
a. Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
b. Tập làm một bài thơ tự do
c. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
d. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
e. Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
B. BÀI TẬP
1. Phần đọc hiểu
*Đề bài
Văn bản Mắt sói
Câu 1: Nhân vật Sói Lam có tính cách như thế nào?
A. Gan dạ, dũng cảm
B. Yêu thương em
C. Thương mẹ
D. A và B đúng
Câu 2: Nội dung của câu chuyện là gì?
A. Phê phán bọn đi săn, gây tổn thất đến thiên nhiên
B. Ca ngợi tình yêu thương gia đình và lòng gan dạ dũng cảm
C. Thể hiện tình yêu với các loài động vật
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Lặng lẽ Sa Pa
Câu 3: Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?
A. Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa
B. Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già
C. Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình
D. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau
Câu 4: Tại sao tác giả lại đặt điểm nhìn vào nhân vật ông họa sĩ mà không phải là bác lái xe hay cô kĩ sư?
A. Ông làm nghệ thuật nên có đôi mắt nhìn người tinh tế hơn
B. Ông đã nhiều tuổi nên có vốn sống phong phú hơn
C. Ông đang khát khao tìm kiếm một bức họa để đời
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Bếp lửa
Câu 5: Trong bài thơ Bếp lửa, tuổi thơ người cháu bên bà được tái hiện như thế nào?
A. Một tuổi thơ nhiều niềm vui sướng, hạnh phúc
B. Một tuổi thơ trong chiến tranh biến động dữ dội
C. Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấp áp tình yêu thương của bà
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6: Nhận định nói đúng nhất ý nghĩa hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa?
A. Là một kỉ niệm làm ấm lòng người cháu khi giá rét
B. Tạo thành niềm tin thiêng liêng và kì diệu
C. Là chỗ dựa tinh thần vững chắc để vượt qua mọi khó khăn
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Đồng chí
Câu 7: Hình tượng người lính được tác giả khắc họa qua những phương diện nào?
A. Hoàn cảnh xuất thân
B. Điều kiện sống có nhiều thiếu thốn, gian lao
C. Tình cảm đồng đội có nhiều thắm thiết, sâu sắc
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8: Cơ sở hình thành tình đồng chí là?
A. Từ những người chung nguồn gốc, xuất thân từ các miền quê
B. Những người có chung lý tưởng, chí hướng
C. Những người cùng sống trong cảnh nghèo khó
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Lá đỏ
Câu 9: Đâu là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Lá đỏ?
A. Cuộc kháng chiến Điện Biên Phủ
B. Cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối
C. Hiệp định Paris được kí kết
D. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ
Câu 10: Cuộc gặp gỡ được nhắc đến trong bài giữa ai với ai?
A. Giữa người lính và một cô thanh niên xung phong
B. Giữa người lính và người vợ anh ấy
C. Giữa tình báo và cô thanh niên
D. Giữa người lính hành quân và hậu phương
Văn bản Những ngôi sao xa xôi
Câu 11: Đâu là nhận xét đúng nhất về hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái?
A. Hoàn cảnh sống thảnh thơi, an nhàn và nhiều niềm vui
B. Hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng, cái chết luôn rình rập
C. Hoàn cảnh sống bế tắc và không tìm được lối ra
D. Hoàn cảnh sống hiểm nghèo, tuyệt vọng
Câu 12: Công việc của 3 cô gái trong Những ngôi sao xa xôi là gì?
A. Đo khối lượng đất lấp vào hố bom
B. Đếm bom chưa nổ
C. Phá bom
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam
Câu 13: Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam viết về nhà thơ nào?
A. Xuân Diệu
B. Nguyễn Khuyến
C. Tố Hữu
D. Nguyễn Đình Thi
Câu 14: Câu thơ “Mấy chùm nước giậu hoa năm ngoái” trong bài Thu vịnh gợi lên điều gì?
A. Vui tươi, phấn khởi
B. Bâng khuâng man mác
C. Tâm trạng buồn bã
D. Hào hứng, yêu đời
Văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa
Câu 15: Phê bình văn học từ xưa đến nay đều chơi trò đi tìm điều gì của văn học?
A. Nội dung của văn học
B. Ý nghĩa của văn bản
C. Lỗi chính tả
D. Lỗi ngữ pháp
Câu 16: Học văn là học những gì?
A. Năng lực cảm thụ văn học
B. Bồi dưỡng thị hiến văn, tiếp nhận kiến thức văn hóa văn
C. Rèn luyện năng lực năng lực biểu đạt, sáng tạo văn
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
Câu 17: Tác giả giải thích như thế nào về quá trình kiến tạo đồng bằng nói chung?
A. Vùng đồng bằng châu thổ được hình thành và phát triển qua dòng chảy từ thượng nguồn
B. Vùng đồng bằng châu thổ được hình thành và phát triển từ các trận lũ hàng năm
C. Vùng đồng bằng châu thổ được hình thành và phát triển từ các mạch nước, dòng suối, nhánh sông và tụ tập ra sông lớn
D. A và C đúng
Câu 18: Những điểm đặc biệt trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là gì?
A. Có tuổi địa chất trẻ
B. Nằm tận cùng của lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á
C. Chảy qua nhiều vùng địa chất khác nhau
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”
Câu 19: Loạt phim Hành tinh của chúng ta đã đưa ra lời cảnh báo về điều gì?
A. Sự nóng lên của toàn cầu
B. Môi trường sống bị hủy diệt
C. Nhiều loài vật biến mất
D. Tất cả đáp án trên
Câu 20: Thông điệp mà loạt phim mang đến là gì?
A. Trồng cây gây rừng
B. Đừng xả rác ra biển
C. Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn
D. Hãy bảo vệ những loài vật trước khi chúng biến mất
Văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
Câu 21: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn là văn bản được ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Khi Tổng thống Mĩ muốn mua đất của người da đỏ
B. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra
C. Khi nạn phân biệt chủng tộc diễn ra nghiêm trọng
D. Khi thế giới đang trong cuộc chiến tranh lạnh
Câu 22: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của người da trắng thời đó?
A. Tàn sát những người da đỏ
B. Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ
C. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống
D. Xâm lược thuộc địa, các dân tộc khác
2. Phần tiếng Việta. Trờ từ và thán từ
Câu 1: Trợ từ là gì?
A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp
B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau
D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ
Câu 2: Thán từ là gì?
A. Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu
B. Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp
C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau
D. Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép
Câu 3: Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?
A. Đối tượng giao tiếp
B. Ngữ điệu
C. A và B đúng
D. A và B sai
b. Thành phần biệt lập
Câu 4: Thành phần biệt lập của câu là gì?
A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm…
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu
Câu 5: Tác dụng của thành phần tình thái là gì?
A. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu
B. Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 6: Thành phần cảm thán được sử dụng làm gì?
A. Bộc lộ tâm lí của người nói
B. Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người
C. Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7: Điền vào chỗ (…) để hoàn chỉnh câu sau:
“Thành phần … được dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận…)”
A. Tình thái
B. Cảm thán
C. Gọi đáp
D. Phụ chú
Câu 8: Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?
A. Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài
B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!
C. Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi
D. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế
Tài liệu vẫn còn dài, Mời các bạn xem tiếp trong file tải về
2. Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 CTST
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Phần đọc hiểu
a. Tình yêu Tổ quốc
Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc)
Thơ thất ngôn bát cú luật Đường: mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. Thơ tứ tuyệt luật Đường: mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối
b. Yêu thương và hi vọng
- Một số đặc điểm của văn bản truyện:
+ Nhân vật chính là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ nhất tư tưởng, chủ để của truyện.
+ Chi tiết tiêu biểu là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ, gây chú ý hoặc sự thích thủ đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
- Tư tưởng của tác phẩm văn học: là sự nhận thức, lí giải và thái độ của tác giả đối với toàn bộ dung của tác phẩm văn học, cũng như những vấn đề về cuộc sống con người được đặt ra trong tác phẩm. Tư tưởng được biểu hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua để tải, chủ đề, cảm hứng chủ đạo,... Ví dụ: Tư tưởng của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) là những chiêm nghiệm sâu sắc về quy luật khắc nghiệt một đi không trở lại của thời gian, vì thế, cần biết quý trọng những gì dang có trong hiện tại. Tư tưởng đó được thể hiện qua cặp hình ảnh sóng đôi mẹ và cau, qua giọng thơ day dứt, thổn thức,...
c. Cánh cửa mở ra thế giới
Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bảy cảm nhận, đánh giả của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó.
Cấu trúc văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim thưởng gồm các phần sau:
Phần 1: nêu một số thông tin về tên cuốn sách, tác giả hoặc tên bộ phim, đạo diễn, diễn viên, người quay phim,... trình bày ấn tượng hoặc nêu nhận xét khái quát của người viết đối với cuốn sách bộ phim.
Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách/ bộ phim và trình bày nhận xét, đánh giả của người viết về giá trị của cuốn sách/ bộ phim.
Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách bộ phim và để xuất khuyến khích mọi người nên dọc xem.
Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim có thể có sa pô (sapo), đoạn nằm ngay dưới nhan để văn bản, nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bải viết và thu hút sự chú ý của người đọc. Loại văn bản này thường sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hỉnh ảnh từ cuốn sách/ bộ phim được giới thiệu) để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả
d. Âm vang của lịch sử
Truyện lịch sử là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân,…) làm nội dung chính. Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc.
Đặc điểm của truyện lịch sử thể hiện qua các yếu tố như bối cảnh (thời gian – không gian), cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,…
e. Cười mình, cười người
Thơ trào phúng là một bộ phận của văn học trào phúng, trong đó các tác giả tạo ra tiếng cười và sử dụng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân. Tiếng cười trong thơ trào phúng có nhiều cung bậc: hài hước, châm biếm, đả kích nhưng không phải bao giờ cũng rạch ròi mà chuyển hóa linh hoạt từ cung bậc nảy sang cung bậc khác. Các bài thơ trào phúng có thể được viết bằng những thể thơ khác nhau: thơ cách luật (tứ tuyệt, thất ngôn bát cú,…) và thơ tự do.
Thủ pháp trào phúng: tiếng cười trong thơ trào phúng thường được tạo ra bằng các thủ pháp: phóng đại, ẩn dụ, giễu nhại, lối nói nghịch lí…
2. Phần tiếng Việta. Đảo ngữb. Câu hỏi tu từc. Biệt ngữ xã hộid. Thành phần biệt lập trong câuc. Sắc thái nghĩa của từ
3. Phần Làm văn
a. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội b. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn họcc. Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thíchd. Viết bài văn kể lại một chuyến điB. BÀI TẬP1. Phần đọc hiểuVăn bản Nam quốc sơn hà
Câu 1: Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ Sông núi nước Nam?
A. Tự hào về chủ quyền của dân tộc
B. Khẳng định quyết tâm chống xâm lăng
C. Tin tưởng tương lai tươi sáng của đất nước
D. A và B đúng
Câu 2: Từ “thiên thư” ở câu thứ hai có ý nghĩa là gì?
A. Bức thư của trời
B. Sách của trời
C. Bức thư nghìn trời
D. Cuốn sách dài nghìn chương
Văn bản Qua Đèo Ngang
Câu 3: Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ Qua Đèo Ngang là tâm trạng gì?
A. Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước
B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương
C. Buồn da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước
Câu 4: Qua Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào trong ngày?
A. Ban mai
B. Buổi trưa
C. Buổi xế chiều
D. Đêm khuya
Văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta
Câu 5: Tác giả viết văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?
A. Bộ đội đang chiến đấu
B. Nhân dân nơi hậu phương
C. Các em học sinh đang tới trường
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6: Theo văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta có tác dụng gì?
A. Lướt qua mọi khó khăn
B. Nhấn chìm lũ bán nước
C. Tiêu diệt lũ cướp nước
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Chạy giặc
Câu 7: Trong bài thơ Chạy giặc, hình ảnh nào lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam?
A. Bầy chim
B. Dân đen
C. Tan chợ
D. Súng Tây
Câu 8: “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”
“Súng Tây” là chỉ tiếng súng của ai?
A. Thực dân Pháp
B. Đế quốc Mĩ
C. Thực dân Anh
D. Tất cả đều sai
Văn bản Bồng chanh đỏ
Câu 9: Truyện Bồng chanh đỏ kể về kỉ niệm tuổi thơ của những nhân vật nào?
A. Chú bé Hoài và chú bé An
B. Chú bé Hoài và anh trai tên Hiền
C. Chị Lan và cậu bé Sơn
D. Chú bé Nam và thằng Cò
Câu 10: Nội dung chính của tác phẩm là gì?
A. Tác giả muốn nhắc tới loài chim bồng chanh đỏ qua sự trải nghiệm của hai anh em Hoài, hai anh em đã miêu tả về dáng vẻ tuyệt đẹp của chúng
Mời các bạn xem chi tiết trong file tải.
3. Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều
Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều được VnDoc đăng tải sau đây bao gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Ngữ văn 8 giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án cho các em so sánh và đối chiếu sau khi làm xong. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Phần đọc hiểu
a. Truyện
Khái niệm đề tài và chủ đề đã được giới thiệu ở sách Ngữ văn 6, tập hai. Bài học này hướng dẫn các em cách xác định đề tài và chủ đề. Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì (hiện tượng, phạm vi cuộc sống)? Còn để xác định chủ đề, thường phải trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì? Ví dụ, truyện Lão Hạc (Nam Cao) viết về đề tài người nông dân trong xã hội cũ, còn chủ đề của truyện là vấn đề cuộc sống cùng khổ và nhân phẩm con người. Tuy nhiên, cần chú ý là mỗi tác phẩm lớn có thể đặt ra nhiều vấn đề cơ bản (nhiều chủ đề)
b. Thơ Đường luật
Đường luật là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 – 9070, sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Ở Việt Nam, trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca truyền thống, cha ông ta đã sáng tạo ra thể thơ Nôm Đường luật mang bản sắc dân tộc. Sang thời hiện đại, thơ Đường luật còn được viết bằng chữ Quốc ngữ.
Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu)
c. Truyện lịch sử và tiểu thuyết
Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lích ử không chỉ đơn thuần là liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động.
d. Nghị luận văn học
Luận đề là vấn đề trọng tâm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc phần mở đầu văn bản.
Lí lẽ là những căn cứ được sử dụng để giải thích, làm rõ cho luận điểm. Để có sức thuyết phục, lí lẽ cần chặt chẽ, xác đáng.
Bằng chứng là những ví dụ cụ thể về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học (các hình ảnh, chi tiết, câu văn, câu thơ,… trong tác phẩm) hoặc ví dụ từ thực tế được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ
e. Văn bản thông tin: giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim
Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim là loại văn bản thông tin có mục đích trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản, nổi bật về nội dung, hình thức, giá trị,… của cuốn sách hoặc bộ phim đó.
Thông tin trong văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thường được trình bày theo trình tự: từ thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của cuốn sách, bộ phim; từ thông tin khách quan về cuốn sách, bộ phim đến những ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách, bộ phim đó.
2. Phần tiếng Việt
a. Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
b. Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh
c. Câu khẳng định và câu phủ định
d. Thành phần biệt lập trong câu
e. Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể
3. Phần Làm văn
a. Phân tích một tác phẩm truyện
b. Phân tích một tác phẩm thơ
c. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
d. Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch
e. Viết bài giới thiệu một cuốn sách
B. BÀI TẬP
1. Phần đọc hiểu
Văn bản Lão Hạc
Câu 1. Tác giả đã hóa thân thành nhân vật nào trong tác phẩm?
A. Con trai lão Hạc
B. Vợ ông giáo
C. Ông giáo
D. Binh Tư
Câu 2. Trong tác phẩm Lão Hạc, lão là một người như thế nào?
A. Là người có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý
B. Là người nông dân sống ích kỉ, gàn dở, ngu ngốc
C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ
Văn bản Trong mắt trẻ
Câu 3. Tác giả của bài Trong mắt trẻ là ai?
A. Antoine de Saint-Exupery
B. Charles Dickens
C. George Orwell
D. J.K Rowling
Câu 4. Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé có gì đặc biệt?
A. Nhân vật "tôi" đang cảm thấy cuộc sống nhàm chán
B. Nhân vật "tôi" đang phải sống cô độc trên sa mạc Sa-ha-ra
C. Nhân vật "tôi" bị thương và sắp không qua khỏi
D. Nhân vật "tôi" buồn vì không ai hiểu bức tranh của mình
Văn bản Người thầy đầu tiên
Câu 5. Truyện Người thầy đầu tiên lấy bối cảnh như thế nào?
A. Bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX
B. Bối cảnh ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na
C. Bối cảnh ở khu nhà trọ thuộc Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ
D. Bối cảnh xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX
Câu 6. Tác phẩm Người thầy đầu tiên được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1961
B. 1962
C. 1963
D. 1964
Văn bản Mời trầu
Câu 7. Bài thơ Mời trầu được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1845
B. 1848
C. 1869
D. Chưa xác định
Câu 8. Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt?
A. Miếng trầu là đầu câu chuyện
B. Cúng ông Công, ông Táo
C. Cúng ông Công, ông Táo
D. Bày mâm ngũ quả
Văn bản Vịnh khoa thi Hương
Câu 9. Hai câu đề bài thơ thông báo về sự kiện gì?
A. Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba lần trong năm
B. Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần
C. Nhà nước tổ chức kì thi Hương hàng năm
D. Tất cả đều sai
Câu 10. Trong bài Vịnh khoa thi Hương, tác giả đề cập đến sự khác thường của kì thi này ở câu thơ nào?
A. Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với với trường Hà
B. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa
C. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra
D. Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà
Văn bản Xa ngắm thác núi Lư
Câu 11. Trong bài Xa ngắm thác núi Lư, tác giả đã so sánh dòng thác núi Lư với điều gì?
A. Dải lụa
B. Cánh đồng
C. Dải ngân hà
D. Con đường
Câu 12. Điểm nhìn của bài thơ là?
A. Ngay dưới chân núi Hương Lô
B. Trên con thuyền xuôi dòng sông
C. Trên đỉnh núi Hương Lô
D. Đứng nhìn từ xa
Văn bản Cảnh khuya
Câu 13. Mở đầu tác phẩm xuất hiệu âm thanh gì?
A. Tiếng đàn
B. Tiếng hát xa
C. Tiếng suối
D. Tiếng hạc bay qua
Câu 14. Đáp án nào nhận xét đúng nhất bức tranh thiên nhiên nơi cảnh khuya Việt Bắc?
A. Bức tranh sống động
B. Bức tranh trong trẻo, tinh sương
C. Bức tranh trầm mặc, huyền ảo
D. Bức tranh đượm buồn với gam màu tối
Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
Câu 15. Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh viết về sự kiện lịch sử nào?
A. Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên
B. Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán
C. Quang Trung đại phá quân Thanh
D. Lê Lợi đại phá quân Minh
Câu 16. Quang Trung đại phá quân Thanh xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?
A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán
B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình
C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Đánh nhau với cối xay gió
Câu 17. Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, bản thân Đôn Ki-hô-tê tự đánh giá cuộc giao tranh của mình với những chiếc cối xay gió như thế nào?
A. Là một cuộc giao tranh lớn
B. Là một cuộc giao tranh cân bằng giữa hai đối thủ
C. Là một cuộc giao tranh không phân thắng bại
D. Là một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức
Câu 18. Dòng nào thuật đúng tình trạng của Đôn Ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió?
A. Nằm không cựa quậy, được giám mã nâng dậy, đỡ ngồi lên ngựa nhưng không ngồi ngay ngắn được vì đau
B. Nằm không cựa quậy, cầu mong nàng Đuy-xi-nê-a cứu giúp, lại có sức mạnh, nhảy phắt lên ngựa đi tiếp
C. Vùng dậy ngay, nhảy lên ngựa đi tiếp và rất hùng dũng
D. Nằm không cựa quậy, rồi thu hết sức vùng đứng lên, nhảy lên ngựa đi về cảng La-pi-xê
Văn bản Bên bờ Thiên Mạc
Câu 19. Bối cảnh được đặt ra trong đoạn trích là khi nào?
A. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất
B. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai
C. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba
D. Tất cả đáp án trên
Câu 20. Xác định nội dung chính của đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc?
A. Kể về vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo, ngợi ca tư thế bình tĩnh, ung dung, tự tại của người đứng đầu đất nước trong cuộc chiến tranh.
B. Bố con ông già Màn Trò và người dân Thiên Mạc, ngợi ca tấm lòng và tinh thần yêu nước của tầng lớp quần chúng, nhân dân
C. Kể về Trần Bình Trọng, ngợi ca tinh thần gan dạ, quả cảm, bất khuất trước kẻ thù của vị tướng này
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Vẻ đẹp cảu bài thơ “Cảnh khuya”
Câu 21. Văn bản bàn luận về bài thơ nào?
A. Rằm tháng Giêng
B. Cảnh khuya
C. Tức cảnh Pác Bó
D. Chiều tối
Câu 22. Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya thuộc kiểu văn bản nào?
A. Văn bản thuyết minh
B. Văn bản tự sự
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản hành chính
Văn bản Chiều sâu của truyện “Lão Hạc”
Câu 23. Nội dung phần 1 của bài “Chiều sâu của truyện Lão Hạc” là gì?
A. Nghệ thuật sáng tác của Nam Cao trong truyện Lão Hạc
B. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của lão Hạc và ông giáo
C. Tình thế lựa chọn giữa cái sống và cái chết của lão Hạc
D. Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện Lão Hạc
Câu 24. Tác giả đã bắt đầu việc phân tích nghệ thuật bằng cách nào?
A. Giới thiệu một bài đoạn văn có cùng nội dung
B. Đặt câu hỏi
C. Giới thiệu tác giả
D. Trích thành ngữ, tục ngữ
Văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư
Câu 25. Văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh của tác giả nào?
A. Lê Quang Hưng
B. Quang Trung
C. Nguyễn Huệ
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 26. Vấn đề trọng tâm mà bài viết này nêu lên là gì?
A. Giá trị nghệ thuật của bài thơ
B. Giá trị nội dung của bài thơ
C. Làm rõ chi tiết nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư
D. Điểm đặc sắc trong văn chương của nhà thơ
Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi
Câu 27. Lá cờ thêu sáu chữ vàng viết về người anh hùng thiếu niên nào?
A. Lượm
B. Thánh Gióng
C. Trần Hưng Đạo
D. Trần Quốc Toản
Câu 28. Câu chuyện trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng bắt đầu bằng?
A. Cảnh Trần Quốc Toản đứng bên bến Bình Than
B. Cảnh vua Thiệu Bảo trao cho Trần Quốc Toản quả cam quý
C. Giấc mơ bắt sống được Sài Thung – một tên sứ nhà Nguyên hống hách – của Hoài Văn Hầu
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Bộ phim “Người cha và con gái”
Câu 29. Người cha và con gái (Father and Daughter) là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn nào?
A. Michael Dudok de Wit
B. James Gunn
C. James Cameron
D. Clint Eastwood
Câu 30. Bộ phim Người cha và con gái được thực hiện năm bao nhiêu?
A. 1999
B. 2000
C. 2001
D. 2002
Văn bản Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ”
Câu 31. Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ có tên gốc tiếng Anh là?
A. The Story of A Seagull and The Cat Who Taught Her To Fly
B. Father and Daughter
C. George’s Secret Key to the Universe
D. 20,000 leagues under the sea
Câu 32. Cuốn sách này mang chủ đề gì?
A. Khám phá đại dương
B. Khám phá hang động
C. Khám phá rừng rậm
D. Khám phá vũ trụ
2. Phần tiếng Việta. Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Câu 1. Từ ngữ toàn dân là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
B. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định
C. Là từ ngữ được ít người biết đến
D. Là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân
Câu 2. Thế nào là từ ngữ địa phương?
A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định
D. Là từ ngữ được ít người biết đến
Câu 3. Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội
b. Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh
Câu 4. Đảo ngữ là gì?
A. Là biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể
B. Là biện pháp gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối… bằng những từ ngữ thường được sử dụng để gọi con người
C. Là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng… với nhau
D. Là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu
Câu 5. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?
A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
C. Là những từ miêu tả tính cách của con người
D. Là những từ gọi tả bản chất của sự vật
Câu 6. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?
A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
B. Là những từ miêu tả tính cách của con người
C. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật
D. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
c. Câu khẳng định và câu phủ định
Câu 7. Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?
A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…
B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết
C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…
D. Là câu có ngữ điệu phủ định
Câu 8. Câu khẳng định là gì?
A. Là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định vốn thường được dùng để đánh dấu câu khẳng định.
B. Là câu xác nhận có sự tồn tại của một đối tượng hay của một diễn biến nào đó.
C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…
D. A và B đúng
Mời các bạn xem toàn bộ tài liệu và Đáp án trong file tải về