Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đầy đủ

Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đầy đủ là tài liệu học tập mới nhất được VnDoc sưu tầm và biên soạn để gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Mời các bạn tham khảo!

I. Trước khi đọc

Câu 1 (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn trả lời:

Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kỳ thi cho sĩ tử tham gia nhằm tìm ra người hiền tài để phục vụ cho đất nước.

Câu 2 (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,…) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Mục đích của lễ xướng danh là vinh danh, ca ngợi người đạt thành tích cao. Từ đó, khích lệ tinh thần học tập, thi đấu của mọi người.

II. Sau khi đọc

Câu 1 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Hướng dẫn trả lời:

Bố cục bài thơ gồm 4 phần

- Đề (2 câu đầu): giới thiệu chung về kì thi Hương được diễn ra năm 1897.

- Thực (2 câu tiếp): hình ảnh các sĩ tử khi đi thi.

- Luận (2 câu tiếp): sự hiện diện của những người nước ngoài “phủ bóng” lên khung cảnh của kì thi khiến hình ảnh của những người coi thi và thí sinh trở nên tội nghiệp.

- Kết (2 câu cuối): sự nhắc nhở về thực trạng bi hài của kì thi nói riêng và của đất nước nói chung trong hoàn cảnh thực dân Pháp đô hộ.

Câu 2 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hai câu thơ đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?

Hướng dẫn trả lời:

Về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX dù vẫn giữ hình thức cũ nhưng lại có phần kệch cỡm, hổ lốn hơn rất nhiều. Thí sinh và người trông thi không còn vẻ trang trọng.

Câu 3 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.

Hướng dẫn trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng: đảo ngữ.

- Tác dụng: khắc sâu ấn tượngg về sự nhếch nhác, lôi thôi của các sĩ tử và cách nói ra vẻ oai vệ của đám quan trường. Đồng thời, nó còn tạo tác dụng gây cười, châm biếm.

Câu 4 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.

Hướng dẫn trả lời:

- Biện pháp đối được thể hiện ở:

+ Câu thơ thứ 3 miêu tả hình ảnh sĩ tử với từ “lôi thôi”, gợi ấn tượng về sự nhếch nhác, không đĩnh đạc.

+ Câu thơ thứ 4 miêu tả hình ảnh đám quan trường với từ “ậm ọe” cũng mang đến ấn tượng tiêu cực.

- Tác dụng: khắc họa sâu sắc, chân thực mà hài hước sự lố bịch của kì thi quan trọng bậc nhất quốc gia.

Câu 5 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?

Hướng dẫn trả lời:

- Nhân vật “quan sứ” đi với hình ảnh “cờ kéo rợp trời” tạo ấn tượng về sự phô trương, thị oai của những kẻ đô hộ.

- Hình ảnh “mụ đầm” đi với “váy lê quét đất” được đặt ở đầu câu gây ấn tượng về sự kệch cỡm, của bậc mệnh phụ phu nhân.

ð “quan sứ” đối với “mụ đầm”, quốc kì đối với cái váy, thể hiện sự đả kích sâu cay.

Câu 6 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?

Hướng dẫn trả lời:

- Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những người có hiền tài, biết trăn trở trước vận nước hoặc là những kẻ ra vẻ đạo mạo, tỏ vẻ nhân tài nhưng nối giáo cho giặc.

- Thái độ: sự chua xót, đau buồn đằng sau tiếng cười châm biếm.

Câu 7 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Nhân vật em ấn tướng nhiều nhất là những người sĩ tử. Họ là đại diện cho tương lai của đất nước nhưng lại hết sức lôi thôi, khúm núm, nhìn vào họ là có thể thấy tình cảnh đất nước lúc bấy giờ.

Câu 8 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Cảm xúc chủ đạo là tiếng cười trào phúng luôn hòa cùng tiếng khóc đau xót.

III. Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

Hướng dẫn trả lời:

“Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” là bài thơ nổi tiếng của Tú Xương. Trong đó, hình ảnh “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là chi tiết mang tính chất trào phúng đặc sắc. Người xưa thường nói: “Vạn ban giai hạ phẩm/Duy ngã độc thư cao”. Trên thế gian, không gì cao quý, thanh bạch hơn việc dùi mài kinh sử, đi thi và lập công danh. Thế nhưng, ở đây, những sĩ tử lại lôi thôi chứ không nho nhã, trang trọng. Biện pháp đảo ngữ đặt tính từ lên đầu câu, nhấn mạnh về phong thái hèn hạ, nhếch nhác của các sĩ tử. Hình ảnh “vai đeo lọ” càng khắc sâu ấn tượng về sự xuống cấp của những người đại diện cho tương lai đất nước. Từ đó, ta thấy được thực trạng đớn đau khi mất nước.

---------------------------------------------

Ngoài bài viết trên, mời bạn đọc truy cập vào Soạn Văn 8 Kết nối tri thứcVăn mẫu lớp 8 trên VnDoc để đón đọc những tài liệu học tập mới nhất nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm