Tinh giản Toán lớp 5 chủ đề: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Chủ đề: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Do tình hình dịch Covid-19, năm học 2019-2020 này, các em học sinh mới chỉ học hết tuần 20. Hiện nay, 40 tỉnh thành đã cho học sinh nghỉ đến khi có thông báo mới. Số còn lại cho nghỉ đến giữa tháng 4. Vì thế mà thời điểm kết thúc năm học được lùi đến trước ngày 15/7, thi THPT quốc gia ngày 8-11/8, chậm một tháng rưỡi so với mọi năm. Để giảm thiểu áp lực đi học trở lại của các em học sinh, Bộ Giáo dục đã đưa ra phương án Tinh giảm chương trình. Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 5 có thể ôn tập hiệu quả nhất môn Toán lớp 5 chuẩn bị vào lớp 6, VnDoc đã biên soạn và giới thiệu đến các em học sinh, quý phụ huynh và quý thầy cô giác tài liệu: Hướng dẫn học Toán lớp 5 chương trình tinh giảm - chủ đề: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo.
- Học trực tuyến lớp 5
- Tinh giản chương trình học kì 2 lớp 5 của Bộ GD&ĐT năm 2019 - 2020
- Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Toán lớp 5 (Tuần từ 31/3 - 04/4)
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Với tài liệu tinh giản nội dung này, các em học sinh có thể kiểm tra và ôn tập kiến thức của mình về hình hộp chữ nhật, hình lập phương, diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Theo khung chương trình giảm tải, các tiết luyện tập chung sẽ được lược bỏ, bởi vậy mà các em học sinh sẽ có ít thời gian luyện tập trên lớp mà phải luyện tập tại nhà. Với hướng dẫn giải đi kèm, các em học sinh có thể kiểm tra học lực cũng như củng cố lại kiến thức. Qua đó, giúp các em học sinh phát triển được năng khiếu học môn Toán lớp 5, chuẩn bị thi vào lớp 6 và đây cũng là một tài liệu hay để quý thầy cô có thể sử dụng để ra các bài kiểm tra trên lớp.
Nội dung của Chủ đề: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương
A. Lý thuyết
1. Hình hộp chữ nhật
Hình hộp chữ nhật có 6 mặt: hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5 và mặt 6) đều là hình chữ nhật. Mặt 1 bằng mặt 2, mặt 3 bằng mặt 5, mặt 4 bằng mặt 6.
Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh và 12 cạnh và ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
2. Hình lập phương
Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.
3. Diện tích xung quanh
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình chữ nhật hoặc có thể được tính bởi công thức
S = P.h
Trong đó S là diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật
P là chu vi mặt đáy
h là chiều cao
Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích tích một mặt nhân với 4
4. Diện tích toàn phần
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Diện tích toàn phần của hình lập phương là bằng diện tích một mặt nhân với 6.
B. Bài tập vận dụng
Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c mà kích thước cho dưới đây:
a) a = 4dm, b = 3dm, c = 3dm
b) a = 12cm, b = 8cm, c = 7cm
d, a = 5/7m, b = 2/5m, c = 1/2m
Bài 2: Một căn phòng hình hộp chữ nhật dài 4,2m, rộng 3,6m và cao 3,4m. Người ta muốn quét vôi tường và trần nhà. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông, biết rằng tổng diện tích các cửa bằng 5,8 m²?
Bài 3: Người ta làm một cái hộp bằng tôn (không nắp) dạng hình lập phương có cạnh 10cm. Tính diện tích miếng tôn cần dùng để làm hộp (không tính mép hàn)?
Bài 4: Có hai hình lập phương, diện tích toàn phần của hình lập phương thứ nhất là 486 cm², diện tích toàn phần của hình lập phương thứ hai là 54 cm². Hỏi:
a) Diện tích toàn phần của hình lập phương thứ nhất gấp mấy lần diện tích toàn phần hình lập phương thứ hai?
b) Cạnh của hình lập phương thứ nhất gấp mấy lần cạnh của hình lập phương thứ hai?
Bài 5: Người ta làm một cái hộp có nắp bằng bìa hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 cm, chiều rộng 14 cm và chiều cao 15 cm. Tính diện tích bìa dùng để làm cái hộp đó. (không tính mép dán)
Bài 6: Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 24cm, chiều rộng 15cm, chiều cao 6 cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của khối gạch dạng hình hộp chữ nhật do 10 viên gạch xếp thành sao cho mỗi hàng có 5 viên gạch.
Bài 7: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh:
a) 11 cm
b) 6,5 dm
c) 5/2 m
Bài 8: Người ta xếp một số viên gạch dạng hình hộp chữ nhật tạo thành một khối gạch hình lập phương cạnh 20 cm.
a) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của khối gạch hình lập phương.
b) Tính kích thước của mỗi viên gạch.
Bài 9: Một xí nghiệp làm bánh cần dùng 30 000 chiếc hộp bằng bìa cứng để đựng bánh. Hộp có đáy là một hình vuông cạnh 25cm và cao 6cm. Hỏi cần bao nhiêu mét vuông bìa để làm đủ số hộp kể trên, biết rằng các mép gấp dán hộp chiếm khoảng 8/100 diện tích hộp?
C. Lời giải
Bài 1:
Học sinh sử dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để làm bài.
Bài 2:
Diện tích xung quanh của căn phòng là: (4,2 + 3,6) x 2 x 3,4 = 26,68m²
Diện tích trần của căn phòng là: 4,2 x 3,6 = 15,12m²
Diện tích cần quét vôi là: 26,68 + 15,12 – 5,8 = 36m²
Bài 3:
Diện tích xung quanh của hộp là: 10 x 10 x 4 = 400cm²
Diện tích đáy của hộp là: 10 x 10 = 100cm²
Diện tích miếng tôn cần dùng để làm hộp là: 400 + 100 = 500cm²
Bài 4:
a) Số lần diện tích toàn phần của hình lập phương thứ nhất gấp diện tích toàn phần hình lập phương thứ hai là: 486 : 54 = 9 (lần)
b) Diện tích đáy của hình lập phương thứ nhất là: 486 : 6 = 81cm²
Vì 81 = 9 x 9 nên độ dài cạnh hình lập phương thứ nhất là 9cm
Diện tích đáy của hình lập phương thứ hai là: 54 : 6 = 9cm²
Vì 9 = 3 x 3 nên độ dài cạnh hình lập phương thứ hai là 3cm
Số lần cạnh của hình lập phương thứ nhất gấp cạnh hình lập phương thứ hai là: 9 : 3 = 3 (lần)
Bài 5:
Diện tích xung quanh của cái hộp là: (20 + 14) x 2 x 15 = 1020cm²
Diện tích mặt đáy của hình hộp là: 20 x 14 = 280cm²
Diện tích bìa dùng để làm cái hộp đó là: 1020 + 280 x 2 = 1580cm²
Bài 6:
Mỗi hàng có 5 viên gạch, vậy có tất cả 10 : 5 = 2 (hàng gạch)
Chiều dài của khối gạch hình chữ nhật là 5 x 15 = 75cm
Chiều rộng của khối gạch là chiều dài của một viên gạch và bằng 24cm
Chiều cao của khối gạch là: 6 x 2 = 12cm
Diện tích xung quanh của khối gạch là: (24 + 75) x 2 x 12 = 2376cm²
Diện tích toàn phần của khối gạch là: 2376 + (24 x 75) x 2 = 5976cm²
Bài 7:
Học sinh sử dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để làm bài.
Bài 8:
a) Diện tích xung quanh của khối gạch hình lập phương là: 20 x 20 x 4 = 1600cm²
Diện tích toàn phần của khối gạch hình lập phương là: 20 x 20 x 6 = 2400cm²
b) Do cạnh lập phương = 20cm nên chiều dài, chiều rộng, chiều cao có thể = 2cm, 4cm, 5cm, 10cm, 20cm. Nhưng thực tế viên gạch thường có chiều dài 20cm.
Vậy chiều dài viên gạch = 20cm, chiều rộng = chiều cao = 10cm
Bài 9:
Diện tích toàn phần của chiếc hộp là: 25 x 25 x 2 + 25 x 4 x 6 = 1850cm²
Diện tích bìa để làm 1 chiếc hộp là: 1850 + 1850 : 100 x 8 = 1998cm²
Số diện tích bìa cần để làm số hộp kể trên là: 1998 x 30000 = 59940000cm²
Đổi 59940000cm²= 5994m²
---------------------------------
Ngoài phiếu Hướng dẫn học môn Toán lớp 5 theo chương trình tinh giảm, mời các em học sinh tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 môn Toán và Tiếng Việt lớp 5 như:
- Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm học 2018 - 2019 theo Thông tư 22
- Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2018 - 2019 theo Thông tư 22
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh lớp 5 năm học 2018 - 2019 có đáp án
được VnDoc sưu tầm và tổng hợp. Với tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các em học tập tốt!