Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 36

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 36: Quê hương được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 8: Quê hương

Câu 1: Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả Tế Hanh?

A. Tập thơ “Nghẹn ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945)

B. Tập thơ “Gửi miền Bắc” (1955)

C. Tập thơ “Hai nửa yêu thương” (1963)

D. Tập thơ “Khúc ca mới” (1966)

Câu 2: Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì?

A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên.

B. Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất.

C. Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.

D. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù.

Câu 3: Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào?

A. Làm muối

B. Đóng thuyền đi biển

C. Đánh cá biển

D. Cả ba nghề trên

Câu 4: Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?

A. Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.

B. Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.

C. Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.

D. Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê hương ông?

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương?

A. Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.

B. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.

C. Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 7: Trong hai câu thơ Quê hương, đoạn thứ hai (từ câu 3 đến câu 8) nói đến cảnh gì?

A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.

B. Cảnh đánh cá ngoài khơi.

C. Cảnh đón thuyền cá về bến.

D. Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.

Câu 8: Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã-Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang’ sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Hoán dụ

B. ẩn dụ

C. Điệp từ

D. So sánh và nhân hóa

Câu 9: Câu thơ nào miêu tả nét đặc trưng của dân chài lưới?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng-Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ-Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng-Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới-Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Câu 10: Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh nào?

A. Con tuấn mã B. Mảnh hồn làng C. Dân làng D. Quê hương

Câu 11: Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm-Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ’ sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá

Câu 12: Dòng thơ nào không nói về tình cảm quê hương?

A. Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

(Nam Trần Tuấn Khải)

B. Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá

(Chính Hữu, Đồng chí)

C. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)

D. Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

Ai bảo chăn trâu là khổ?

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

(Giang Nam, Quê hương)

Câu 13: Bốn câu thơ sau nói lên điều gì?

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

A. Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.

B. Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả.

C. Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

D. Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.

Câu 14: Khung cảnh của làng quê tác giả trong mỗi lần đón thuyền về rất tấp nập. Cảnh tấp nập ấy được diễn tả trong câu thơ nào?

A. Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã – Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

C. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng – Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

D. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

Câu 15: Có ý kiến rằng “Trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng và biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật khiến cho sự vật có một vẻ đẹp có một ý nghĩa”

A. Đúng B. Sai

----------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 36: Quê hương gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhân văn, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh....

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 36: Quê hương cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 8, Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn Văn 8, Văn mẫu lớp 8, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8, Giải vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Ngữ Văn 8

    Xem thêm