Bài tập trắc nghiệm: Phương trình quy về phương trình bậc nhất bậc hai
Phương trình quy về phương trình bậc nhất bậc hai môn Toán lớp 10
Bài tập trắc nghiệm: Phương trình quy về phương trình bậc nhất bậc hai cung cấp những dạng câu hỏi bài tập đa dạng xoay quanh nội dung trọng tâm về phương trình trong chương trình môn Toán - Đại số lớp 10. Hi vọng tài liệu phương trình quy về phương trình bậc nhất bậc hai này sẽ giúp các em học ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, hoàn thành tốt các bài tập trên lớp và về nhà, học tốt môn Toán lớp 10.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Tài liệu do VnDoc.com biên soạn và đăng tải, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai
1. Trắc nghiệm: Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai
Câu 1: Phương trình sau đây có bao nhiêu nghiệm âm \({{x}^{6}}+2003{{x}^{2}}-2005=0\)
A. 2 | B. 3 |
C. 1 | D. 4 |
Câu 2: Cho phương trình \({{x}^{2}}+px+q=0\), trong đó \(p>0,q>0\). Nếu hiệu các nghiệm của phương trình là 1. Thế thì p bằng:
\(A. \sqrt{4q-1}\) | \(B. -\sqrt{4q-1}\) |
\(C. -\sqrt{4q+1}\) | \(D. \sqrt{4q+1}\) |
Câu 3: Phương trình \(\frac{2{{x}^{2}}-6x}{{{x}^{2}}-3x}=x-1\) có tất cả bao nhiêu nghiệm?
A. 0 | B. 1 |
C. 2 | D. 3 |
Câu 4: Phương trình \(a{{x}^{2}}+bx+c=0\) có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi:
\(A. a=0\) | \(B. a\ne 0\) |
\(C. \left\{ \begin{matrix} a=0 \\ \Delta \ne 0 \\ \end{matrix} \right.\) | \(D.\left\{ \begin{matrix} a\ne 0 \\ \Delta =0 \\ \end{matrix} \right.\) |
Câu 5: Số nghiệm của phương trình là: \(\sqrt{x+1}({{x}^{2}}+2x+1)=0\)
A. 0 | B. 1 |
C. 2 | D. 3 |
Câu 6: Phương trình \((m-1){{x}^{2}}+3x-1=0\) có hai nghiệm trái dấu khi :
\(A. m>1\) | \(B. m\le 1\) |
\(C. m\ge 1\) | \(D. m<1\) |
Câu 7: Phương trình \(\frac{b}{x+2}=a\) có nghiệm duy nhất khi:
\(A. a\ne 0\) | \(B. a\ne 0,b\ne 0\) |
\(C. a=b=0\) | \(D. b\ne 0\) |
Câu 8: Tìm m để phương trình \({{x}^{2}}-mx-3m+1=0\) có hai nghiệm trái dấu.
\(A. m>\frac{1}{3}\) | \(B. m>-1\) |
\(C. m<\frac{1}{3}\) | \(D. m<-1\) |
Câu 9: Tập nghiệm của phương trình \(\left| 3x-2 \right|=3-2x\) là:
\(A. \left\{ -1,1 \right\}\) | \(A. \left\{ 1 \right\}\) |
\(C. \left\{ 1,2 \right\}\) | \(A.\left\{ -1,0 \right\}\) |
Câu 10: Tìm tất cả các giá trị m để phương trình \(mx-1=0\) vô nghiệm.
A. m = 1 | B. m = -1 |
C. m = -2 | D. m = 0 |
2. Đáp án trắc nghiệm
1. C | 2. D | 3. A | 4. D | 5. B |
6. A | 7. B | 8. A | 9. A | 10. D |
Mời bạn đọc tham khảo và tải tài liệu miễn phí tại đây!
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 10
Bài tập công thức lượng giác lớp 10
Ngoài bài Bài tập trắc nghiệm: Phương trình quy về phương trình bậc nhất bậc hai bên trên, VnDoc còn cung cấp cho các bạn một số bài tập trắc nghiệm để các bạn tham khảo: Trắc nghiệm toán lớp 10, Chuyên đề toán lớp 10, Văn mẫu lớp 10, Vật lí lớp 10, .... Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao.