Câu hỏi trắc nghiệm môn Toán lớp 12: Thể tích khối nón
Trắc nghiệm môn Toán lớp 12: Thể tích khối nón
Câu hỏi trắc nghiệm môn Toán lớp 12: Thể tích khối nón bao gồm lí thuyết và 30 câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp các dạng bài tập về thể tích khối nón, cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, đường cao, đường sinh của khối nón. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Toán trắc nghiệm hiệu quả.
- 300 câu hỏi trắc nghiệm môn Toán lớp 12 (Có đáp án)
- Bài tập trắc nghiệm cực trị của hàm số và điểm uốn (Có đáp án)
- Bài tập trắc nghiệm tính đơn điệu của hàm số
- Câu hỏi trắc nghiệm môn Toán lớp 12: Cực trị của hàm số
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Bản quyền thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.
I. Công thức tính thể tích, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của khối nón
- Diện tích xung quanh hình nón: \({{S}_{xq}}=\pi rl\)
- Diện tích đáy hình nón: \({{S}_{day}}=\pi {{r}^{2}}\)
- Diện tích toàn hình nón: \({{S}_{tp}}={{S}_{xq}}+{{S}_{day}}\)
- Thể tích khối nón: \({{V}_{tru}}=\frac{1}{3}\pi {{r}^{2}}h\)
Trong đó:
+ l là độ dài đường sinh
+ h là chiều cao
+ r là bán kính đáy
II. Bài tập trắc nghiệm về thể tích khối nón
Câu 1: Gọi l, h, R lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính đáy của hình nón. Đẳng thức luôn đúng là:
\(A. {{l}^{2}}=Rh\)
\(B. \frac{1}{{{l}^{2}}}=\frac{1}{{{h}^{2}}}+\frac{1}{{{R}^{2}}}\)
\(C. {{l}^{2}}={{h}^{2}}+{{R}^{2}}\)
\(D. {{R}^{2}}={{h}^{2}}+{{l}^{2}}\)
Câu 2: Gọi l, h, R lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính đáy của hình nón. Diện tích xung quanh \({{S}_{xq}}\) của hình nón là:
\(A. {{S}_{xq}}=\pi Rl\)
\(B. {{S}_{xq}}=\pi {{R}^{2}}h\)
\(C. {{S}_{xq}}=2\pi Rl\)
\(D. {{S}_{xq}}=\pi Rh\)
Câu 3: Gọi l, h, R lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính đáy của hình nón. Diện tích toàn phần \({{S}_{tp}}\) của hình nón là:
\(A. {{S}_{tp}}=\pi R+\pi {{R}^{2}}\)
\(B. {{S}_{tp}}=\pi Rl+2\pi {{R}^{2}}\)
\(C. {{S}_{tp}}=\pi Rh+2\pi {{R}^{2}}\)
\(D. {{S}_{tp}}=2\pi Rh+2\pi {{R}^{2}}\)
Câu 4: Gọi l, h, R lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao, bán kính đáy của khối nón. Thể tích V của khối nón bằng:
\(A. V=\frac{1}{3}\pi {{R}^{2}}h\)
\(B. V=\pi {{R}^{2}}h\)
\(C. V=\pi {{R}^{2}}l\)
\(D. V=\frac{1}{3}\pi {{R}^{2}}l\)
Câu 5: Cho hình nón có bán kính đáy bằng 4a và chiều cao bằng 3a. Diện tích xung quanh của hình nón bằng:
\(A. 12\pi {{a}^{2}}\)
\(B. 20\pi {{a}^{2}}\)
\(C. 24\pi {{a}^{2}}\)
\(D. 40\pi {{a}^{2}}\)
Câu 6: Cho hình nón có bán kính đáy 3a, chiều cao 4a, thể tích của hình nón này là:
\(A. 12\pi {{a}^{3}}\)
\(B. 30\pi {{a}^{3}}\)
\(C. 15\pi {{a}^{3}}\)
\(D. 24\pi {{a}^{3}}\)
Câu 7: Cho hình nón có bán kính đáy bằng 4a, chiều cao bằng 3a. diện tích toàn phần của hình nón bằng:
\(A. 30\pi {{a}^{2}}\)
\(B. 32\pi {{a}^{2}}\)
\(C.36\pi {{a}^{2}}\)
\(D. 38\pi {{a}^{2}}\)
Câu 8: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và góc giữa một mặt bên và đáy bằng \({{60}^{0}}\). Diện tích xung quanh của hình nón đỉnh S và đáy là hình tròn nội tiếp tam giác ABC bằng:
\(A. \frac{\pi {{a}^{2}}}{3}\)
\(B. \frac{\pi {{a}^{2}}}{4}\)
\(C. \frac{\pi {{a}^{2}}}{6}\)
\(D. \frac{5\pi {{a}^{2}}}{6}\)
Câu 9: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a và chiều cao bằng 2a, diện tích xung quanh của hình nón đỉnh S và đáy là hình tròn nội tiếp ABCD bằng:
\(A. \frac{\sqrt{17}\pi {{a}^{2}}}{6}\)
\(B. \frac{\sqrt{17}\pi {{a}^{2}}}{4}\)
\(C. \frac{\sqrt{17}\pi {{a}^{2}}}{8}\)
\(D. \frac{\sqrt{15}\pi {{a}^{2}}}{6}\)
Câu 10: Hình nón có đường cao 20 bán kính đáy bằng 25. Một mặt phẳng (P) đi qua đỉnh của hình nón và khoảng cách đến tâm là 12. Diện tích thiết diện tạo bởi (P) và hình nón bằng
A. 450
B. 500
C.550
D. 600
Câu 11: Khối nón (N) có chiều dài bằng 3a. thiết diện song song và cách mặt đáy một đoạn bằng a, có diện tích bằng \(\frac{64}{9}\pi {{a}^{2}}\). Khi đó thể tích của khối nón (N) bằng:
\(A. \frac{16\pi {{a}^{3}}}{3}\)
\(B. 48\pi {{a}^{3}}\)
\(C. \frac{16\pi {{a}^{3}}}{3}\)
Câu 12: Một hình nón có thiết diện qua trục là một tam giác đều. gọi V, V’ lân lượt là thể tích của khối cầu ngoại tiếp và nội tiếp khối nón trên. Khi đó tỉ số V/V’ bằng:
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
(Còn tiếp)
Mời các bạn tải tài liệu để tham khảo hướng dẫn đáp án chi tiết!
------------------------------------------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm môn Toán lớp 12: Thể tích khối nón. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Thi THPT Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Văn, Thi THPT Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.