Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Tôn Đức Thắng năm 2018 - 2019

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Tôn Đức Thắng năm 2018 - 2019 có đáp án và bảng ma trận đề thi học kì 1 theo thông tư 22 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài ôn thi học kì 1 lớp 5. Đồng thời đây là nguồn tài liệu hữu ích cho các thầy cô giáo khi ra đề thi cho các em học sinh. Sau đây mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo chi tiết.

Đề bài: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt

Cho văn bản sau:

Cho và nhận

Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường. Cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như một người bạn cô đưa cho tôi một cặp kính.

– Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền trước khi em ra đời”. Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai khác từng nói với tôi: “ Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

Cô đã nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành một người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác.. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính, không những như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy. Xuân Lương

I. Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn của bài văn trên. (5 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập. (Thời gian 15 phút), (5 điểm)

Câu 1: Cô giáo đã làm gì khi phát hiện bạn học sinh cầm sách đọc không bình thường? (0,5đ)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

A. Cô giáo phạt đánh vào tay bạn ấy.

B. Cô đưa bạn đi khám mắt.

C. Cô hỏi bạn nguyên nhân vì sao lại có sự không bình thường đó.

D. Cô xếp bạn lên ngồi bàn trên.

Câu 2: Sau khi bạn học sinh khám mắt xong, cô đã làm gì? ( 0,5điểm)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

A. Cô nói cho gia đình bạn ấy biết.

B. Cô không gọi bạn ấy đọc bài nữa.

C. Cô dẫn bạn học sinh đi mua kính.

D. Cô tự mua cho bạn học sinh một đôi kính.

Câu 3: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh nhận kính? (0,5 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

A. Cô đã kể cho học sinh nghe một câu chuyện về cặp kính của cô.

B. Cô nói với bạn cặp kính không đáng bao nhiêu tiền.

C. Cô nói do nhà trường tặng những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

D. Cô nói với bạn học sinh, khi nào có tiền thì trả lại cho cô sau.

Câu 4: Nhân vật “Tôi” trong bài là ai? (0,5 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

A. Là người kể chuyện.

B. Là bạn học sinh đã nhận kính từ cô giáo

C. Là tác giả bài viết.

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 5: Em hãy tìm và viết ra 3 đại từ có trong bài. Trong đó, một đại từ chỉ người nói, một đại từ chỉ người nghe và một đại từ chỉ người được nhắc đến. ( 0,5 điểm)

……………………………………………………………………………………………..

Đại từ chỉ người nói:.............................…………………………………………………….

Đại từ chỉ người nghe:……………………………….……………………………………..

Đại từ chỉ người được nhắc đến:...........................................................................................

Câu 6: Em hãy tìm và viết ra một câu văn có sử dụng cặp quan hệ từ trong đoạn cuối bài. (0,5đ)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7: Câu “Ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một em bé khác” thuộc kiểu câu nào sau đây? (0,5đ)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

A. Câu kể Ai, làm gì?

B. Câu kể Ai, thế nào?

C. Câu kể Ai, là gì?

D. Ý A, B, C đều không đúng.

Câu 8: Qua việc tặng kính, em thấy cô giáo là người thế nào? ( 0,5đ)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

A. Cô là người luôn yêu thương, quan tâm đến học sinh, cô hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.

B. Cô là người giàu có.

C. Cô muốn thông qua việc cho kính để kể câu chuyện về tuổi thơ của cô.

D. Cô muốn bạn nhỏ trao cặp kính đó cho một bạn nhỏ khác.

Câu 9: Em hãy tìm hai từ đồng nghĩa với từ cho. (0,5đ)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Câu 10: Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “ Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác.” (0,5 điểm)

Chủ ngữ:…………………………………………………………………………………………….

Vị ngữ:………………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)

I. Chính tả (nghe - viết) (5 điểm) (thời gian 15 phút)

II. Tập làm văn: (5 điểm), (thời gian 30 phút)

Đề bài: Tả một người bạn thân của em.

Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

A. Kiểm tra đọc: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn (khoảng 100 tiếng/phút) và trả lời 01 câu hỏi về nội dung đoạn đó.

GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kỹ năng của chương trình

(Phần đọc thành tiếng 4 điểm, trả lời câu hỏi 1 điểm)

GV đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của HS. Cụ thể:

Tiêu chí

Điểm

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ

- Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng

- Đọc sai từ 5 tiếng trở lên

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên

1 điểm

0,5 điểm

0.5 điểm

+ Giọng đọc có biểu cảm

- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm

- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm

2 điểm

1 điểm

Không được điểm

+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu

- Đọc quá 1 phút đến 2 phút

- Đọc quá 2 phút

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

Câu

Điểm

Nội dung

1

0,5

B. Cô đưa bạn đi khám mắt.

2

0,5

D. Cô tự mua cho bạn học sinh một đôi kính.

3

0,5

A. Cô đã kể cho học sinh nghe một câu chuyện về cặp kính của cô.

4

0,5

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

5

0,5

Đại từ chỉ người nói: Tôi (hoặc cô); Đại từ chỉ người nghe: Cô (hoặc em); Đại từ chỉ người được nhắc đến: Bà ấy.

6

0,5

Câu: Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính, không những như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy.

7

0,5

A. 4 danh từ

8

0,5

A. Cô là người luôn yêu thương, quan tâm đến học sinh, cô hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận

9

0,5

Từ đồng nghĩa với cho là: Biếu, tặng

10

0,5

Chủ ngữ: em

Vị ngữ: Sẽ mua kính cho một cô gái khác.

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài). (10 điểm)

I. Chính tả (nghe - viết) (5 điểm)

Bài: Ngõ Tràng An

Có một nỗi nhớ khác, một niềm vui khác. Khi lòng ngổn ngang, khi trí không yên ổn, cần một nơi tĩnh lạng mà trầm tư, suy lắng mà hồi tưởng hay kiếm tìm với lòng mình..... có ngõ Tràng An kia. Cái ngõ mang tên rất xa xôi như thời gian, như hoài niệm với ngôi chùa cổ gần như bị lãng quên giữa phố phường. Nó hiện hữu đấy. Tràng An không còn là kinh đô, là thành đô nhưng ngõ Tràng An vẫn gợi trong lòng bao vang bóng một thời.

Băng Sơn

- Học sinh viết đúng tên bài và đoạn viết theo yêu cầu của đề. Viết đúng chính tả, bài viết sạch đẹp (5 điểm).

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định trừ (0,5 điểm).

II. Tập làm văn: (5 điểm ), (thời gian 30 phút)

Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 5 điểm:

1. Nội dung: (4,5 điểm)

- Đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả người).

- Bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí.

+ Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

+ Diễn đạt (dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn,...) trôi chảy rõ ràng; câu văn có hình ảnh, có cảm xúc.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết để giáo viên cho điểm.

Điểm cụ thể từng phần:

- Phần mở bài 1 điểm

- Phần thân bài: 2,5 điểm.

- Phần kết luận: 1 điểm.

2. Hình thức: (0,5 điểm)

Bài viết đủ 3 phần trình bày đúng các phần , chữ viết rõ ràng, cả bài không sai quá 5 lỗi chính tả. (0,5 điểm)

Ngoài đề thi môn Tiếng Việt bên trên, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 5

    Xem thêm