Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 năm 2024 - 2025 đầy đủ các môn
67 đề thi học kì 1 lớp 5 năm 2024 - 2025 theo Thông tư 27
- A. Đề thi học kì 1 lớp 5 sách Kết nối tri thức
- 1. Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5 Kết nối tri thức
- 2. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- 3. Đề thi học kì 1 Tin học lớp 5 Kết nối tri thức
- 4. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức
- 5. Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Khoa học Kết nối tri thức
- 6. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 Kết nối tri thức
- 7. Đề thi học kì 1 tiếng Anh 5 Global success
- B. Đề thi học kì 1 lớp 5 sách Chân trời sáng tạo
- C. Đề thi học kì 1 lớp 5 sách Cánh Diều
Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 năm 2024 - 2025 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp trọn bộ các môn Toán, Tiếng Việt, Khoa Học, Lịch Sử - Địa Lý, Tin học, Tiếng Anh, Công nghệ có đáp án và bảng ma trận đề thi học kì 1 chuẩn theo Thông tư 27 kèm theo giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi học kì 1. Mời các em học sinh tham khảo tải về ôn tập.
A. Đề thi học kì 1 lớp 5 sách Kết nối tri thức
1. Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5 Kết nối tri thức
UBND HUYỆN ......... | ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. (M1)
a. (0,5 điểm) Chữ số 4 trong số thập phân 53,412 có giá trị là:
A. 4 | B. | C. | D. |
b. (0,5 điểm) Số gồm 3 chục, 2 đơn vị, 7 phần trăm, 6 phần nghìn viết là:
A. 3,276 | B. 32,76 | C. 32,076 | D. 320,76 |
Câu 2. (0,5 điểm) Làm tròn số thập phân 9,385 đến hàng phần mười. (M1)
A. 9,4 | B. 9,3 | C. 9,38 | D. 9,39 |
Câu 3. (1,0 điểm) (M1)
Chu vi của hình tròn có bán kính 5cm là………….
Câu 4. (0,5 điểm) Diện tích các miếng bìa được ghi như hình vẽ dưới đây: (M2)
Hình có diện tích lớn nhất là:
A. Hình 1 | B. Hình 2 | C. Hình 3 | D. Hình 4 |
Câu 5. (0,5 điểm) Quan sát phép chia 43,19 : 21 rồi điền Đ, S vào chỗ chấm: (M1)
Phép chia có thương là 2,05; số dư là 14 | ……….. |
Phép chia có thương là 2,05; số dư là 1,4 | ……….. |
Phép chia có thương là 2,05; số dư là 0,14 | ……….. |
Phép chia có thương là 2,05; số dư là 0,014 | ……….. |
Câu 6. (0,5 điểm): Hỗn số 3
A. 3,005 | B. 35 | C. 3,5 | D. 3,05 |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 7. (1,0 điểm): Điền số thích hợp vào chỗ chấm: (M1)
a. 12 km2 50 ha = ………. km2 | b. 79,98 dam2 = …….m2 |
Câu 8. (1,5 điểm): Tính giá trị biểu thức: (M2)
56,34 + 32,6 x 4,2 – 73,2
Bài 9. ( 2,0 điểm) Hưởng ứng phong trào “Chúng em với an toàn giao thông” , bạn Việt làm một biển báo giao thông cấm đi ngược chiều là hình tròn bằng bìa có đường kính 40 cm. Ở giữa là hình chữ nhật có diện tích bằng
Câu 10. (1,5 điểm) Tính bằng cách thuận tiện: (M3)
2,65 x 63,4 + 2,65 x 37,6 – 2,65
Đáp án đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5 Kết nối tri thức
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | a) B. | 0,5 điểm |
b) C. 32,076 | 0,5 điểm | |
2 | A. 9,4 | 0,5 điểm |
3 | Chu vi hình tròn có bán kính 5 cm là: 31,4 cm | 1,0 điểm |
4 | C. Hình 3 | 0,5 điểm |
5 | S-S-Đ-S | 0,5 điểm |
6 | D. 3,05 | 0,5 điểm |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
7 | Điền đúng mỗi ý được 0,5 điểm | 1,0 điểm |
8 | Thực hiện đúng mỗi phép tính theo đúng thứ tự tính giá trị biểu thức được 0,5 điểm | 1,5 điểm |
9 | Bán kính của biển báo hình tròn là: 40 : 2 = 20 ( cm ) Diện tích của biển báo hình tròn là: 20 x 20 x 3,14 = 1256 ( cm2) Diện tích cảu phần hình chữ nhật trong biển báo là: 1256 : 5 = 251,2 ( cm2) Đáp số: 251,2 cm2 | 0.5 điểm 0,75điểm 0,5 điểm 0,25 điểm |
10 | 2,65 x 63,4 + 2,65 x 37,6 – 2,65 = 2,65 x 63,4 + 2,65 x 37,6 – 2,65 x 1 = 2,65 x (63,4 + 37,6 - 1) = 2,65 x 100 = 265 | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Cách làm tròn số điểm toàn bài:
- Nếu phần thập phân là 0,5 điểm làm tròn thành 1 (VD: 5,5 điểm làm tròn thành 6)
Ma trận đề thi học kì 1 môn Toán 5 Kết nối tri thức
Mạch kiến thức | Số câu, Số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||||
Số và phép tính: giá trị của chữ số, viết số thập phân, làm tròn số, so sánh số, các phép tính với số thập phân, hỗn số | Số câu | 5 | 1 | 1 | 5 | 2 | ||||||
Câu số | 1; 2; 3; 5; 6. | 8 | 10 | |||||||||
Số điểm | 3,5 | 1,5 | 1,5 | 3,5 | 3,0 | |||||||
Hình học và đo lường: Đơn vị đo diện tích,diện tích hình tròn, hình chữ nhật
| Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | ||||||
Câu số | 7 | 4 | 9 | |||||||||
Số điểm | 1,0 | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 3,0 | |||||||
Tổng | Số câu | 5 | 1 | 1 | 2 | 1 | 6 | 4 | ||||
Số điểm | 3,5 | 1,0 | 0,5 | 3,5 | 1,5 | 4,0 | 6,0 | |||||
Tỉ lệ | 45% | 40% | 15% | 100% |
2. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I |
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cánh chim thiên nga
Mùa đông năm ấy, trời rất lạnh. Một đàn thiên nga trắng bay về phương Nam để trú đông. Trong đàn có một chú thiên nga nhỏ lần đầu tiên rời xa quê hương.
Khi đàn chim bay ngang qua một thành phố nhỏ, chú thiên nga non bỗng nhìn thấy một cô bé đang ngồi trên xe lăn trong sân nhà. Trên đôi mắt cô bé long lanh những giọt nước mắt. Không biết vì sao, chú thiên nga cảm thấy thương cô bé quá. Chú bay xuống thấp hơn và nhìn thấy một bức tranh dang dở trên tập giấy - đó là bức tranh về những cánh chim đang bay. Hóa ra cô bé là một họa sĩ nhí đang cố gắng vẽ những cánh chim tự do.
Không chần chừ, chú thiên nga bay xuống sân nhà cô bé. Cô bé ngạc nhiên lắm! Chú chim tinh nghịch nhẹ nhàng vẫy cánh, như đang làm mẫu cho cô bé vẽ. Cô bé mỉm cười hạnh phúc, nhanh tay phác họa hình ảnh chú chim. Từ đó, mỗi năm vào mùa đông, chú thiên nga đều ghé thăm cô bé. Tình bạn đẹp đẽ của họ đã trở thành câu chuyện được mọi người trong thành phố nhỏ truyền tai nhau.
Nhiều năm sau, khi cô bé đã trở thành một họa sĩ nổi tiếng với những bức tranh về thiên nga, cô vẫn nhớ mãi người bạn đầu tiên đã cho cô niềm tin và hy vọng để theo đuổi ước mơ của mình.
(Theo Nguyễn Thu Hương)
Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao chú thiên nga nhỏ dừng lại ở thành phố?
A. Vì chú bị mệt và cần nghỉ ngơi.
B. Vì chú thấy thương cô bé ngồi xe lăn đang khóc.
C. Vì chú bị lạc đường trong chuyến di cư.
D. Vì chú muốn tìm nơi trú đông.
Câu 2 (0,5 điểm). Chi tiết nào cho thấy cô bé trong câu chuyện là một người có ước mơ và đam mê?
A. Cô bé ngồi trên xe lăn trong sân nhà.
B. Cô bé khóc khi nhìn thấy đàn chim.
C. Cô bé đang vẽ những cánh chim đang bay.
D. Cô bé mỉm cười khi thấy thiên nga.
Câu 3 (0,5 điểm). Hành động nào của chú thiên nga thể hiện sự tinh tế và tốt bụng?
A. Bay cùng đàn về phương Nam.
B. Ghé thăm cô bé mỗi mùa đông.
C. Dừng lại ở thành phố nhỏ.
D. Vẫy cánh nhẹ nhàng làm mẫu cho cô bé vẽ.
Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Tình bạn đẹp có thể nảy sinh từ những điều giản dị nhất.
B. Con người cần biết yêu thương loài vật.
C. Mùa đông là mùa của những cuộc di cư.
D. Người khuyết tật vẫn có thể thành công.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Gạch chân danh từ trong các câu sau:
a. Con chim non đang học bay trên cành cây.
b. Bà nội đang nấu cơm trong nhà bếp.
c. Em trai tôi thích chơi đá bóng ở sân trường.
d. Những bông hoa hồng nở rộ trong vườn.
Câu 6 (2,0 điểm). Điền động từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Mẹ đang _____ cơm trong bếp. (nấu/ăn)
b. Em bé _____ những bước đi đầu tiên. (tập/ngồi)
c. Chim én _____ về phương nam. (bay/đứng)
d. Bạn Nam _____ bài rất chăm chú. (học/chơi)
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe.
Đáp án:
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
B | C | D | A |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:
a. Con chim, cành cây.
b. Bà nội, cơm, nhà bếp.
c. Em trai, đá bóng, sân trường.
d. Bông hoa hồng, vườn.
Câu 6 (2,0 điểm). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm:
a. Mẹ đang nấu cơm trong bếp.
b. Em bé tập những bước đi đầu tiên.
c. Chim én bay về phương nam.
d. Bạn Nam học bài rất chăm chú
3. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (4,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng. A. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu hoàn cảnh được nghe/đọc câu chuyện: + Khi nào? Ở đâu? Ai kể? + Cảm xúc ban đầu khi nghe/đọc câu chuyện. - Giới thiệu khái quát về câu chuyện: + Tên truyện, nguồn gốc. + Nhân vật chính. + Chủ đề, thông điệp của câu chuyện. B. Thân bài (1,5 điểm) - Bối cảnh câu chuyện: + Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện. + Không khí, khung cảnh. + Giới thiệu các nhân vật. - Diễn biến câu chuyện (theo trình tự thời gian) * Mở đầu câu chuyện: + Tình huống mở đầu. + Thêm chi tiết miêu tả về nhân vật, khung cảnh. + Thêm lời thoại sinh động. * Phát triển câu chuyện: + Các sự việc chính. + Thêm các chi tiết miêu tả, đối thoại. + Diễn biến tâm lý nhân vật. + Tình huống xung đột/khó khăn. * Cao trào: + Tình huống căng thẳng nhất. + Cách giải quyết vấn đề. + Thêm chi tiết về cảm xúc, hành động của nhân vật. * Kết thúc: + Cách kết thúc gốc hoặc sáng tạo kết thúc mới. + Đảm bảo phù hợp với nội dung và ý nghĩa truyện. C. Kết bài (0,5 điểm) - Nêu ý nghĩa câu chuyện: + Bài học rút ra. + Giá trị nhân văn, giáo dục. - Cảm xúc, suy nghĩ cá nhân: + Nhận xét về nhân vật, tình huống. + Liên hệ với bản thân. + Bài học cho riêng mình. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK1
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 2,0 | |||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 0 | 2 | 4,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | 7 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 4,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,5 25% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HK1
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản
| Nhận biết
| - Xác định được lí do chú thiên nga dừng lại ở thành phố. - Xác định đặc được chi tiết thể hiện cô bé trong câu chuyện là một người có ước mơ và đam mê. | 2 | C1, 2 | ||
Kết nối
| - Hiểu được hành động tinh tế và tốt bụng của chú thiên nga dành cho cô bé. | 1 | C3 | |||
Vận dụng | - Nắm được thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm tới bạn đọc. | 1 | C4 | |||
CÂU 5 – CÂU 6 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm được các danh từ trong câu. | 1 | C5 | ||
Kết nối | - Hiểu về động từ chọn được động từ phù hợp với nghĩa của câu văn. | 1 | C6 | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
CÂU 7 | 1 | |||||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của bài văn kể chuyện sáng tạo. - Kể được câu chuyện sáng tạo theo kiến thức đã được học. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết bài văn kể truyện sáng tạo theo đúng trình tự, bố cục. - Bài viết diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, trình bày sạch đẹp, có sáng tạo trong cách kể chuyện. | 1 | C7 |
3. Đề thi học kì 1 Tin học lớp 5 Kết nối tri thức
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) (M1) Phần mềm nào dưới đây không giúp em tương tác, thảo luận với các bạn?
A. Google Meet.
B. Scratch.
C. Zoom.
D. Microsoft Teams.
Câu 2. (1,0 điểm) (M2) Khoanh vào câu trả lời sai.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi tìm kiếm thông tin trên Internet, các thông tin phù hợp nhất với từ khoá được xếp ở đầu danh sách kết quả.
B. Website của Sở Du lịch Hà Nội giúp em tìm kiếm thông tin về các địa điểm tham quan ở Thủ đô.
C. Em chỉ có thể tìm kiếm thông tin trên Internet.
D. Thu thập và tìm kiếm thông tin là cần thiết và quan trọng trong giải quyết vấn đề.
Câu 3. (1,0 điểm) (M3) Để lưu một hình ảnh về máy tính, em thực hiện như thế nào?
A. Nháy nút trái chuột vào ảnh → Chọn Save image as… → Chọn thư mục lưu tệp trong cửa sổ Save As → Nhập tên tệp → Nhấn nút Save.
B. Nháy nút phải chuột vào ảnh → Chọn Save image → Chọn thư mục lưu tệp trong cửa sổ Save As → Nhập tên tệp → Nhấn nút Save.
C. Nháy nút phải chuột vào ảnh → Chọn Save image as… → Chọn thư mục lưu tệp trong cửa sổ Save As → Nhập tên tệp → Nhấn nút Save.
D. Nháy nút trái chuột vào ảnh → Chọn Save image → Chọn thư mục lưu tệp trong cửa sổ Save As → Nhập tên tệp → Nhấn nút Save.
Câu 4. (1,0 điểm) (M1) Thông tin mà các em lưu trên máy tính có thể được chia sẻ bằng cách sao chép và gửi đi nhờ mạng máy tính như thế nào?
A. Gửi qua tin nhắn di động.
B. Gửi qua đĩa CD.
C. Gửi qua thẻ nhớ.
D. Gửi qua thư điện tử.
Câu 5. (1,0 điểm) Phần mềm giúp em dịch những từ tiếng Anh mà em chưa biết là
A.
B.
C.
D.
Câu 6. (1,0 điểm) (M1) Công cụ tìm kiếm trên máy tính được cung cấp trong cửa sổ phần mềm nào?
A. Settings.
B. Cortana.
C. File Explorer.
D. Get Help.
Câu 7. (1,0 điểm) (M2) Để đặt lại tên thư mục, em dùng lệnh nào sau đây?
A. Rename.
B. Change.
C. Delete.
D. Copy.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) (M2) Em hãy lấy một ví dụ về phần mềm trên máy tính mà em thường sử dụng để hỗ trợ việc học và nêu công dụng của các phần mềm đó.
Câu 2. (1,0 điểm) (M2) Điền Đ (Đúng), S (Sai) và ô trống cho thích hợp.
Phát biểu | Đúng/Sai |
a) Thông tin trên website thường được sắp xếp theo chủ đề. | |
b) Thông tin trên website sắp xếp ngẫu nhiên, vì vậy khó tìm kiếm. | |
c) Các chủ đề của website thường được đặt ở phần đầu trang chủ. | |
d) Có thể tìm kiếm thông tin trên website bằng cách tìm theo chủ đề. |
Câu 3. (1,0 điểm) (M3) Để quyết định có nên tham gia Cuộc thi giải Toán qua mạng Violympic hay không, em cần những thông tin gì?
Đáp án:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
B | C | C | D | B | C | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,0 điểm) | - Microsoft Powerpoint: tạo bài thuyết trình với các slide thể hiện dưới nhiều dạng (văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, biểu đồ,..) (HS có thể lấy ví dụ về các phần mềm khác - cho điểm khi HS trả lời đúng yêu cầu) | 1,0 |
Câu 2 (1,0 điểm) | a) Đ b) S c) Đ d) Đ | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 3 (1,0 điểm) | - Thông tin về mục đích của cuộc thi. - Thông tin về thời gian diễn ra cuộc thi. - Thông tin về nội dung kiến thức sẽ thi. - Thông tin về những đối tượng có thể tham gia thi. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
4. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức
ĐỀ THI HỌC KÌ I
CÔNG NGHỆ 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Máy tính điện tử có vai trò gì trong đời sống con người?
A. Cung cấp cho người dùng kiến thức giáo dục bổ ích, truyền cảm hứng và mang đến những bài học quý giá.
B. Hỗ trợ người dùng tính toán những phép tính từ đơn giản cho đến phức tạp.
C. Giúp con người đánh dấu các lịch trình làm việc hàng ngày.
D. Hỗ trợ người dùng điều khiển, truy cập thông tin hoặc dữ liệu.
Câu 2. Chiếc ô tô của Các Ben được hoàn thiện và cấp bằng sáng chế khi nào?
A. Đầu năm 1885.
B. Đầu năm 1886.
C. Đầu năm 1887.
D. Đầu năm 1888.
Câu 3. Để thiết kế một sản phẩm, em cần thực hiện mấy bước chính?
A. Hai bước.
B. Ba bước.
C. Bốn bước.
D. Năm bước.
Câu 4. Bước cuối cùng để làm đồng hồ đồ chơi đeo tay là:
A. Làm quai đeo và núm vặn.
B. Làm bộ kim đồng hồ.
C. Gắn các bộ ph
Câu 5. Đâu không phải là một trong những bước chính của thiết kế?
A. Đánh giá và hoàn thiện sản phẩm.
B. Làm sản phẩm mẫu.
C. Chọn lấy ý tưởng từ người khác.
D. Hình thành ý tưởng về sản phẩm.
Câu 6. Ý nào sau đây không đúng khi nói về mô tả về đồng hồ đò chơi đeo tay?
A. Nhiều màu sắc, cầu kì và sang trọng.
B. Dụng cụ là kéo, hồ dán, màu vẽ.
C. Vật liệu là giấy bìa.
D. Yêu cầu đúng hình dạng, chắc chắn, thẩm mĩ.
Câu 7. Ý nào dưới đây nói đúng vai trò của hình ảnh dưới đây?
A. Sáng chế này giúp con người di chuyển một quãng đường rất xa, qua sông, núi và biển.
B. Sáng chế này là nền tảng tạo ra các loại máy móc.
C. Sáng chế này giúp chiếu sáng.
D. Sáng chế này giúp con người có thể nói chuyện với nhau dù ở cách xa nhau.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Nêu những quy tắc khi sử dụng điện thoại di động.
Câu 2. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của việc sáng chế ra tủ lạnh.
Đáp án Đề thi Học kì 1 Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
D | B | C | C | C | A | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | Những quy tắc khi sử dụng điện thoại di động: - Chọn thời gian và địa điểm hợp lý: Tránh sử dụng điện thoại khi lái xe, tham gia cuộc họp hay trong các tình huống cần tập trung cao. - Quản lý thời gian sử dụng: Hạn chế thời gian sử dụng điện thoại để không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và giấc ngủ. - Bảo mật thông tin cá nhân: Không chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm trên mạng xã hội hoặc qua tin nhắn. - Tôn trọng người xung quanh: Giữ âm lượng vừa phải và không làm phiền người khác khi ở nơi công cộng. - Sử dụng ứng dụng an toàn: Tải ứng dụng từ nguồn tin cậy và thường xuyên cập nhật để bảo vệ thiết bị khỏi virus và phần mềm độc hại. - Tắt thông báo không cần thiết: Giảm thiểu thông báo từ các ứng dụng không quan trọng để tránh làm mất tập trung. - Bảo trì thiết bị: Thường xuyên kiểm tra và bảo trì điện thoại để đảm bảo hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ. - Sử dụng chế độ không làm phiền: Khi cần tập trung, hãy bật chế độ không làm phiền để tránh bị gián đoạn bởi các cuộc gọi và tin nhắn. | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (1,0 điểm) | Ý nghĩa của việc sáng chế ra tủ lạnh: - Bảo quản thực phẩm lâu dài: Tủ lạnh giúp giữ cho thực phẩm tươi ngon, an toàn và hạn chế lãng phí thực phẩm bằng cách làm chậm quá trình hỏng hóc, từ đó cải thiện dinh dưỡng cho người tiêu dùng. - Tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày: Tủ lạnh mang lại sự tiện lợi cho cuộc sống, cho phép người dùng lưu trữ thực phẩm, đồ uống và nguyên liệu chế biến một cách dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc mua sắm và nấu nướng. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
Ma trận Đề thi Học kì 1 Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ/ Bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG | |||||||||
Bài 1: Vai trò của công nghệ | 1 | 1 | 1.0 | ||||||
Bài 2: Nhà sáng chế | 1 | 1 | 2 | 2.0 | |||||
Bài 3: Tìm hiểu thiết kế | 1 | 1 | 2 | 2.0 | |||||
Bài 4: Thiết kế sản phẩm | 1 | 1 | 2 | 2.0 | |||||
Bài 5: Sử dụng điện thoại | 1 | 1 | 2.0 | ||||||
Bài 6: Sử dụng tử lạnh | 1 | 1 | 1.0 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 2 | 1 | 1 | 0 | 7 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10.0 | |
Tổng số điểm | 6,0đ 60% | 3,0đ 30% | 1,0đ 10% | 10,0đ 100% | 10,0đ 100% |
Bản đặc tả đề thi HK1 môn Công nghệ 5 Kết nối tri thức
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | |||
7 | 2 | |||||
CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG | ||||||
Bài 1: Vai trò của công nghệ | Nhận biết | - Nhận diện được vai trò của máy tính điện tử trong đời sống con người. | 1 | C1 | ||
Kết nối | ||||||
Vận dụng | ||||||
Bài 2: Nhà sáng chế | Nhận biết | - Nhận diện được năm chiếc ô tô của Các Ben được hoàn thiện và cấp bằng sáng chế. | 1 | C2 | ||
Kết nối | ||||||
Vận dụng | - Xác định được ý nói đúng về vai trò của hình ảnh được cho. | 1 | C7 | |||
Bài 3: Tìm hiểu thiết kế | Nhận biết | - Nhận diện được các bước thiết kế một sản phẩm. | 1 | C3 | ||
Kết nối | - Nêu được ý không phải là một trong những bước chính của thiết kế. | 1 | C5 | |||
Vận dụng | ||||||
Bài 4: Thiết kế sản phẩm | Nhận biết | - Nhận diện được bước cuối cùng để làm đồng hồ đồ chơi đeo tay. | 1 | C4 | ||
Kết nối | - Nêu được ý không đúng khi nói về mô tả về đồng hồ đò chơi đeo tay. | 1 | C6 | |||
Vận dụng | ||||||
Bài 5: Sử dụng điện thoại | Nhận biết | - Nêu được những quy tắc khi sử dụng điện thoại di động. | 1 | C1 | ||
Kết nối | ||||||
Vận dụng | ||||||
Bài 6: Sử dụng tủ lạnh | Nhận biết | |||||
Kết nối | - Nêu được ý nghĩa của việc sáng chế ra tủ lạnh. | 1 | C2 | |||
Vận dụng |
5. Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Khoa học Kết nối tri thức
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Thành phần nào dưới đây không phải là thành phần chính có trong đất?
A. Không khí.
B. Nước.
C. Chất khoáng.
D. Gió.
Câu 2 (0,5 điểm). Mùn được hình thành như thế nào?
A. Mùn được hình thành chủ yếu từ mưa với sự tham gia của sinh vật trong đất.
B. Mùn được hình thành chủ yếu do xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất.
C. Mùn được hình thành chủ yếu từ không khí, thực vật phân hủy và sinh vật trong đất.
D. Mùn được hình thành chủ yếu từ chất khoáng, nước với sự tham gia của sinh vật trong đất.
Câu 3 (0,5 điểm). Nguyên nhân gây ô nhiễm đất nào dưới đây do con người gây ra?
A. Xâm nhập mặn.
B. Núi lửa phun trào.
C. Chất thải không xử lí.
D. Nhiễm phèn.
Câu 4 (0,5 điểm). Hỗn hợp là gì?
A. Hỗn hợp được tạo thành duy nhất từ một chất.
B. Hỗn hợp được tạo thành từ ba chất trở lên trộn lẫn với nhau.
C. Hỗn hợp được tạo thành từ hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
D. Hỗn hợp được tạo thành từ chất rắn hòa tan với chất lỏng phân bố đều vào nhau.
Câu 5 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái khí?
A. Nước uống.
B. Thủy tinh.
C. Dầu ăn.
D. Ô-xi.
Câu 6 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái rắn?
A. Hơi nước.
B. Nhôm.
C. Ni-tơ.
D. Giấm ăn.
Câu 7 (0,5 điểm). Biến đổi hóa học xảy ra khi nào?
A. Biến đổi hóa học xảy ra khi có sự thay đổi kích thước.
B. Biến đổi hóa học xảy ra khi thể tích chất thay đổi.
C. Biến đổi hóa học xảy ra khi có sự tạo thành chất mới.
D. Biến đổi hóa học xảy ra khi khối lượng chất thay đổi.
Câu 8 (0,5 điểm). Vì sao cây trồng trong đất có thể đứng vững, không bị đổ?
A. Cây đứng vững nhờ rễ cây bám chặt vào đất.
B. Cây đứng vững nhờ nước có trong đất.
C. Cây đứng vững nhờ không khí có trong đất.
D. Cây đứng vững nhờ các chất dinh dưỡng có trong đất.
Câu 9 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về biện pháp bảo vệ môi trường đất?
A. Tăng cường sử dụng phân bón hóa học.
B. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
C. Trồng cây gây rừng.
D. Xây bờ kè.
Câu 10 (0,5 điểm). Phá rừng gây ảnh hưởng gì đến môi trường đất?
A. Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy như rác thải nhựa,…
B. Đất không có thực vật che phủ, khi gặp mưa, gió sẽ bị rửa trôi dẫn đến xói mòn đất.
C. Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.
D. Đất nhiễm chất độc hại do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Câu 11 (0,5 điểm). Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?
A. Xà lách, dưa chuột và cà chua trộn đều.
B. Cát và nước đã khuấy đều để sau vài phút.
C. Lạc, đỗ đen và đỗ xanh trộn đều.
D. Đường và nước khuấy đều để sau vài phút.
Câu 12 (0,5 điểm). Nước ở trạng thái nào khi nhiệt độ dưới 0 oC?
A. Lỏng.
B. Rắn.
C. Hơi.
D. Lỏng và hơi.
Câu 13 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây có sự biến đổi hóa học?
Câu 14 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây không có sự biến đổi hóa học?
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Thế nào là hiện tượng xói mòn đất? Em hãy nêu 3 tác hại của hiện tượng xói mòn đất và 3 biện pháp bảo vệ môi trường đất.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Câu 2 (1,0 điểm). Nước hoa thường là chất lỏng dễ bay hơi, có mùi thơm và được đóng vào bình xịt thủy tinh để sử dụng.Giải thích vì sao khi mở lọ nước hoa, ta thấy nước hoa vơi dần và ngửi được mùi thơm.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: KHOA HỌC 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | D | B | C | C | D | B | C |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | A | A | B | D | B | A | D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | - Hiện tượng làm mất lớp đất trên bề mặt, phá hủy tầng đất bên dưới do gió thổi hoặc nước chảy ở những vùng đất dốc, đồi núi,… gọi là hiện tượng xói mòn đất. - 3 tác hại của hiện tượng xói mòn đất: + Giảm năng suất cây trồng. + Gia tăng lũ lụt. + Làm mất đất ở và đất trồng. - 3 biện pháp bảo vệ môi trường đất: + Sử dụng hợp lí phân bón hóa học. + Trồng rừng và khai thác rừng hợp lí. + Hạn chế sử dụng đồ nhựa. | 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
Câu 2 (1,0 điểm) | + Nước hoa chuyển từ thể lỏng sang thể khí. + Nước hoa chuyển thành trạng thái khí thì ta có thể ngửi được và nước hoa ở thể lỏng sẽ vơi dần. | 0,5đ 0,5đ |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: MÔN KHOA HỌC 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHỦ ĐỀ 1. CHẤT | |||||||||
Bài 1. Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng | 2 | 1 | 3 | 0 | 1,5 | ||||
Bài 2. Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất | 1 | 1 | 2 | 3 | 1 | 3,5 | |||
Bài 3. Hỗn hợp và dung dịch | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 4. Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 2,5 | |||
Bài 5. Sự biến đổi hóa học của chất | 1 | 2 | 3 | 0 | 1,5 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 7 | 1 | 7 | 0 | 0 | 1 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 3,5 | 2,0 | 3,5 | 0 | 0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 5,5 55% | 3,5 35% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: KHOA HỌC 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
CHỦ ĐỀ 1. CHẤT | ||||||
Bài 1. Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng | Nhận biết | Nêu được một số thành phần của đất | 2 | C1, C2 | ||
Kết nối | Trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng | 1 | C8 | |||
Bài 2. Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất | Nhận biết | Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất. | 1 | 1 | C3 | C1 |
Kết nối | 2 | C9, C10 | ||||
Bài 3. Hỗn hợp và dung dịch | Nhận biết | Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch | 1 | C4 | ||
Kết nối | 1 | C11 | ||||
Bài 4. Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất | Nhận biết | Nêu được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí | 2 | C5, C6 | ||
Kết nối | Trình bày được ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất | 1 | C12 | |||
Vận dụng | Vận dụng sự biến đổi trạng thái của chất để giải thích hiện tượng | 1 | C2 | |||
Bài 5. Sự biến đổi hóa học của chất | Nhận biết | Trình bày được một số ví dụ đơn giản gần gũi với cuộc sống về biến đỏi hóa học | 1 | C7 | ||
Kết nối | 2 | C13, C14 |
6. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 Kết nối tri thức
Ma trận đề thi Học kì 1 Lịch Sử Địa Lí 5 Kết nối tri thức
Chủ đề/mạch nội dung | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Đất nước và con người Việt Nam | YCCĐ | Kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam | Trình bày được một số khó khăn, thuận lợi của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống | Xác định được trên lược đồ hoặc bản đồ một số khoáng sản chính. | Nhận xét được sự gia tăng dân số ở Việt Nam và một số hậu quả do phân bố dân cư chưa hợp lí ở Việt Nam | Bày tỏ được thái độ tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa của các dân tộc Việt Nam | ||
Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 5 | ||
Câu số | 1 | 9 | 2 | 10 | 3 | |||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 1,0 | 1 | 1,0 | 4,0 | ||
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam | YCCĐ | - Nêu được một số nét chính của lịch sử triều Lý, Trần, Lê - Kể lại được chiến thắng Bạch Đằng có sử dụng tư liệu lịch sử | - Hiểu ý nghĩa của chiếu dời đô - Vẽ được đường thời gian thể hiện một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc | Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,…) liên quan đến Triều Lý | ||||
Số câu | 2 | 2 | 1 | 5 | ||||
Câu số | 4,5 | 6,8 | 12 | |||||
Số điểm | 2,0 | 2,0 | 0,5 | 4,5 | ||||
Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam | YCCĐ | Kể được tên một số đền tháp Chăm Pa còn lại cho đến ngày nay | Mô tả được một số hiện vật khảo cổ học của Phù Nam | |||||
Số câu | 1 | 1 | 2 | |||||
Câu số | 7 | 11 | ||||||
Số điểm | 1,0 | 0,5 | 1,5 | |||||
Tổng số điểm | 3,5 | 0,5 | 3,0 | 1,5 | 1,0 | 0,5 | 10 | |
Tổng số câu | 5 | 5 | 2 | 12 |
Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 5 cuối kì 1 Kết nối tri thức
I. TRẮC NGHIỆM: (7,5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng
Câu 1: (M1) (0,5 điểm) Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
A. 60
B. 61
C. 62
D. 63
Câu 2: (M2) (1 điểm) Quan sát lược đồ sau và cho biết dầu mỏ có nhiều ở vùng nào?
A. Phía Bắc, Nam và Đông của phần đất liền
B. Ở phía Đông, Tây và Tây Bắc
C. Ở khu vực miền Trung và miền Nam
D. Ở thềm lục địa phía Nam
Câu 3: (M3) Trong lớp Mai có một bạn người dân tộc Dao mới chuyển về. Một số bạn trong lớp trêu đùa và chê bai bạn Mai là người dân tộc. Nếu là Mai, em sẽ làm gì? (1đ)
B. Nhắc các bạn nên tôn trọng, không phân biệt đối xử với bạn đó
C. Coi như không biết
D. Kì thị bạn đó và bảo các bạn không chơi cùng
Câu 4: (M1)Vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) đến địa điểm nào? (1đ)
A. Cổ Loa (Hà Nội)
B. Phú Xuân (Thừa Thiên Huế)
C. Phong Châu (Phú Thọ)
D. Đại La (Hà Nội)
Câu 5: (M1) Ai là người chỉ huy trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 của quân dân nhà Trần? (1đ)
A. Trần Thủ Độ
B. Trần Quốc Tuấn
C. Trần Quang Khải
D. Trần Khánh Dư
Câu 6: (M2) Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống trước các câu dưới đây (1đ)
☐ Chiếu dời đô thể hiện tầm nhìn sáng suốt của vua Lý Thái Tổ , đồng thời mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
☐ Chiếu dời đô chỉ đơn thuần là quyết định chuyển kinh đô từ Hoa Lư đến Đại La mà không có bất kì lí do chính trị hay kinh tế nào.
☐ Chiếu dời đô là để thể hiện quyền lực của vua Lý Thái Tổ và không có ý nghĩa chiến lược về địa lý.
☐ Chiếu dời đô cho thấy vua Lý Thái Tổ muốn thay đổi kinh đô để tránh các mối đe dọa từ bên ngoài.
Câu 7: (M1) Địa bàn của Vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay? (1đ)
A. Miền Bắc
B. Miền Trung
C. Tây Nguyên
D. Miền Nam
Câu 8: (M2) Điền tên sự kiện và mốc thời gian tương ứng để hoàn thiện trục thời gian về một số cuộc đấu tranh tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.(1đ)
II. Tự luận (2,5đ)
Câu 9: (M1) Nêu thuận lợi và khó khăn của khí hậu nước ta đối với đời sống và sản xuất ? (0,5)
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Câu 10: (M2) Hoàn thành sơ đồ dưới đây về hậu quả do gia tăng dân số nhanh và phân bố dân cư chưa hợp lý ở Việt Nam.(1đ)
Câu 11: (M2) Quan sát hình ảnh và mô tả đặc điểm của hiện vật dưới đây (0,5đ)
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Câu 12: (M3) Viết về đóng góp của một nhân vật lịch sử Triều Lý đối với đất nước mà em yêu thích và những điều em học được ở nhân vật đó.(0,5đ)
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 KNTT
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 7 |
Đáp án | D | D | B | D | B | B |
Số điểm | 0,5 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Câu 6: (1đ) Mỗi ý nối đúng 0,25đ
a - Đ ; b- S; c- S; d- S
Câu 8: (1đ) Mỗi ý đúng 0,2 đ
Câu 9: (0,5đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ
- Thuận lợi:
+ Có nguồn nhiệt ẩm, dồi dào nên cây trồng phát triển quanh năm và cho năng suất cao.
+ Khí hậu thay đổi theo mùa và vùng miền nên sản phẩm nông nghiệp đa dạng
- Khó khăn: Chịa ảnh hưởng của nhiều thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán,… gây khó khăn cho đời sống và hoạt động sản xuất.
Câu 10: 1đ. HS trả lời mỗi ý đúng được 0,25đ
- Dân số đông:
+ Gây ra một số khó khăn trong giải quyết việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục,…
+ Nguy cơ suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường
- Phân bố dân cư:
+ Nơi thừa, nơi thiếu lao động,
+ Gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng hợp lí nguồn lao động.
Câu 11: (0,5đ)
- Cà ràng (bếp đun) được làm bằng đất nung, có thành che gió, đáy giữ tro, đun bằng củi hoặc than, thuận tiện khi sử dụng ở nhà sàn hoặc trên thuyền, ghe.
Câu 12: (0,5đ)
- HS chỉ nêu được tên nhân vật lịch sử, đóng góp của nhân vật đó hoặc chỉ nêu được tên nhân vật và bày tỏ được thái độ đối với nhân vật đó (0,25đ)
- Nêu được tên của nhân vật, đóng góp của nhân vật đó và bày tỏ được thái độ đối với nhân vật (0,5đ)
7. Đề thi học kì 1 tiếng Anh 5 Global success
B. Đề thi học kì 1 lớp 5 sách Chân trời sáng tạo
1. Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5
PHÒNG GD & ĐT ………………. TRƯỜNG TIỂU HỌC……………. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: Toán - Lớp 5 Thời gian: 40 phút (không tính thời gian phát đề) |
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (câu 1 đến câu 6)
Câu 1. (0,5 điểm) 5,013 > 5,0?3 chữ số thích hợp để điền vào? là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 2. (0,5 điểm) 2 đơn vị và 23 phần trăm được viết là:
A. 20,23
B. 2,023
C. 2,23
D. 2, 203
Câu 3. (0,5 điểm)
A. 45,00
B. 0,45
C. 4,5
D. 0,045
Câu 4. (0,5 điểm) Hỗn số 8
A. 8,004
B. 8,04
C. 84,4
D. 8,4
Câu 5. (0,5 điểm) Số thập phân bằng với 0,5 là:
A. 5,0
B. 0,50
C. 0,05
D. 0,55
Câu 6. (0,5 điểm) 1m ……..km
A. 1
B.
C.
D.
Câu 7. (2 điểm) Đặt tính rồi tính:
a) 25,62 + 3,48 b) 30,3 – 5,7 | c) 3,8 × 24 d) 2,52 : 0,42 |
Câu 8. (2,0 điểm) Tính chu vi của hình tròn biết đường kính d.
a) d = 3m
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
b) d = 4,2 dm
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 9. (1 điểm) Làm tròn các số thập phân đến hàng phần mười:
24,35; 9,009; 6,18; 23,06.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 10. (2,0 điểm) Một mảnh vườn dạng hình thang có độ dài hai đáy là 24 m và 18 m, chiều cao là 12 m. Biết rằng
Đáp án đề thi học kì 1 môn Toán 5 Chân trời sáng tạo
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | C | B | D | B | D |
Điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm |
Câu 7. (2 điểm) Mỗi câu HS đặt tính đúng đạt 0,25 điểm. Kết quả phép tính đúng đạt 0,25 điểm.
a) 29,1
b) 24,6
c) 91,2
d) 6
Câu 8. (2,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 1 điểm
a) 3 × 3,14 = 9,42 m
b) 4,2 × 3,14 = 13,188 dm
Câu 9. (1,0 điểm) Làm tròn đúng mỗi số đạt 0,25 điểm
24,4; 9,0; 6,2; 23,1.
Câu 10. (2,0 điểm)
Bài giải
Diện tích mảnh vườn hình thang là:
Diện tích mảnh vườn để trồng hoa cúc là:
Diện tích trồng hoa hồng là:
252 – 100,8 = 151,2 (m2) (0,5 điểm)
Đáp số: 151,2 (m2) (0,5 điểm)
Ma trận đề thi học kì 1 môn Toán 5 Chân trời sáng tạo
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Số học | Số câu | 3 | 2 | `2 | 7 | |||
Câu số | 1, 2, 3 | 4, 5 | 7, 9 | |||||
Số điểm | 1,5 | 1,0 | 3,0 | 5,5 | ||||
Đại lượng và số đo đại lượng | Số câu | 1 | 1 | |||||
Câu số | 6 | |||||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | ||||||
Yếu tố hình học | Số câu | 1 | 1 | 2 | ||||
Câu số | 8 | 10 | ||||||
Số điểm | 2,0 | 2,0 | 4,0 | |||||
Tổng số câu | 3 | 3 | 3 | 1 | 10 | |||
Tổng số điểm | 1,5 | 1,5 | 5,0 | 2,0 | 10 |
2. Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (2 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi.
Lũ đẹp
Lũ tràn về nhanh như thác đổ, trong vài chục phút đã dâng lên gần ngập nóc nhà. Người leo lên đến đâu nước dâng đến đó. Làng tôi nhiều người mắc nạn nhưng may mắn, ai cũng được cứu bởi những người dũng cảm, dám tranh mạng sống với thuỷ thần. Khi được cứu ra khỏi vùng lũ, được cầm trên tay nắm cơm, gói mì thì nước mắt trào ra như... lũ. Khóc vì những người vượt lũ cứu nhau, khóc vì nắm cơm nặng nghĩa, nặng tình, khóc vì ngực còn thở, hình hài còn nguyên vẹn.
Theo Nguyễn Thị Việt Hà
Câu hỏi: Theo em, vì sao bài đọc có tên là ‘‘Lũ đẹp”?
Ngôi làng rực rỡ
Trang trí nhà cửa là truyền thống có từ hàng trăm năm của ngôi làng Gia-li-pi-e huyền thoại. Mỗi năm, những người phụ nữ của làng sẽ tô màu hoặc vẽ lại, thêm hoạ tiết mới cho căn nhà của mình. Hoa lá bằng màu vẽ phủ quanh tường nhà và lắm khi chạm cả lên giếng nước, thân cây cổ thụ, chuồng chó, bờ rào, thùng rác hay những cây cầu. Nhìn từ xa, ngôi làng tựa như một vườn hoa tươi ngời trong thế giới cổ tích.
Hương Quỳnh
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về truyền thống trang trí nhà cửa của người dân ở làng Gia- li-pi-e?
Tết Độc lập của người Mông
Tết Độc lập của người Mông kéo dài từ ngày 29 tháng 08 đến ngày mùng 02 tháng 09. Vào dịp này, bà con thường chọn cho mình những bộ trang phục đẹp nhất để đi dự hội. Con trai đầu quấn khăn, cổ đeo vòng, vai vác khèn. Con gái thì diện áo váy rực rỡ, tay cầm đàn môi, leng keng nhạc ngựa xuống thị trấn, sắc cờ đỏ thắm kỉ niệm ngày Tết Độc lập hoà cùng muôn sắc màu của trang phục truyền thống người Mông, dệt nên bức tranh tươi đẹp.
Châu Giang tổng hợp
Câu hỏi: Bức tranh Tết Độc lập của người Mông được dệt nên từ những điều gì?
Tay nải của bà
Mỗi lần bà ở quê ra
Tay nải của bà đựng cả vườn quê Quả cam, quả ổi, quả lê
Dăm ba chục trứng, bánh kê, bánh vừng Bao ngày chăm bẵm, vun trồng
Chắt chiu trái ngọt để phần cháu, con Bàn tay bà bén hương thơm
Túi quà lúc lỉu dệt ươm tiếng cười... Chiều nay nắng đọng lưng trời
Nhớ bà, nhớ cả những lời ru xưa:
- Ầu ơ... mộc mạc hương quê
Cháu con thơm thảo năng về, bà mong...
Bảo Như
Câu hỏi: Em cảm nhận được tình cảm của bà đối với con cháu qua những chi tiết nào ?
Hoàng hôn trên sông
Trà rất thích được nằm dài trên bãi cỏ bên sông, ngắm nhìn bầu trời xanh trong và những đám mây trắng lững lờ trôi.
Cũng trên bờ sông yên bình ấy, chiều chiều, Trà thường cùng đám bạn mê say chơi trò xoay chong chóng lá dừa, kéo co, đuổi bắt... Thỉnh thoảng, cả bọn lại í ới chỉ trỏ khi bắt gặp một con thuyền cập bến. Hoàng hôn ửng hồng rồi tím thẫm, tiếng cười giòn tan của Trà và lũ bạn cũng theo con đường làng trở về từng ngõ nhỏ thân thương.
Hương Giang
Câu hỏi: Con sông quê có ý nghĩa như thế nào đối với Trà và các bạn?
Đề kiểm tra đọc hiểu cuối HK1 Tiếng Việt 5 CTST
I. Đọc hiểu (8 điểm)
Học sinh đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi.
Bộ lông rực rỡ của chim thiên đường
Chim thiên đường đi tha rác về lót ổ, chuẩn bị cho mùa đông đang tới gần. Nó bay rất xa, chọn những chiếc lá vàng, lá đỏ thật đẹp, những ngọn cỏ thật thơm, thật mềm.
Bay ngang qua tổ sáo đen, sáo đen ngỏ lời xin chiếc lá sồi đỏ thắm, thiên đường vui vẻ thả xuống cho bạn chiếc lá mà mình cũng rất ưng ý.
Thiên đường lại bay đi kiếm chiếc lá khác. Được một cành hoa lau màu tím hồng rất mịn, thiên đường hối hả cắp ngang mỏ bay về. Ngang qua tổ gõ kiến, bầy gõ kiến con rối rít gọi, xin cho xem. Thấy bầy chim non thích cành hoa lau, thiên đường không nỡ mang về, lại vội vàng bay đi kiếm cành lá khác.
Thiên đường tìm được một cụm cỏ mật khô vàng rượi, thơm mát. về qua tổ chim mai hoa, thấy tổ tuềnh toàng, chim mai hoa đang ốm, vật vã đôi cánh, thiên đường mủi lòng, gài cụm cỏ mật che gió cho bạn. Mai hoa vẫn run lập cập, thiên đường bối rối không biết làm cách nào cho bạn đỡ rét. Nó nhìn xuống ngực rồi lấy mỏ rứt ra từng nạm lông xốp mịn, lót ổ cho bạn...
Mùa đông đến từ lúc nào thiên đường không hay biết. Chú loay hoay sửa lại tổ. Bộ lông màu nâu nhạt của chú xù lên, trông xơ xác tội nghiệp.
Chèo bẻo trông thấy, vội loan báo cho mọi loài chim được biết. Sáo đen, gõ kiến, mai hoa, bói cá, hoạ mi, sơn ca... cùng rất nhiều bạn bè bất chấp mưa gió, bay đến sửa tổ giúp thiên đường. Chẳng mấy chốc thiên đường có một chiếc tổ thật đẹp. Các bạn còn rứt trên bộ cánh của mình một chiếc lông quý gom góp lại thành một chiếc áo đem tặng thiên đường.
Từ đó, thiên đường luôn khoác trên mình một chiếc áo nhiều màu rực rỡ, vật kỉ niệm thiêng liêng của biết bao loài chim bạn bè.
Theo Trần Hoài Dương
Câu 1. Chim thiên đường chọn được những vật liệu gì để làm tổ?
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào trước mỗi đáp án.
A. Những chiếc lá vàng, lá đỏ thật đẹp.
B. Những chiếc lá vàng, lá đỏ thật
C. Những ngọn cỏ thật ngọt, thật mềm.
D. Những ngọn cỏ thật thơm, thật mềm.
Câu 2. Chim thiên đường đã giúp đỡ các bạn như thế nào?
Nối các ô chữ ở cột B với mỗi ô chữ phù hợp ở cột A.
A | B | ||
Sáo đen | Báo tin cho các loài chim khác biết về tình cảnh rất tội nghiệp của chim thiên đường. | ||
Bầy gõ kiến con | Cho chiếc lá sồi đỏ thắm mà nó rất ưng ý. | ||
Mai hoa | Gài cụm cỏ mật che gió, rứt ra từng nạm lông xốp mịn ở ngực để lót ổ. | ||
Chèo bẻo | Tặng một cành hoa lau màu tím hồng rất mịn. |
Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy sự vất vả của chim thiên đường khi sửa tổ?
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
A. Khoác trên mình một chiếc áo nhiều màu rực rỡ.
B. Lấy mỏ rứt ra từng nạm lông xốp mịn ở ngực để lót ổ cho bạn.
C. Bộ lông màu nâu nhạt của chú xù lên, trông xơ xác tội nghiệp.
D. Hối hả cắp cành hoa lau màu tím hồng rất mịn ngang mỏ bay về.
Câu 4. Hình ảnh nào dưới đây thể hiện tình cảm của các bạn với chim thiên đường?
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
A. Sáo đen ngỏ lời xin thiên đường chiếc lá sồi đỏ thắm.
B. Bầy gõ kiến con rối rít gọi, xin cho xem cành hoa
C. Mai hoa đang ốm, vật vã đôi cánh, người run lập cập.
D. Bạn bè bất chấp mưa gió, bay đến sửa tổ giúp thiên đường.
Câu 5. Em có suy nghĩ, cảm xúc gì trước hình ảnh chim thiên đường lấy mỏ rứt ra từng nạm lông xốp mịn ở ngực để lót ổ cho mai hoa?
Câu 6. Theo em, vì sao nói chiếc áo của thiên đường là “vật kỉ niệm thiêng liêng của biết bao loài chim bạn bè”?
Câu 7. Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ phù hợp với nội dung truyện.
Câu 8. Trong câu dưới đây, từ nào là đại từ?
Nó nhìn xuống ngực rồi lấy mỏ rứt ra từng nạm lông xốp mịn, lót ổ cho bạn.
A. nó | B. mỏ | C. ngực | D. bạn |
Câu 9. Từ in đậm trong câu dưới đây thuộc loại từ nào?
Bay ngang qua tổ Sáo đen, Sáo đen ngỏ lời xin chiếc lá sồi đỏ thắm. Thiên đường vui vẻ thả xuống cho bạn chiếc lá mà mình cũng rất ưng ý.
A. động từ | B. tính từ | C. đại từ | D. kết từ |
Câu 10. Viết 2 câu văn với từ “thiêng liêng”.
Câu 11. Viết 3 - 4 câu văn bày tỏ cảm xúc của em về những việc làm của chim thiên đường, trong câu có sử dụng kết từ.
Đề kiểm tra viết học kì 1 Tiếng Việt 5 CTST
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ KIỂM TRA VIẾT
----------
B. VIẾT (10 điểm)
Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật là loài vật hoặc cây cối với những chi tiết sáng tạo.
Đáp án đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. PHẦN ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc thành tiếng: (2 điểm)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát (0,25 điểm);
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (0,25điểm);
- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm (0,25 điểm);
- Tốc độ đọc đạt khoảng 93-95 tiếng/1phút (0,25 điểm);
- Trả lời đúng ý 1 câu hỏi có liên quan văn bản đọc (1 điểm).
Câu hỏi | Trả lời |
Câu hỏi: Theo em, vì sao bài đọc có tên là “Lũ đẹp” ? | Trả lời: Bài đọc có tên là “Lũ đẹp” vì những việc làm “đẹp” của người dũng cảm xong vào dòng nước lũ cứu người, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho những người bị nạn vượt qua khó khăn. |
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về truyền thống trang trí nhà cửa của người dân ở làng Gia- li-pi-e ? | Trả lời: Đây là một truyền thống đẹp, nói lên đời sống tinh thần nghệ thuật phong phú của người dân ở làng Gia-li-pi-e. |
Câu hỏi: Bức tranh Tết Độc lập của người Mông được dệt nên từ những điều gì ? | Trả lời: Bức tranh Tết Độc lập của người Mông được dệt nên từ những trang phục truyền thống muôn sắc màu, sắc cờ đỏ thắm tạo nên bức tranh tươi đẹp. |
Câu hỏi: Em cảm nhận được tình cảm của bà đối với con cháu qua những chi tiết nào ? | Trả lời: Em cảm nhận được tình cảm của bà đối với con cháu qua những chi tiết: Tay nải của bà đựng cả vườn quê/ Quả cam, quả ổi, quả lê/ Dăm ba chục trứng, bánh kê, bánh vừng/ Túi quà lúc lỉu dệt ươm tiếng cười.../ |
Câu hỏi: Con sông quê có ý nghĩa như thế nào đối với Trà và các bạn ? | Câu hỏi: Đối với Trà và các bạn con sông quê có nhiều kỉ niệm đẹp tuổi thơ, nơi gắn bó tình cảm quê hương không sao quên được. |
II. Đọc hiểu (8 điểm)
Câu hỏi | Đáp án | Cách chấm điểm |
Câu 1 (0,75đ | 1 - a 2 - c 3 - b | Nối đúng mỗi chỗ: 0,25đ |
Câu 2 (1đ) | A. Đ B. S C. S D. Đ | Điền đúng mỗi chỗ: 0,25đ |
Câu 3 (0,5đ) | C. Bộ lông màu nâu nhạt của chú xù lên, trông xơ xác tội nghiệp. | Khoanh đúng: 0,5đ |
Câu 4 (0,5đ) | D. Bạn bè bất chấp mưa gió, bay đến sửa tổ giúp thiên đường. | Khoanh đúng: 0,5đ |
Câu 5 (1đ) | Gợi ý: Hình ảnh thiên đường lấy mỏ rứt ra từng nạm lông xốp mịn ở ngực để lót ổ cho mai hoa rất cảm động và sâu sắc. Nó còn là bài học về sự đoàn kết, tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. | HS tự do nêu suy nghĩ, đảm bảo phù hợp: 1đ |
Câu 6 (1đ) | Gợi ý: Vì chiếc áo của chim thiên đường được làm từ lông của những người bạn tốt, các loài chim xúc động trước những việc làm của thiên đường nên cùng chung tay làm chiếc áo mới tặng bạn. Chiếc áo là minh chứng cho tình bạn, sự tương trợ và lòng nhân ái giữa các loài chim. | HS tự do nêu suy nghĩ, đảm bảo cách giải thích phù hợp: 1đ |
Câu 7 (0,25đ) | Gợi ý: Lá lành đùm lá rách; Thương người như thể thương thân;... | Viết được 1 câu: 0,25đ |
Câu 8 (0,5đ) | A. nó | Khoanh đúng: 0,5đ |
Câu 9 (0,5đ) | D. kết từ | Khoanh đúng: 0,5đ |
Câu 10 (1đ) | Gợi ý: - Tình mẫu tử luôn là điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. - Lá cờ Tổ quốc bay phấp phới, biểu tượng thiêng liêng của lòng yêu nước. | HS tự do viết câu, đảm bảo phù hợp, mỗi câu: 0,5đ |
Câu 11 (1đ) | Gợi ý: Từ câu chuyện, em thấy rằng chim thiên đường biết sống hết lòng vì đồng loại. Chính vì thế, thiên đường được các loài chim yêu mến và xả thân giúp đỡ. Thiên đường thật xứng đáng với bộ lông rực rỡ và quý giá. Đó là phần thưởng cho lòng tốt mà bạn bè trao tặng. | HS tự do viết câu, đảm bảo phù hợp: 1đ |
B. PHẦN VIẾT: 10 điểm
* Mở bài: 1 điểm
+ Có phần mở bài viết bằng vài câu giới thiệu: 1 điểm;
+ Có phần mở bài viết bằng 1 câu giới thiệu: 0,5 điểm;
+ Không viết phần mở bài hoặc viết mở bài với ý không nêu rõ ràng: 0 điểm.
* Thân bài: 4 điểm
- Nội dung: 2 điểm
+ Chọn một số chi tiết kể đẹp/tích cực và tiêu biểu: 2 điểm;
+ Chọn một số chi tiết kể đẹp/tích cực: 1 điểm;
+ Chi tiết kể chưa rõ nét đẹp/tích cực: 0,5 điểm;
+ Không chọn chi tiết đẹp khi kể: 0 điểm.
- Kĩ năng: 2 điểm
+ Các chi tiết được sắp xếp theo một trong số các trình tự hợp lí, mỗi chi tiết được kể bằng những dẫn chứng về hình dáng, màu sắc, hình ảnh, âm thanh, hành động, có một vài câu văn nêu tình cảm yêu mến hoặc niềm tự hào, hiểu biết về đối tượng kể: 2 điểm;
+ Các chi tiết kể đã được sắp xếp theo một trình tự hợp lí ở một phần của thân bài mà không phải là ở toàn bộ thân bài. Mỗi chi tiết được kể chỉ thể hiện sự quan sát bằng một giác quan (hình dăng, màu sắc, hình ảnh; hoặc âm thanh). Chưa có một số câu văn nêu tình cảm, hiểu biết như ở mức 2 điểm: 1 điểm;
+ Chi tiết kể chưa thể hiện rõ sự sắp xếp hợp lí, mỗi chi tiết được kể chưa dựa trên sự quan sát mà chỉ dựa vào ý kiến khác. Chưa có một số câu văn nêu ở mức 2 điểm: 0,5 điểm;
+ Chưa tả chi tiết: 0 điểm.
* Kết bài: 1 điểm
+ Có phần kết bài viết bằng vài câu với nội dung bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về đối tượng kể: 1 điểm;
+ Có phần kết bài viết bằng 1 câu với nội dung bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về đối tượng kể: 0,5 điểm;
+ Không viết kết bài hoặc viết kết bài không rõ ý: 0 điểm.
* Chữ viết, chính tả: 1 điểm
+ Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng, chỉ mắc từ 0-4 lỗi chính tả: 1 điểm;
+ Chữ viết chưa đúng kiểu, cỡ, hoặc mắc 5 lỗi chính tả: 0,5 điểm;
+ Chữ viết chưa đúng kiểu, cỡ, mắc hơn 5 lỗi chính tả: 0 điểm.
* Dùng từ đặt câu: 1 điểm
+ Có 2 lỗi về dùng từ không chính xác, lặp từ (các lỗi giống nhau chỉ tính là 1 lỗi). Có 0-2 lỗi về viết câu sai hoặc diễn đạt lủng củng không rõ ý: 1 điểm;
+ Có 4 lỗi về dùng từ không chính xác, lặp từ (các lỗi giống nhau chỉ tính là 1 lỗi). Có 3 lỗi về viết câu sai hoặc diễn đạt lủng củng không rõ ý: 0,5 điểm;
+ Có hơn 4 lỗi về dùng từ không chính xác, lặp từ (các lỗi giống nhau chỉ tính là 1 lỗi). Có hơn 3 lỗi về viết câu sai hoặc diễn đạt lủng củng không rõ ý: 0 điểm.
* Sáng tạo: 2 điểm
- Bài văn có 1 trong 3 sự sáng tạo sau: 1 điểm
+ Có những lời bày tỏ cảm xúc hoặc nhận xét của người viết xen vào lời kể một cách hợp lí.
+ Có nhiều hình ảnh, hoặc từ gợi tả màu sắc, âm thanh, cảm xúc.
+ Có lời kể hấp dẫn bởi cách dùng từ và đặt câu có sáng tạo.
- Bài văn chưa thể hiện sự vượt trội nào đã nêu ở mức 1 điểm: 0 điểm.
Ma trận đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5 CTST
NỘI DUNG | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng số | ||||||
ĐỌC THÀNH TIẾNG (2 điểm) | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Học sinh đọc một đoạn văn ngoài SGK, phù hợp với chủ đề đã học (tốc độ đọc khoảng 93-95 tiếng trong 1 phút) và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc. | ||||||||||
ĐỌC HIỂU (8 điểm) | Bài đọc hiểu là văn bản ngoài SGK và phù hợp với chủ đề đã học | |||||||||
Đọc hiểu văn bản (5,75 đ) | Số câu | 4 câu | 2 câu | 1 câu | 4 câu | 3 câu | ||||
Câu số | 1,2,3,4 | 5,6 | 10 | 1,2,3,4 | 5,6,10 | |||||
Số điểm | 2,75 điểm | 2 điểm | 1 điểm | 2,75 điểm | 3 điểm | |||||
Kiến thức Tiếng Việt (2,25 đ) | Số câu | 2 câu | 1 câu | 1 câu | 2 câu | 2 câu | ||||
Câu số | 7,8 | 9 | 11 | 7,8 | 9,11 | |||||
Số điểm | 0,75 điểm | 0,5 điểm | 1 điểm | 0,75 điểm | 1,5 điểm | |||||
Tổng (8 đ) | Số câu | 6 câu | 3 câu | 2 câu | 6 câu | 5 câu | ||||
Câu số | 1,2,3 4,7,8 | 5,6,9 | 10,11 | 1,2,3 4,7,8 | 5,6,10 9,11 | |||||
Số điểm | 3,5 điểm | 2,5 điểm | 2 điểm | 3,5 điểm | 4,5 điểm | |||||
VIẾT (10 điểm) | Viết bài văn (10 điểm) | Viết bài văn theo một trong các thể loại đã học. |
3. Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5 điểm
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. (0,5đ) Máy tính không thể giúp em làm được những công việc nào sau đây?
A. Giải trí
B. Tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác với bạn bè
B. Chở em đi học
D. Tạo sản phẩm số theo ý tưởng bản thân.
Câu 2. (0,5đ) Trong những thông tin sau, thông tin nào phù hợp nhất để chuẩn bị cho chuyến dã ngoại của lớp em vào ngày mai tại Nhà máy thủy điện hòa Bình?
A. Thời tiết ngày mai tại miền Bắc
B. Thời tiết ngày hôm qua tại Hòa Bình
C. Thời tiết ngày mai tại Hòa Bình
D. Thời tiết ngày mai tại Việt Nam
Câu 3. (0,5đ) Em hãy chọn phát biểu đúng?
A. Tự ý xem thư của người khác
B. Tự ý xem tin nhắn của người khác
C. Không cần phải giữ bí mật thông tin cá nhân
D. Không truy cập, sử dụng thông tin riêng tư của người khác khi chưa được phép
Câu 4. (0,5đ) Để chọn phần văn bản từ vị trí con trỏ đến cuối dòng em chọn?
A. Shift + Home
B. Shift + End
C. Ctrt + Home
D. Ctrl + End
Câu 5. (0,5đ) Muốn đưa hình ảnh vào văn bản, em nháy chọn nút lệnh nào sau đây?
A. Table
B. Icons
C. Shapes
D. Pictures
Câu 6. (0,5đ) Để định dạng kí tự, em chọn thẻ?
A. Home
B. Design
C. Insert
D. Layout
Câu 7. (1đ) Sắp xếp theo thứ tự đúng để thực hiện thao tác tìm truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” trên website truyencotich.vn bằng công cụ tìm kiếm
A. Nhập từ khóa “Cây tre trăm đốt” vào ô tìm kiếm.
B. Truy cập Website truyencotich.vn.
C. Nháy chuột chọn danh mục Cổ tích Việt Nam.
D. Gõ Enter.
Thứ tự đúng:…………………………………………………………………………
Câu 8. (1đ) Sắp xếp theo thứ tự đúng để thực hiện tìm tệp, thư mục bằng công cụ tìm kiếm
A. Gõ từ khoá vào ô tìm kiếm rồi gõ phím enter
B. Kích hoạt phần mềm This PC.
C. Chọn tệp (thư mục) trong danh sách kết quả tìm kiếm nháy phải chuột rồi chọn Open file location.
D. Chọn phạm vi tìm kiếm.
Thứ tự đúng:…………………………………………………………………………
II. TỰ LUẬN: 5 điểm
Câu 1. (2đ) Chọn từ thích hợp điền vào ô trống
Câu 2. (3đ) Em hãy sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Word để thực hiện nội dung sau:
a) Khởi động phần mềm soạn thảo văn bản, gõ đúng, đủ nội dung
b) Định dạng đủ, đúng yêu cầu
c) Lưu tệp vào đúng thư mục Họ Tên_Lớp
Đáp án:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5 điểm
Mỗi câu đúng chấm 0,5 điểm.
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | C | D | B | D | A |
Câu 7 (1đ ): Thứ thự đúng: B A C D
Câu 8 (1đ ): Thứ thự đúng: B D A C
II. PHẦN TỰ LUẬN: 5 điểm
Câu 1. (2đ) Chọn từ thích hợp điền vào ô trống
Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm
Câu 2. (3đ) Em hãy sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Word để thực hiện nội dung sau:
a. Khởi động phần mềm soạn thảo văn bản, gõ đúng, đủ nội dung (1 điểm)
b. Định dạng đủ, đúng yêu cầu (1,5 điểm), mỗi ý đúng 0,25 điểm
c. Lưu tệp vào đúng thư mục Họ Tên_Lớp (0,5đ)
Ma trận:
Mạch nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng điểm | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||||||||
Số Câu | Số Điểm | Số Câu | Số Điểm | Số Câu | Số Điểm | Số Câu | Số Điểm | Số Câu | Số Điểm | Số Câu | Số Điểm | |||
A. Máy tính Và em | ||||||||||||||
1. Máy tính có thể giúp em làm những việc gì | 1 | 0.5 | 0,5 | |||||||||||
B. Mạng máy tính và Internet | ||||||||||||||
2. Tìm thông tin trên website | 1 | 1 | 1 | |||||||||||
C. Tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin | ||||||||||||||
3. Thông tin trong giải quyết vấn đề | 1 | 0,5 | 0,5 | |||||||||||
4. Tổ chức, lưu trữ và tìm tệp, thư mục trong máy tính | 1 | 1 | 1 | 0.5 | 0,5 | |||||||||
D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa tronng môi trường số | ||||||||||||||
5. Bản quyền nội dung thông tin | 1 | 0,5 | 0,5 | |||||||||||
E. Ứng dụng tin học | ||||||||||||||
6. Chỉnh sửa văn bản | 2 | 1 | 1 | |||||||||||
7. Định dạng Kí tự | 1 | 0,5 | 2 | 1 | 1 | 1,5 | 3 | |||||||
Bài 8A. Thực hành tạo thiệp chúc mừng | 1 | 2 | 2 | |||||||||||
Tổng điểm HK I | 6 | 3 | 2 | 2 | 3 | 3 | 2 | 2 | 10 |
4. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 5
PHÒNG GD & ĐT ………………. TRƯỜNG TIỂU HỌC……………. | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK1 Môn: Công nghệ Ngày kiểm tra: ..... / .... /............ Thời gian: 40 (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1 (1đ). Điền từ ngữ còn thiếu ở các chỗ (…) cho phù hợp.
Sản phẩm công nghệ giúp cuộc sống của con người (1)……………….. và (2)………………. hơn; giúp gia tăng (3)………………… lao động, nâng cao (4)…………………… và giảm giá thành sản phẩm.
Câu 2 (1đ). Điền các từ trong ngoặc đơn (máy bay, điện thoại, ô tô, bóng đèn sợi đốt) dưới tên những nhà sáng chế cho phù hợp.
a) Các Ben (người Đức) | b) O-vơ Rai và Uy-bơ Rai (người Mỹ) | c) Tô-mát Ê-đi-xơn (người Mỹ) | d) A-lếch-xan-đơ Gra-ham Beo (người Xcốt-len) |
………………. | ………………… | ………………….. | ………………… |
Câu 3 (1đ). Để tạo ra sản phẩm công nghệ cần có mấy bước thiết kế?
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
A. 1 bước
B. 2 bước
C. 3 bước
D. 4 bước
Câu 4 (1đ). Nối mỗi hình phù hợp với mỗi ô chữ nói về mặt trái khi sử dụng công nghệ.
Câu 5 (1đ). Điền các từ ngữ còn thiếu ở mỗi chỗ (…) cho phù hợp.
Tủ lạnh gồm khoang (1)…………………… và khoang (2) ……………………… Tủ lạnh giúp (3) …………………. và (4) thực phẩm.
Câu 6 (1đ). Đúng ghi chữ Đ, sai ghi chữ S vào ô trống.
A. Số 111: số dịch vụ Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em. ☐
B. Số 112: số dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn. ☐
C. Số 113: số dịch vụ gọi khẩn cấp y tế. ☐
D. Số 114: số dịch vụ gọi công an. ☐
Câu 7 (1đ). Nối mỗi hình minh hoạ phù hợp với ô chữ trong hình tròn.
Câu 8 (1đ). Hãy viết ít nhất 2 tác dụng của điện thoại vào chỗ (…).
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 9 (1đ). Để tạo ra sản phẩm mô hình nhà đồ chơi, em cần thực hiện các bước nào?
Hãy viết câu trả lời của em vào chỗ (…).
Câu 10 (1đ). Hãy viết vào chỗ (…) dưới mỗi hình minh hoạ những tác hại có thể xảy ra khi sử dụng điện thoại không phù hợp.
Đáp án:
Câu hỏi | Đáp án | Cách chấm điểm | |
Câu 1 (1đ) | (1) tiện nghi (3) năng suất | (2) thoải mái (4) chất lượng | Điền đúng mỗi chỗ: 0,25đ |
Câu 2 (1đ) | a) Ô tô c) Bóng đèn điện sợi đốt | b) Máy bay d) Điện thoại | Điền đúng mỗi chỗ: 0,25đ |
Câu 3 (1đ) | D. 4 bước | Khoanh đúng: 1đ | |
Câu 4 (1đ) | Hình 1: d Hình 3: b | Hình 2: a Hình 4: c | Nối đúng mỗi chỗ: 0,25đ |
Câu 5 (1đ) | (1) cấp đông (3) dự trữ | (2) làm lạnh (4) bảo quản | Điền đúng mỗi chỗ: 0,25đ |
Câu 6 (1đ) | A. Đ B. Đ | C. S D. S | Điền đúng mỗi chỗ: 0,25đ |
Câu 7 (1đ) | - Khoang cấp đông: Thịt, cá tươi sống; Khay đá lạnh. - Khoang làm lạnh: Sữa, trứng; Trái cây, rau. | Nối đúng mỗi chỗ: 0,25đ | |
Câu 8 (1đ) | Ví dụ: - Dùng để liên lac - Dùng để giải trí - Dùng để truy cập In-tơ-nét … | Viết đúng mỗi tác dụng: 0,5đ | |
Câu 9 (1đ) | - Bước 1: Hình thành ý tưởng về sản phẩm - Bước 2: Vẽ phác thảo sản phẩm và lựa chọn vật liệu, dụng cụ - Bước 3: Làm sản phẩm mẫu - Bước 4: Đánh giá và hoàn thiện sản phẩm | Viết đúng mỗi bước: 0,25đ | |
Câu 10 (1đ) | Ví dụ: Hình 1: Gây hại cho mắt Hình 2: Điện giật, cháy nổ Hình 3: Xảy ra tai nạn giao thông Hình 4: Rối loại giấc ngủ, suy nhược cơ thể | Viết được câu trả lời phù hợp mỗi hình: 0,25đ |
MA TRẬN CÂU HỎI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN: CÔNG NGHỆ – LỚP 5
Mạch kiến thức/ Chủ đề | Số câu và số điểm | Mức 1 (Nhận biết) | Mức 2 (Thông hiểu) | Mức 3 (Vận dụng) | Tổng cộng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Công nghệ trong đời sống | Số câu | 1 | 1 | 2 | |||||
Câu số | 1 | 4 | 1,4 | ||||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 2,0 | ||||||
2. Nhà sáng chế | Số câu | 1 | 1 | ||||||
Câu số | 2 | 2 | |||||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | |||||||
3. Tìm hiểu thiết kế | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||
Câu số | 3 | 9 | 3 | 9 | |||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | |||||
4. Sử dụng điện thoại | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | |||
Câu số | 6 | 8 | 10 | 6 | 8,10 | ||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 2,0 | ||||
5. Sử dụng tủ lạnh | Số câu | 1 | 1 | 2 | |||||
Câu số | 5 | 7 | 5,7 | ||||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 2,0 | ||||||
Tổng cộng | Số câu | 5 | 2 | 1 | 2 | 7 | 3 | ||
Câu số | 1,2,3 6,5 | 4,7 | 8 | 9,10 | 1,2,3 4,5,6,7 | 8,9,10 | |||
Số điểm | 5,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 7,0 | 3,0 | |||
Tỉ lệ % theo mức độ nhận thức | 50% | 30% | 20% | 100% | |||||
Số điểm | 5 điểm | 3 điểm | 2 điểm | 10 điểm |
5. Đề thi cuối kì 1 lớp 5 môn Khoa học
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Chọn đáp án đúng về các thành phần của đất.
A. Chất khoáng, nước, không khí, mùn.
B. Nước, gió, phân bón, mùn.
C. Mùn, chất khoáng, nước, phân bón.
D. Nước, phân bón, không khí, mùn.
Câu 2 (0,5 điểm). Thành phần nào của đất được hình thành chủ yếu do xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất?
A. Không khí.
B. Chất khoáng.
C. Nước.
D. Mùn.
Câu 3 (0,5 điểm). Hình nào dưới đây thể hiện nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên?
Câu 4 (0,5 điểm). Dung dịch được tạo thành như thế nào?
A. Dung dịch được tạo thành khi hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
B. Dung dịch được tạo thành khi có hai chất lỏng hoặc chất lỏng và rắn hòa tan hoàn toàn vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất.
C. Dung dịch được tạo thành khi có hai chất rắn trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
D. Dung dịch được tạo thành khi hai hay nhiều chất rắn trộn vào nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Câu 5 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái khí?
A. Nước uống.
B. Sắt.
C. Giấm.
D. Ni-tơ.
Câu 6 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái rắn?
A. Nước.
B. Ô-xi.
C. Đá cuội.
D. Giấm ăn.
Câu 7 (0,5 điểm). Chất ở trạng thái nào có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy không gian của vật chứa?
A. Chất khí.
B. Chất lỏng.
C. Chất rắn.
D. Chất lỏng – khí.
Câu 8 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về vai trò của đất đối với cây trồng?
A. Cung cấp không khí và nước cho cây.
B. Cung cấp dinh dưỡng (khoáng và mùn) cho cây.
C. Cung cấp nước và phân bón cho cây.
D. Giữ cho cây đứng vững nhờ rễ cây bám chặt vào đất.
Câu 9 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về biện pháp bảo vệ môi trường đất?
A. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
B. Tăng cường sử dụng phân bón hóa cơ.
C. Trồng rừng và khai thác rừng hợp lí.
D. Xử lí rác thải theo quy định.
Câu 10 (0,5 điểm). Sử dụng nguồn nước, thực phẩm được nuôi trồng ở vùng đất bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể gây ra tác hại gì đến sức khỏe con người?
A. Chậm lớn hoặc bị chết.
B. Làm mất chất dinh dưỡng.
C. Phải di chuyển đến khu vực khác để sinh sống.
D. Có thể dẫn đến nhiễm độc gan, ung thư.
Câu 11 (0,5 điểm). Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?
A. Xà lách, dưa chuột và cà chua trộn đều.
B. Cốc nước có dầu ăn.
C. Lạc, đỗ đen và đỗ xanh trộn đều.
D. Cốc nước đường.
Câu 12 (0,5 điểm). Nước chuyển từ trạng thái nào sang trạng thái nào khi được đun sôi và duy trì ở 100 oC?
A. Trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.
B. Trạng thái khí sang trạng thái lỏng.
C. Trạng thái lỏng sang trạng thái khí.
D. Trạng thái rắn sang trạng thái khí.
Câu 13 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây thể hiện sự biến đổi hóa học?
Câu 14 (0,5 điểm). Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi hóa học?
A. Xi măng, cát và nước được trộn với nhau.
B. Than củi bị ướt.
C. Đốt cháy tờ giấy.
D. Đốt cháy que diêm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm đất và 4 biện pháp bảo vệ môi trường đất.
Câu 2 (1,0 điểm). Bạn Hân lấy một viên đá nhỏ trong tủ lạnh rồi bỏ vào một cái cốc. Khoảng một giờ sau, bạn Hân không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy ít nước ở trong cốc. Bạn Hân để luôn vậy đến ngày hôm sau thì thấy không còn nước. Em hãy giải thích tại sao nước không còn trong cốc của bạn Hân.
6. Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 5 cuối kì 1
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC …………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp : ……………….. Số báo danh: …………………………….…… Phòng KT :………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông với diện tích:
A. Khoảng 1 triệu km2. | B. Khoảng 1,1 triệu km2. |
C. Khoảng 1,2 triệu km2. | D. Khoảng 1,3 triệu km2. |
Câu 2 (0,5 điểm). Phần lớn các dãy núi có hướng nào?
A. Hướng đông tây – nam bắc.
B. Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
C. Hướng tây nam – đông bắc và hướng vòng cung.
D. Hướng tây nam – đông bắc.
Câu 3 (0,5 điểm). Vùng biển Việt Nam thuộc biển nào?
A. Biển Đông.
B. Biển Nha Trang.
C. Biển Thái Bình.
D. Biển Thiên Cầm.
Câu 4 (0,5 điểm). Số dân Việt Nam xếp thứ bao nhiêu trên thế giới năm 2021?
A. Thứ 12.
B. Thứ 13.
C. Thứ 14.
D. Thứ 15.
Câu 5 (0,5 điểm). Nhà nước Văn Lang ra đời khi nào?
A. Khoảng trước thế kỉ VI trước Công nguyên.
B. Khoảng trước thế kỉ VII trước Công nguyên.
C. Khoảng trước thế kỉ VIII trước Công nguyên.
D. Khoảng trước thế kỉ V trước Công nguyên.
Câu 6 (0,5 điểm). Nước Phù Nam ra đời khi nào?
A. Thế kỉ thứ I.
B. Thế kỉ thứ II.
C. Thế kỉ thứ III.
D. Thế kỉ thứ IV.
Câu 7 (0,5 điểm). Vương quốc Chăm-pa nằm ở khu vực nào nước ta ngày nay?
A. Miền Trung.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Miền Nam.
Câu 8 (0,5 điểm). Triệu Đà xâm lược và biến Âu Lạc thành một bộ phận của Nam Việt vào năm nào?
A. 179 TCN.
B. 178 TCN.
C. 177 TCN.
D. 176 TCN.
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu là ý đúng về xây dựng và bảo vệ đất nước của Triều Lý?
A. Tiến hành xây dựng chính quyền, thực hiện hàng loạt những việc làm ổn định và phát triển đất nước.
B. Tiến hành phòng thủ và chống giặc ngoại xâm bất kể lúc nào.
C. Tiến hành xây dựng nhiều trường học tại Hoa Lư.
D. Tổ chức nhiều cuộc thi tuyển chọn tú tài.
Câu 10 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không đúng khi nói về Triều Trần?
A. Dưới triều đại này, các vua từng bước tiến hành công cuộc xây dựng đất nước.
B. Các vua thường nhường ngôi cho con sau một thời gian trị vì.
C. Năm 1227, Triều Trần được thành lập.
D. Sau khi nhường ngôi cho con, các vua trở thành Thái Thượng hoàng.
Câu 11 (0,5 điểm). Nội dung nào sau đây không phải nói về đền tháp Chăm-pa?
A. Vương quốc Chăm-pa ra đời vào thế kỉ II.
B. Cư dân Chăm-pa thường xây dựng đền tháp để làm nơi thờ cúng thần linh và sinh hoạt cộng đồng.
C. Đền tháp Chăm-pa trở thành biểu tượng văn hóa và tôn giáo của dân tộc Chăm.
D. Vương quốc Chăm-pa ra đời ở miền Nam Việt Nam ngày nay.
Câu 12 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cuộc đấu tranh trong thời kì Bắc thuộc?
A. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Chiến thắng Bạch Đằng đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
C. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra vào năm 938.
D. Thời kì này có nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập đã nổ ra.
Câu 13 (0,5 điểm). Đọc và cho biết đoạn văn dưới đây được trích từ đâu:
“Xưa các bậc đế vương mấy lần dời đô. Phải đâu các vua theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời…”
A. Tuyên ngôn độc lập.
B. Chiếu dời đô.
C. Nam Quốc Sơn Hà.
D. Luật Hình thư.
Câu 14 (0,5 điểm). Trần Nhân Tông là vị vua thứ mấy của Triều Trần?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày một số cuộc đấu tranh tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm khí hậu Việt Nam.
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC............
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 6. Vương quốc Phù Nam | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. | 1 | 1 | 2 | 1,0 | |||||
Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc. | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 3,0 | |||
Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 6,0 60% | 3,0 30% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
TRƯỜNG TIỂU HỌC...........
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. | Nhận biết | Nhận biết được diện tích của vùng biển nước ta. | 1 | C1 | ||
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. | Nhận biết | Nhận biết được hướng chính của các dạng địa hình nước ta | 1 | C2 | ||
Kết nối | Đưa ra được đặc điểm khí hậu của nước ta | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. | Nhận biết | Nhận biết được vị trí địa lý của vùng biển nước ta | 1 | C3 | ||
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. | Nhận biết | Nhận biết được đặc điểm dân số nước ta. | 1 | C4 | ||
Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. | Nhận biết | Nhận biết được thời gian ra đời của nước Văn Lang | 1 | C5 | ||
Bài 6. Vương quốc Phù Nam | Nhận biết | Nhận biết được thời gian ra đời của nước Phù Nam | 1 | C6 | ||
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. | Nhận biết | Nhận biết được vị trí địa lí của vương quốc Chăm Pa. | 1 | C7 | ||
Kết nối | Đưa ra được nội dung không đúng về đền tháp Chăm Pa | 1 | C11 | |||
Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc. | Nhận biết | Nhận biết được thời gian Triệu Đà xâm chiếm được nước ta. Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa giành độc lập thời kì Bắc thuộc | 1 | 1 | C8 | C1 (TL) |
Kết nối | Đưa ra được nội dung không đúng về các cuộc chiến tranh giành lại độc lập | 1 | C12 | |||
Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long. | Kết nối | Chỉ ra được nội dung không đúng về việc xây dựng đất nước dưới triều Lý. | 1 | C9 | ||
Vận dụng | Biết được nội dung của chiếu dời đô | 1 | C13 | |||
Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. | Kết nối | Chỉ ra được nội dung không đúng về triều Trần | 1 | C10 | ||
Vận dụng | Biết được các vị vua của Triều Trần | 1 | C14 |
7. Đề thi học kì 1 tiếng Anh 5 Family and Friends
- Đề thi học kì 1 tiếng Anh 5 Family and Friends số 1
- Đề thi học kì 1 tiếng Anh 5 Family and Friends số 2
- Đề thi học kì 1 tiếng Anh 5 Family and Friends số 3
C. Đề thi học kì 1 lớp 5 sách Cánh Diều
1. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Nghề làm gốm
Trong một buổi sáng nắng đẹp, cô Linh tổ chức cho cả lớp một chuyến đi tham quan đến làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội.
Đầu tiên, chúng em đi đến xưởng làm gốm truyền thống để tìm hiểu về quá trình tạo ra những sản phẩm gốm sứ tuyệt vời. Khi đến xưởng, cả lớp ai cũng ngạc nhiên trước sự khéo léo và tài năng của những người thợ làm gốm nơi đây. Người nặn, người vẽ, người nung. Ai ai cũng tất bật tạo ra những bình gốm tinh xảo với đủ hoa văn và màu sắc.
- Cô ơi, nghệ nhân ở đây đã học làm gốm từ khi nào vậy ạ? - Trang tò mò hỏi.
- Thợ làm gốm thường học nghề từ rất sớm, thậm chí là từ khi còn nhỏ. Bởi vì họ cần nhiều thời gian và tính kiên nhẫn để trở thành những người thợ giỏi.
Sau đó, cả lớp được trải nghiệm làm gốm thực tế. Các bạn thích thú tạo, nặn tác phẩm của mình và hiểu rằng làm gốm không chỉ cần sự khéo tay, tỉ mỉ mà còn cần tính kiên nhẫn. Trải qua một ngày thú vị với những trải nghiệm mới lạ, cả lớp trở về trường với nhiều kỉ niệm đẹp và kiến thức mới về làng gốm Bát Tràng.
Chúng em hi vọng sẽ được đi trải nghiệm thêm nhiều làng nghề truyền thống hơn nữa.
Theo Hồng Thư
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Cô Linh đã tổ chức cho cả lớp đi đâu?
A. Đi tham quan sở thú ở Hà Nội.
B. Đi tham quan làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội.
C. Đi dã ngoại gần làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội.
D. Đi học cách làm gốm sứ ở làng gốm Bát Tràng Hà Nội.
Câu 2. Vì sao các nghệ nhân gốm lại học nghề từ rất sớm?
A. Vì học cần nhiều thời gian và tính kiên nhẫn để trở thành thợ giỏi.
B. Vì những người dân ở nơi đây họ rất yêu nghề làm gốm.
C. Vì họ cần nhiều thời gian để học cách làm gốm.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 3. Sau khi tham gia trải nghiệm làm gốm thực tế, các bạn nhỏ đã hiểu được điều gì?
A. Những nghệ nhân gốm rất tài năng.
B. Công việc làm gốm rất vất vả và khó khăn.
C. Làm gốm cần sự khéo tay, tỉ mỉ và tính kiên nhẫn.
D. Để làm ra một sản phẩm gốm sứ phải trải qua nhiều công đoạn.
Câu 4. Dấu gạch ngang trong bài đọc có tác dụng gì?
A. Đánh dấu bộ phận chú thích hoặc giải thích.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Đánh dấu các ý được liệt kê.
D. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
Câu 5. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ gạch chân trong mỗi câu sau:
a) Mùa xuân là tết trồng cây.
b) Tuổi xuân của cô ấy rất đẹp.
c) Hương cõng em trên lưng đi quanh xóm.
d) Cánh diều lơ lửng trên lưng trời.
Câu 6. Từ nào đồng nghĩa với từ “kiên nhẫn”?
A. từ tốn
B. quyết tâm
C. kiên quyết
D. nhẫn nại
Câu 7. Em hãy đặt một câu với kết từ và cặp kết từ sau:
a) Kết từ “còn”:
b) Cặp kết từ “bởi … nên”:
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết bài văn tả bác bảo vệ của trường em.
Đáp án:
1. B
2. A
3. C
4. B
6. D
Câu 7.
a) Nhà tôi ở Hà Nội còn nhà Linh ở Quảng Ninh.
b) Bởi lười học lại ham chơi nên Huy bị điểm kém bài kiểm tra toán.
B. Kiểm tra viết
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu về bác bảo vệ trường em: tên, tuổi,
Thân bài
- Tả ngoại hình của bác bảo vệ:
+ Dáng người, dáng đi
+ Khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, mái tóc
- Tả tính cách của bác bảo vệ
+ Bác rất nghiêm khắc nhưng cũng rất thương yêu học sinh
+ Bác luôn đúng giờ và cần mẫn trong công việc
+ Bác luôn vui vẻ, hoà nhã, quan tâm học sinh
- Tả một số hoạt động của bác bảo vệ
+ Canh giữ cổng
+ Trông giữ xe
+ Kiểm tra an ninh trật tự trong trường học
Kết bài: Cảm nghĩ của em về bác bảo vệ
Bài tham khảo 1:
Người gắn bó với chúng em ở ngôi trường tiểu học này không chỉ có thầy cô giáo mà còn có cả bác bảo vệ của trường em nữa. Bác là người giữ cho ngôi trường của em luôn được đảm bảo an toàn và bình yên. Với em bác bảo vệ như một người hùng giữ trường vậy.
Em không rõ bác đã gắn bó với ngôi trường này bao lâu rồi, chỉ biết là khi em chập chững bước chân vào trường thì đã thấy bác. Bác năm nay cũng đã gần 60 tuổi rồi nhưng trông bác vẫn phong độ lắm. Dáng người bác cao và đậm, trông rất khỏe mạnh. Bác có một đôi tay rất to và chắc nịch. Vậy nên mỗi lần bác gõ trống, em đều nghe thấy tiếng trống to, vang mà dứt khoát lắm. Bác có một khuôn mặt trông rất hiền. Cứ mỗi lần chúng em đi qua cổng trường, chào bác là bác lại nở một nụ cười rất tươi như đáp lại lời chào của chúng em. Nhưng thỉnh thoảng khi có học sinh đi học muộn thì khuôn mặt ấy của bác lại nghiêm lại. Đôi mắt của bác đen ẩn bên dưới hàng lông mày rậm. Vầng trán cao, nhưng mỗi khi bác cười hay nhíu mày thì những nếp nhăn lại xuất hiện đầy trên trán.
Bác là một người rất tận tâm với công việc. Công việc hàng ngày của bác đó là đánh trống báo hiệu giờ vào lớp, giờ ra chơi, giờ tan học và bảo vệ ngôi trường 24/7. Mỗi ngày, đều rất đúng giờ, không nhanh một phút cũng chẳng chậm một giây, bác lại dùng chiếc rùi trống bằng gỗ, gõ những hồi trống báo hiệu cho chúng em. Nhiều lúc lười học, ngồi trong lớp em chỉ mong nghe được tiếng trống to và rõ của bác bảo vệ. Ban ngày, bác ngồi ở bốt bảo vệ cổng trường, không cho học sinh nào trốn tiết hay bỏ ra ngoài chơi. Cũng không để cho người lạ, không phận sự được vào trường mà không có sự cho phép của ban giám hiệu. Đến chiều tối, khi mọi người đã về hết, bác lại cầm chiếc đèn pin đi dọc các hành lang lớp học để kiểm tra. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao và một sức khỏe bền bỉ. Bởi ngày nào cũng vậy, ngày nắng cũng như ngày mưa, bác đều phải đi tuần quanh trường, đảm bảo sự an toàn của ngôi trường này. Đôi khi, thấy có những bạn học sinh cá biệt trèo cây hay ngắt hoa, làm hỏng đồ của trường bác lại tới, nghiêm khắc phê bình những bạn đó và dặn dò các bạn không được phá hoại của công. Cũng nhờ có bác mà cây cối trong trường luôn được tươi tốt. Bởi không chỉ bảo vệ cây không để cho các bạn học sinh cá biệt phá hoại, mà ngày nào, vào buổi sáng bác cũng đi tưới nước cho các cây trong trường.
Chính vì thế mà ở trường em ai cũng yêu quý bác bảo vệ. Nhờ có bác mà trường em luôn được xanh tươi và duy trì hoạt động một cách an toàn.
Có một người vẫn lặng lẽ đêm ngày gắn bó với mái trường thân yêu, bảo vệ sự an toàn cho trường. Có một người luôn hết lòng với những công việc hành chính của trường. Đó chính là bác bảo vệ. Em rất yêu quý bác Lâm - bác bảo vệ trường em.
>> Xem thêm: Tả bác bảo vệ trường em lớp 5
2. Đề thi học kì 1 Toán lớp 5 Cánh Diều
A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
(Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu
Câu 1. a) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: (0,5 điểm)
Số “Hai trăm năm mươi sáu phẩy bảy mươi ba” được viết là:
Số 312,082 được đọc là …………………………………………………………………………………….
Câu 2: Hỗn số 5
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 3: Làm tròn số thập phân 47,35 đến hàng phần mười, ta được số: (0,5 điểm)
A. 47,3
B. 47,4
C. 47,5
D. 47,6
Câu 4: Trong các số dưới đây, số đo bằng 2,45 ha là: (0,5 điểm)
A. 24500 m2
B.0,245 km2
C. 245000 m2
D. 24500 dam2
Câu 5: Khuôn viên quãng trường Ba Đình ngày nay có dạng hình chữ nhật với chiều dài 320m và chiều rộng 100m. Vậy diện tích là bao nhiêu? (0,5 điểm)
A. 30000 m2
B.31000 m2
C. 32000 m2
D. 33000 m2
Câu 6: Năm 2022, mật độ dân số ở Thành phố Hà Nội là 2511 người/km2 ở Thành phố Hải Phòng là 1332 người/km2, ở Thành phố Đà Nẵng là 950 người/km2, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 4481 người/km2.Thành phố nào có mật độ dân số cao nhất? (0,5 điểm)
A. TP Hà Nội
B. TP Hải Phòng
C. TP Đà Nẵng
D. TP Hồ Chí Minh
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7. Tính: (2 điểm)
Câu 8. Tính giá trị của biểu thức: (1 điểm)
Câu 9: Một chú chó con cân nặng 2,3 kg. Một chú mèo con nhẹ hơn chú chó 1,8 kg. Hỏi cả chó con và mèo con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? (2,5 điểm)
Câu 10: Mẹ chia đều 2 lít sữa vào 8 cốc. Hỏi mỗi cốc có bao nhiêu lít sữa? (1,5 điểm)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Toán 5 Cánh diều
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) HS trả lời đúng mỗi câu đạt (0,25 điểm):
+ Câu a: 256.73
+ Câu b: B. Ba trăm mười hai phẩy không trăm tám mươi hai
Câu 2: HS trả lời đúng đạt (0,5 điểm): Câu : A. 5
Câu 3: HS trả lời đúng đạt (0,5 điểm): Câu : B.47,4
Câu 4: HS trả lời đúng đạt (0,5 điểm): Câu: A. 24500m2
Câu 5: HS trả lời đúng đạt (0,5 điểm): Câu: C. 32000m2
Câu 6: HS trả lời đúng đạt (0,5 điểm): Câu: D.TP Hồ Chí Minh
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 7: (2 điểm) HS làm đúng mỗi câu đạt (0,5 điểm)
29 ,62 + 74 ,35 = 103,97 238 ,57 – 184,48 = 54,09
1,32 x 15 = 19,8 28,8 : 24 = 1,2
Câu 8: (1 điểm) HS làm đúng mỗi câu đạt (0,5 điểm)
9,24 – ( 2,49 + 4.92) = 9,24 – 7,41 = 1,83
1,6 x ( 4 x 2,5) = 1,6 x 10 = 16
Câu 9: Bài giải ( 2,5 điểm)
Chú mèo con cân nặng: (0,5 điểm)
2,3 – 1,8 = 0,5 ( kg) (0,5 điểm)
Cả chú chó con và mèo con cân nặng: (0,5 điểm)
2,3 + 0,5 = 2,8 (kg) (0,5 điểm)
Đáp số : 2,8 kg(0,5 điểm)
Câu 10: Bài giải (1,5 điểm)
Số lít sữa mỗi cốc có được là:
2 : 8 = 0,25 (l sữa)
Đáp số: 0,25 l sữa
Ma trận đề thi học kì 1 môn Toán 5 Cánh diều
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Số và phép tính - Đọc, viết các số thập phân. - Làm tròn số thập phân. - Giải bài toán liên quan đến các phép tính | Số câu | 4 | 2 | 2 | 8 | |||
Câu số | 1;2,3,4 | 7,8, | 9,10 | ||||||
Điểm | 2,0 | 3,0 |
| 4,0 | 9,0 | ||||
2 | Hình học và đo lường. Mật độ dân số Tính diện tích hình chữ nhật | Số câu | 1 | 1 | 2 | ||||
Câu số | 6 | 5 | |||||||
Điểm | 0,5 | 0,5 | 1,0 | ||||||
Tổng số câu | 5 | 1 | 2 | 2 | 10 | ||||
Tổng số điểm | 2,5 | 0,5 | 3,0 | 4,0 | 10,0 |
3. Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 5 Cánh Diều
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) (M1) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Thành phần nào của website thể hiện cách phân loại thông tin theo các chủ đề?
A. Tên website.
B. Địa chỉ website.
C. Bảng chọn nội dung.
D. Công cụ tìm kiếm.
Câu 2. (1,0 điểm) (M1) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Vi phạm bản quyền nội dung thông tin là gì?
A. Là sử dụng tác phẩm có bản quyền trong sản phẩm của mình và xin phép, nói rõ lấy từ nguồn nào.
B. Là sao chép, làm thay đổi tác phẩm khi được chủ sở hữu bản quyền tác phẩm cho phép.
C. Là khi sử dụng nội dung thông tin, cần xin phép tác giả để có bản quyền sử dụng.
D. Là vi phạm chuẩn mực đạo đức, không tôn trọng pháp luật và thiếu văn hóa.
Câu 3. (1,0 điểm) (M2) Khoanh vào câu trả lời sai.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sử dụng máy tính thành thạo giúp em làm được nhiều việc hơn.
B. Sử dụng thành thạo phần mềm soạn thảo văn bản giúp em tạo được những bài trình chiếu đẹp và hấp dẫn.
C. Sử dụng thành thạo phần mềm Zoom giúp em có thể tham gia các khóa học trực tuyến bất cứ lúc nào.
D. Sử dụng thành thạo website google.com giúp em dễ dàng tìm kiếm những thông tin mình cần.
Câu 4. (1,0 điểm) (M2) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Để biểu tượng các tệp ảnh được hiển thị có kích thước lớn như ở hình dưới đây, em chọn dạng hiển thị nào trên dải lệnh View?
A. List.
B. Large icons.
C. Tiles.
D. Small icons.
Câu 5. (1,0 điểm) (M1) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Trong các phần mềm dưới đây, phần mềm nào giúp em giải trí?
A.
B.
C.
D.
Câu 6. (1,0 điểm) (M2) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Em chỉ có thể tìm kiếm thông tin trên Internet.
B. Để tính chu vi hình chữ nhật, em chỉ cần biết thông tin về chiều dài của hình chữ nhật đó.
C. Scratch là ngôn ngữ lập trình được nghiên cứu và phát triển bởi nhóm nghiên cứu Lifelong Kindergarten, thuộc trung tâm Media Lab của Viện công nghệ Massachusetts.
D. Thông tin về thời tiết là không cần thiết khi em đi du lịch nước ngoài.
Câu 7. (1,0 điểm) (M1) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Ứng dụng nào sau đây không giúp em chia sẻ thông tin?
A.
B.
C.
D.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) (M3) Theo em, văn bản ở hình dưới đây là kết quả thực hiện các lệnh định dạng nào?
Câu 2. (1,0 điểm) (M3) Em hãy nêu các chức năng điều khiển video trong hình sau:
Câu 3. (1,0 điểm) (M3) Em hãy nêu các bước để tạo sản phẩm thủ công theo video trên YouTube Kids.
Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 5 Cánh Diều
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
C | D | B | B | A | C | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,0 điểm) | Văn bản trong hình là kết quả thực hiện các lệnh định dạng: + Phông chữ. + Cỡ chữ. + Màu chữ. + Chữ đậm. |
0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
Câu 2 (1,0 điểm) | (1) Điều chỉnh âm lượng. (2) Chuyển tới video tiếp theo. (3) Tạm dừng. (4) Phóng to màn hình. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
Câu 3 (1,0 điểm) | Các bước để tạo sản phẩm thủ công theo video trên YouTube Kids: Bước 1: Truy cập YouTube Kids. Bước 2: Tìm kiếm video bằng từ khóa. Bước 3: Chọn và mở video phù hợp. Bước 4: Thực hiện theo hướng dẫn trong video. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
4. Đề thi học kì 1 Khoa học lớp 5 Cánh Diều
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC 5 – CÁNH DIỀU
Thời gian làm bài: 60 phút ( Không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Thành phần nào của đất có nguồn gốc từ xác vi sinh vật bị phân hủy?
A. Nước.
B. Mùn.
C. Không khí.
D. Khoáng.
Câu 2 (0,5 điểm). Nguyên nhân nào gây ô nhiễm đất được thể hiện trong hình dưới đây?
A. Đất chứa chất thải không được xử lí trong sản xuất công nghiệp.
B. Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.
C. Đất nhiễm chất độc hại do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
D. Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy.
Câu 3 (0,5 điểm). Nguyên nhân gây xói mòn đất được thể hiện trong hình dưới đây là
A. địa hình dốc.
B. mưa lớn kéo dài.
C. sử dụng phân bón hóa học.
D. chặt phá rừng.
Câu 4 (0,5 điểm). Chọn phát biểu đúng về hỗn hợp.
A. Mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó trong hỗn hợp.
B. Hỗn hợp được tạo thành từ một chất nhiều số lượng.
C. Mỗi chất trong hỗn hợp thay đổi tính chất của nó.
D. Hỗn hợp được tạo thành từ ít nhất 3 chất trộn vào nhau.
Câu 5 (0,5 điểm). Chất rắn có đặc điểm như thế nào?
A. Không có hình dạng xác định.
B. Có thể lan ra theo mọi hướng.
C. Có hình dạng.
D. Chiếm đầy không gian của vật chứa.
Câu 6 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái khí?
A. Miếng gõ.
B. Sỏi.
C. Mật ong.
D. Ni-tơ.
Câu 7 (0,5 điểm). Chất ban đầu sẽ biến đổi thành chất khác khi
A. xảy ra sự biến đổi cơ học.
B. xảy ra sự biến đổi hóa học.
C. xảy ra sự biến đổi sinh học.
D. xảy ra sự biến đổi vật lí.
Câu 8 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về vai trò của đất đối với cây trồng?
A. Đất có vai trò cung cấp nước và phân bón cho cây trồng.
B. Đất có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
C. Đất có vai trò giữ cho cây đứng vững.
D. Đất có vai trò cung cấp nước và không khí cho cây trồng.
Câu 9 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về biện pháp bảo vệ môi trường đất?
A. Làm đập ngăn nước mặn.
B. Tăng cường sử dụng phân bón hóa học.
C. Xử lí chất thải công nghiệp đúng cách trước khi thải ra môi trường.
D. Giảm thiểu sử dụng đồ nhựa một lần.
Câu 10 (0,5 điểm). Tác hại nào dưới đây là tác hại của ô nhiễm đất đến các loài sinh vật?
A. Làm mất các chất dinh dưỡng trong đất.
B. Đất dễ bị xói mòn.
C. Các chất thải thấm vào trong đất ảnh hưởng xấu đến nguồn nước.
D. Thực vật chậm lớn hoặc có thể bị chết.
Câu 11 (0,5 điểm). Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch?
A. Giấm ăn.
B. Cốc nước muối.
C. Lạc, đỗ đen và đỗ xanh trộn đều.
D. Cốc nước đường.
Câu 12 (0,5 điểm). Nước biến đổi từ trạng thái nào sang trạng thái nào trong hình dưới đây?
A. Trạng thái lỏng sang rắn.
B. Trạng thái lỏng sang khí.
C. Trạng thái rắn sang lỏng.
D. Trạng thái rắn sang khí.
Câu 13 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây thể hiện sự biến đổi hóa học?
Câu 14 (0,5 điểm). Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi hóa học?
A. Xi măng, cát và nước được trộn với nhau.
B. Đốt cháy que diêm.
C. Đốt cháy tờ giấy.
D. Than củi bị ướt.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu nguyên nhân và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất, xói mòn đất.
Câu 2 (1,0 điểm). Ô-xi là chất khí không màu, không mùi, không vị được sử dụng rộng rãi trong đời sống và công nghiệp. Ô-xi duy trì sự sống là chất khí không thể thiếu được trong y tế hồi sức cấp cứu. Bình ô-xi chứa một lượng lớn khí ô-xi được nén dưới áp suất cao nhằm cung cấp ô-xi cho người bệnh trong trường hợp đặc biệt. Theo em, vì sao người ta phải giữ chất khí trong bình kín?
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: KHOA HỌC 5 – CÁNH DIỀU
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | B | C | D | A | C | D | B |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | A | B | D | C | C | B | D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | - Ô nhiễm đất: + Nguyên nhân: hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt,… thải vào đất các hóa chất độc hại và chất thải chưa được xử lí; nước biển dâng cao làm đất bị nhiễm mặn;…. + Biện pháp phòng chống: phân loại và tái chế rác thải, xử lí chất thải đúng cách trước khi xả ra môi trường; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ sinh học; làm đập ngăn nước mặn;…. - Xói mòn đất: + Nguyên nhân: mưa lớn kéo dài, địa hình dốc, cháy rừng, chặt phá rừng; gió thổi mạnh ở nơi đất cát, khô hạn;… +Biện pháp phòng chống: làm ruộng bậc thang; phủ xanh đất trống, đồi trọc; bảo vệ, phục hồi và trồng mới rừng;…. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
Câu 2 (1,0 điểm) | + Chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định, có hình dạng của vật chứa và luôn chiếm đầy vật chứa. + Do chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng nên phải giữ chất khí trong bình kín. | 0,5đ 0,5đ |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: MÔN KHOA HỌC 5 – CÁNH DIỀU
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHỦ ĐỀ 1. CHẤT | |||||||||
Bài 1. Đất và bảo vệ môi trường đất | 3 | 1 | 3 | 6 | 1 | 5,0 | |||
Bài 2. Hỗn hợp và dung dịch | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 3. Sự biến đổi trạng thái của chất | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 2,5 | |||
Bài 4. Sự biến đổi hóa học của chất | 1 | 2 | 3 | 0 | 1,5 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 7 | 1 | 7 | 0 | 0 | 1 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 3,5 | 2,0 | 3,5 | 0 | 0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 5,5 55% | 3,5 35% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: KHOA HỌC 5 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
CHỦ ĐỀ 1. CHẤT | 14 | 2 | 14 | 2 | ||
Bài 1. Đất và bảo vệ môi trường đất | Nhận biết | - Một số thành phần của đất - Vai trò của đất đối với cây trồng - Nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất - Một số biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất | 3 | 1 | C1, C2, C3 | C1 |
Kết nối | 3 | C8, C9, C10 | ||||
Bài 2. Hỗn hợp và dung dịch | Nhận biết | Hỗn hợp và dung dịch | 1 | C4 | ||
Kết nối | 1 | C11 | ||||
Bài 3. Sự biến đổi trạng thái của chất | Nhận biết | - Một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí - Biến đổi trạng thái của chất | 2 | C5, C6 | ||
Kết nối | 1 | C12 | ||||
Vận dụng | 1 | C2 | ||||
Bài 4. Sự biến đổi hóa học của chất | Nhận biết | Sự biến đổi hóa học đơn giản, gần gũi trong cuộc sống | 1 | C7 | ||
Kết nối | 2 | C13, C14 |
5. Đề thi cuối kì 1 Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC …………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CÁNH DIỀU
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ………………………………… Lớp : ……………….. Số báo danh: ……………………….…… Phòng KT :………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Việt Nam nằm ở khu vực:
A. Đông Nam Á.
B. Nam Á.
C. Đông Á.
D. Tây Á.
Câu 2 (0,5 điểm). Các dãy núi ở Việt Nam phần lớn có hướng nào?
A. Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
B. Chủ yếu là hướng vòng cung.
C. Chủ yếu là hướng tây bắc – đông na.
D. Hướng đông bắc – tây nam và hướng vòng cung.
Câu 3 (0,5 điểm). Vùng biển Việt Nam thuộc:
A. Biển Thái Bình.
B. Biển Đỏ.
C. Biển Đông.
D. Biển Chết.
Câu 4 (0,5 điểm). Năm 2021, dân số Việt Nam đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 5 (0,5 điểm). Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?
A. Khoảng 1 600 năm.
B. Khoảng 2 400 năm.
C. Khoảng 2 700 năm.
D. Khoảng 3 000 năm.
Câu 6 (0,5 điểm). Vương quốc Phù Nam ra đời và tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.
B. Từ thế kỉ I đến thế kỉ VII.
C. Từ thế kỉ I đến thế kỉ V.
D. Từ thế kỉ I đến thế kỉ VIII.
Câu 7 (0,5 điểm). Vương quốc Chăm-pa ra đời và tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ khoảng cuối thế kỉ II đến thế kỉ XV.
B. Từ khoảng cuối thế kỉ III đến thế kỉ XVI.
C. Từ khoảng cuối thế kỉ VI đến thế kỉ X.
D. Từ khoảng cuối thế kỉ IVđến thế kỉ VIII.
Câu 8 (0,5 điểm). Nước Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính và sáp nhập vào nước Nam Việt năm nào?
A. Năm 176 TCN.
B. Năm 177 TCN.
C. Năm 178 TCN.
D. Năm 179 TCN.
Câu 9 (0,5 điểm). Nội dung nào sau đây không đúng về sự thành lập Triều Lý?
A. Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp.
B. Lý Công Uẩn là người thông minh, tài đức.
C. Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất.
D. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, hiệu là Lý Thái Tông.
Câu 10 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không đúng khi nói về Triều Trần?
A. Dưới triều đại này, các vua từng bước tiến hành công cuộc xây dựng đất nước.
B. Sau khi nhường ngôi cho con, các vua trở thành Thái Thượng hoàng.
C. Năm 1228, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
D. Các vua thường nhường ngôi cho con sau một thời gian trị vì.
Câu 11 (0,5 điểm). Đâu là diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426 – 1427?
A. Giành chiến thắng ở Chi Lăng, Xương Giang.
B. Giải phóng Nghệ An.
C. Căn cứ của nghĩa quân nhiều lần bị bao vây.
D. Giải phóng vùng núi Chí Linh.
Câu 12 (0,5 điểm). Đâu là ý đúng khi nói về sự thành lập của nhà Nguyễn?
A. Năm 1803, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua.
B. Năm 1808, Triều Nguyễn được thành lập.
C. Vua Gia Long lập ra Triều Nguyễn.
D. Vua Gia Long đóng đô ở Đại La.
Câu 13 (0,5 điểm). Triều Lý tổ chức khoa thi đầu tiên vào năm bao nhiêu?
A. Năm 1054.
B. Năm 1056.
C. Năm 1065.
D. Năm 1045.
Câu 14 (0,5 điểm). Trần Nhân Tông là vị vua thứ mấy của Triều Trần?
A. Thứ hai.
B. Thứ ba.
C. Thứ tư.
D. Thứ năm.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày sự thành lập Triều Lý.
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam.
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ – CÁNH DIỀU
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 5. Nước Văn Lang, Âu Lạc. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 6. Vương quốc Phù Nam | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long. | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 3,0 | |||
Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 12: Triều Nguyễn | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 6,0 60% | 3,0 30% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. | Nhận biết | Nhận biết được vị trí địa lý của nước ta | 1 | C1 | ||
Kết nối | Đưa ra được ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất. | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. | Nhận biết | Nhận biết được hướng của các dãy núi ở nước ta | 1 | C2 | ||
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. | Nhận biết | Nhận biết được vị trí của vùng biển nước ta. | 1 | C3 | ||
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. | Nhận biết | Nhận biết được đặc điểm dân số nước ta | 1 | C4 | ||
Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. | Nhận biết | Nhận biết được thời gian ra đời của nhà nước Văn Lang | 1 | C5 | ||
Bài 6. Vương quốc Phù Nam | Nhận biết | Nhận biết được thời gian ra đời và tồn tại của nhà nước Phù Nam. | 1 | C6 | ||
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. | Nhận biết | Nhận biết được sự tồn tại và phát triển của vương quốc Chăm – Pa. | 1 | C7 | ||
Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc | Nhận biết | Nhận biết được thời gian Triệu Đà thôn tính nước ta. | 1 | C8 | ||
Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long | Nhận biết | Trình bày được sự thành lập Triều Lý | 1 | C1 (TL) | ||
Kết nối | Chỉ ra được nội dung không đúng về Triều Lý. | 1 | C9 | |||
Vận dụng | Biết được thời gian Triều Lý tổ chức khoa thi | 1 | C13 | |||
Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông - Nguyên | Kết nối | Chỉ ra được nội dung không đúng về Triều Trần | 1 | C10 | ||
Vận dụng | Đưa ra được các vị vua Triều Trần | 1 | C14 | |||
Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê | Kết nối | Chỉ ra được các cuộc khởi nghĩa Lam Sơn | 1 | C11 | ||
Bài 12: Triều Nguyễn. | Kết nối | Chỉ ra được nội dung không đúng về thành lập Triều Nguyễn | 1 | C12 |
6. Đề thi Học kì 1 Công nghệ lớp 5 Cánh Diều
ĐỀ THI HỌC KÌ I
CÔNG NGHỆ 5 – CÁNH DIỀU
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. (M1) Đâu không phải yếu tố cần thiết để trở thành nhà sáng chế?
A. Chăm chỉ học tập.
B. Có xuất thân tốt.
C. Chấp nhận khó khăn.
D. Có óc quan sát.
Câu 2. (M2) Nhà sáng chế được mệnh danh là “Người tạo ra Mặt Trời thứ hai cho nhân loại” là
A. Karl Benz.
B. Adolf Hitler.
C. Albert Einstein.
D. Thomas Edison.
Câu 3. (M3) Quan sát mô hình thùng đựng rác sau:
Đây là loại thùng đựng rác nào?
A. Thùng đựng rác nắp bập bênh.
B. Thùng đựng rác nắp liền.
C. Thùng đựng rác nắp chia làm hai nửa.
D. Thùng đựng rác không có nắp.
Câu 4. (M2) Vật liệu nào sau đây không phù hợp để làm thùng đựng rác?
A. Bìa cứng A4.
B. Hộp giấy.
C. Túi nilon.
D. Chai nhựa.
Câu 5. (M2) Nội dung bước 3 trong quy trình làm sản phẩm mẫu là
A. tạo thân thùng.
B. tạo nắp.
C. tạo đáy thùng.
D. dán thân thùng với đáy thùng.
Câu 6. (M1) Thiết kế sản phẩm công nghệ gồm có bao nhiêu công việc chính?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 7. (M2) Cho biết nội dung của công việc trong hình sau.
A. Hình thành ý tưởng về chiếc bàn.
B. Làm chiếc bàn mẫu.
C. Đánh giá và hoàn thiện sản phẩm.
D. Vẽ phác thảo chiếc bàn.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy nêu một số thông tin về “cha đẻ của ti vi và truyền hình vô tuyến”. (M1)
Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy cho biết mô tả phù hợp với các công việc liên quan đến thiết kế sản phẩm trong bảng sau. (M3)
Biểu tượng, trạng thái | Mô tả |
Đáp án đề thi cuối kì 1 Công nghệ 5 Cánh Diều
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
B | D | A | C | D | B | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm | ||||||||||
Câu 1 (2,0 điểm) | - Giôn Lo-gi Ba là nhà sáng chế người Xcốt-len. Sau rất nhiều lần thử nghiệm, năm 1926, ông giới thiệu chiếc máy truyền hình và chương trình phát sóng đầu tiên. - Năm 1928, Giôn Lo-gi Ba giới thiệu chiếc ti vi màu và chương trình phát sóng truyền hình vô tuyến màu ra nước ngoài, đánh dấu mốc ra đời của công nghệ truyền hình màu trên thế giới. | 1,0 1,0 | ||||||||||
Câu 2 (1,0 điểm) |
| 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 5 Cánh Diều
CHỦ ĐỀ/ Bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG | |||||||||
Bài 3. Nhà sáng chế | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 4.0 | |||
Bài 4. Thiết kế sản phẩm công nghệ | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 3.0 | |||
Bài 5. Dự án: Em tập làm nhà thiết kế | 2 | 1 | 3 | 3.0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 4 | 1 | 1 | 7 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 4,0 | 1,0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10.0 | |
Tổng số điểm | 4,0đ 40% | 4,0đ 40% | 2,0đ 20% | 10,0đ 100% | 10,0đ 100% |
Bản đặc tả đề thi HK1 môn Công nghệ 5 Cánh Diều
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | |||
7 | 2 | |||||
CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG | ||||||
Bài 3. Nhà sáng chế | Nhận biết | - Chỉ ra yếu tố không bắt buộc nếu muốn trở thành nhà sáng chế. - Nêu được một số thông tin chính về Giôn Lo-gi Ba. | 1 | 1 | C1 | C1 |
Kết nối | Xác định được tên của nhà sáng chế dựa vào biệt danh. | 1 | C2 | |||
Bài 4. Thiết kế sản phẩm công nghệ | Nhận biết | Nêu được có bao nhiêu công việc chính khi thiết kế sản phẩm công nghệ. | 1 | C6 | ||
Kết nối | Xác định được nội dung công việc dựa vào hình vẽ. | 1 | C7 | |||
Vận dụng | Viết các mô tả phù hợp với hình ảnh về công việc đã cho. | 1 | C2 | |||
Bài 5. Dự án: Em tập làm nhà thiết kế | Kết nối | - Chỉ ra được vật liệu không phù hợp để làm thùng đựng rác. - Xác định được nội dung bước 3 trong quy trình làm sản phẩm mẫu. | 2 | C4 C5 | ||
Vận dụng | Xác định được loại thùng đựng rác dựa vào hình vẽ. | 1 | C3 |
Trên đây là một phần tài liệu.
Mời các bạn tải về để lấy trọn bộ 67 đề thi học kì 1 lớp 5 sách Cánh Diều, Kết nối, Chân trời có đáp án.
- Đề cương Toán
- Đề cương Tiếng việt
- Đề cương Tin học
- Đề cương Khoa học
- Bộ đề thi Toán
- Bộ đề thi Tiếng Việt
- Bộ đề thi Tin học
- Bộ đề thi Khoa học
- Bộ đề thi Công nghệ
- Bộ đề thi Lịch sử và Địa lý
- Bộ đề thi sách Kết nối tri thức
- Bộ đề thi sách Chân trời sáng tạo
- Bộ đề thi sách Cánh Diều
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 (đầy đủ các môn)