Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều - Đề số 5
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều - Đề số 5 có đáp án, hướng dẫn chấm kèm theo giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thành thạo hơn, chuẩn bị tốt khi bước vào kì thi chính thức.
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều có đáp án
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Chuyện vẽ
An rất thích vẽ tranh. Một lần tình cờ, An quen ông Minh - một nghệ nhân làm gốm. Ông chia sẻ: "Nghề này cũng giống như cháu vẽ tranh vậy, có thể thoả sức sáng tạo. Bởi chúng đều là nghệ thuật. Mà nghệ thuật thì không có giới hạn.". Lắng nghe lời ông Minh nói, nhìn đôi bàn tay ông nặn từng bình gốm, An dần cảm nhận được sự thú vị và đẹp đẽ của nghề gốm. Cậu quyết định mang vẻ đẹp này vào tranh của mình. Cậu vẽ một bức tranh rực rỡ về làng gốm. Nhưng ngay khi bức tranh sắp hoàn thành, cơn mưa bất chợt kéo đến và làm ướt tranh của cậu. An buồn lắm. Ông Minh thấy vậy lại nói: "Nghệ thuật đôi khi còn đến từ chính nỗi buồn nữa đấy An ạ!". Nghe xong, An chợt hiểu ra rằng nghệ thuật không chỉ là cầm bút lên vẽ hay tạo hình một khối đất sét, mà nó còn là cách để thể hiện cảm xúc của bản thân. Thể là, cậu lại vẽ một bức tranh mới bằng chính cảm xúc lúc này của mình.
Theo Hồng Thư
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Vì sao An lại vẽ một bức tranh về làng gốm?
A. Vì An nhận ra vẻ đẹp của nghề gốm.
B. Vì An thích vẽ tranh.
C. Vì ông Minh bảo vẽ.
D. Vì An thích ngắm những bình gốm.
Câu 2. Điểm giống nhau giữa làm gốm và vẽ tranh là gì?
A. Đều là nghệ thuật dân gian.
B. Đều có nhiều màu sắc.
C. Đều được thỏa sức sáng tạo.
D. Đều thỏa sức nhào nặn.
Câu 3. Qua bài đọc, em hiểu ra được điều gì?
A. Nghệ thuật có thể thỏa sức sáng tạo.
B. Nghệ thuật không có giới hạn.
C. Nghệ thuật là cách để thể hiện cảm xúc.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?
Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay.
A. Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi – đang từng ngày đổi thay.
B. Quảng Bình – quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay.
C. Quảng Bình quê hương – thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay.
D. Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày – đổi thay.
Câu 5. Gạch chân dưới các kết từ có trong đoạn văn sau:
“Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc lười biếng suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ, siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.”
Câu 6. Xác định thành phần câu của những câu sau:
a. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
b. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những búp vàng.
Câu 7. Em hãy đặt câu tả một con vật có sử dụng đại từ.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã đọc
Đáp án:
1. A
2. C
3. D
4. B
Câu 5.
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc lười biếng suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ, siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.
Câu 6.
a. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà // thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
CN VN
b. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy // bỗng chốc đâm những búp vàng.
CN VN
Câu 7.
Con mèo nhà em rất ngoan, nó luôn cuộn tròn trên chiếc ghế mỗi khi trời lạnh.
B. Kiểm tra viết
Bài tham khảo 1:
Trong những bài đọc đã học, có rất nhiều những nhân vật với tính cách phẩm chất khác nhau, nhưng nhân vật em thích nhất đó là nhân vật Mai An Tiêm trong câu chuyện Sự tích dưa hấu
Đức tính của An Tiêm là thế đấy, chàng muốn tự lập, tự hai bàn tay của mình làm ra miếng ăn, manh áo chứ không muốn sống dựa vào người khác. Vì thế mà An Tiêm phải bị đày ra đảo. Không một tất sắt trong tay mà An Tiêm đã tạo cho mình một vườn rau nhỏ, rồi sau đó trồng được một cây có quả ăn rất ngon. Đó là quả “Dưa hấu”. Quả thật nếu ai không có ý chí phấn đấu cao thì không thể nào vượt qua những khó khăn trở ngại quá lớn như An Tiêm. Đức tính này của An Tiêm thật sự đã làm em khâm phục, quí trọng.
Khi đọc đến đoạn An Tiêm được trở về đất liền em cảm thấy như mình cùng chia sẻ hạnh phúc với ông. An Tiêm thực sự xứng đáng được hưởng một cuộc sống sung sướng đầy đủ. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng An Tiêm vẫn không chùn bước, mạnh dạn khắc phục những khó khăn để tạo cho mình một cuộc sống đỡ vất vả hơn. Mặt khác em cũng khâm phục An Tiêm ở lòng tự trọng của chàng. Bởi vì An Tiêm không muôn mọi người nghĩ rằng mình là kẻ vô tích sự nên cố gắng dùng sức lực với bàn tay trắng của mình để chứng minh cho mọi người biết mình không là kẻ ăn bám theo người khác, không là kẻ xu nịnh để hưởng lộc.
Qua nhân vật An Tiêm em thấy mình cần phải phấn đấu hơn nữa, học tập những đức tính đáng quí của ông để trở thành người có ích cho xã hội. An Tiêm thực sự là tấm gương của thế hệ trẻ ngày nay về đức tính tự trọng, can đảm, kiên nhẫn, không khuất phục khó khăn, gian khổ...
Bài tham khảo số 2:
“Truyện cổ tích Thạch Sanh” là cuốn sách đầu tiên mà em tự đọc vào cuối năm lớp 1. Cuốn sách chỉ dài hơn hai mươi trang với rất nhiều hình ảnh minh họa nhưng vẫn khiến em phải tấm tắc, nhớ mãi không quên. Nhân vật chính trong câu chuyện và chàng Thạch Sanh với những phẩm chất cao đẹp. Tuy từ nhỏ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống một mình trong cảnh tứ cố vô thân, lại có hoàn cảnh khó khăn, vất vả. Nhưng anh ấy vẫn giữ cho mình vẹn nguyên những phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, chịu khó, trung thực, dũng cảm. Suốt toàn bộ câu chuyện, Thạch Sanh gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, không ít lần rơi vào cảnh bị hãm hại. Mặc dù vậy, anh ấy vẫn không hề thay đổi, luôn đối xử với người khác bằng trái tim chân thành. Hễ gặp người rơi vào tình thế nguy nan, anh lập tức ra tay cứu trợ. Sự chân thành, lương thiện ấy của Thạch Sanh khiến em vô cùng kính phục và trân trọng, yêu mến. Em đã lấy Thạch Sanh để làm hình mẫu lý tưởng cho bản thân mình cố gắng phấn đấu, rèn luyện. Lúc nào em cũng muốn được giống như anh ấy, trở thành người tốt giúp đỡ mọi người, sống có ích cho xã hội. Thật cảm ơn cuốn sách “Truyện cổ tích Thạch Sanh” đã đem đến cho em một người anh hùng tuyệt vời như thế.
>> Đoạn văn giới thiệu về nhân vật mà em thích trong một cuốn sách đã đọc lớp 5