Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án, ma trận
Đề thi Khoa học lớp 5 cuối kì 1 sách Kết nối tri thức có đáp án, ma trận, bản đặc tả theo Thông tư 27 giúp thầy cô ra đề thi cho các em học sinh ôn thi, luyện tập có hiệu quả.
1. Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Khoa học Kết nối tri thức
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Thành phần nào dưới đây không phải là thành phần chính có trong đất?
A. Không khí.
B. Nước.
C. Chất khoáng.
D. Gió.
Câu 2 (0,5 điểm). Mùn được hình thành như thế nào?
A. Mùn được hình thành chủ yếu từ mưa với sự tham gia của sinh vật trong đất.
B. Mùn được hình thành chủ yếu do xác động vật và thực vật phân hủy với sự tham gia của sinh vật trong đất.
C. Mùn được hình thành chủ yếu từ không khí, thực vật phân hủy và sinh vật trong đất.
D. Mùn được hình thành chủ yếu từ chất khoáng, nước với sự tham gia của sinh vật trong đất.
Câu 3 (0,5 điểm). Nguyên nhân gây ô nhiễm đất nào dưới đây do con người gây ra?
A. Xâm nhập mặn.
B. Núi lửa phun trào.
C. Chất thải không xử lí.
D. Nhiễm phèn.
Câu 4 (0,5 điểm). Hỗn hợp là gì?
A. Hỗn hợp được tạo thành duy nhất từ một chất.
B. Hỗn hợp được tạo thành từ ba chất trở lên trộn lẫn với nhau.
C. Hỗn hợp được tạo thành từ hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
D. Hỗn hợp được tạo thành từ chất rắn hòa tan với chất lỏng phân bố đều vào nhau.
Câu 5 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái khí?
A. Nước uống.
B. Thủy tinh.
C. Dầu ăn.
D. Ô-xi.
Câu 6 (0,5 điểm). Chất nào dưới đây ở trạng thái rắn?
A. Hơi nước.
B. Nhôm.
C. Ni-tơ.
D. Giấm ăn.
Câu 7 (0,5 điểm). Biến đổi hóa học xảy ra khi nào?
A. Biến đổi hóa học xảy ra khi có sự thay đổi kích thước.
B. Biến đổi hóa học xảy ra khi thể tích chất thay đổi.
C. Biến đổi hóa học xảy ra khi có sự tạo thành chất mới.
D. Biến đổi hóa học xảy ra khi khối lượng chất thay đổi.
Câu 8 (0,5 điểm). Vì sao cây trồng trong đất có thể đứng vững, không bị đổ?
A. Cây đứng vững nhờ rễ cây bám chặt vào đất.
B. Cây đứng vững nhờ nước có trong đất.
C. Cây đứng vững nhờ không khí có trong đất.
D. Cây đứng vững nhờ các chất dinh dưỡng có trong đất.
Câu 9 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về biện pháp bảo vệ môi trường đất?
A. Tăng cường sử dụng phân bón hóa học.
B. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
C. Trồng cây gây rừng.
D. Xây bờ kè.
Câu 10 (0,5 điểm). Phá rừng gây ảnh hưởng gì đến môi trường đất?
A. Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy như rác thải nhựa,…
B. Đất không có thực vật che phủ, khi gặp mưa, gió sẽ bị rửa trôi dẫn đến xói mòn đất.
C. Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.
D. Đất nhiễm chất độc hại do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Câu 11 (0,5 điểm). Hỗn hợp nào dưới đây là dung dịch?
A. Xà lách, dưa chuột và cà chua trộn đều.
B. Cát và nước đã khuấy đều để sau vài phút.
C. Lạc, đỗ đen và đỗ xanh trộn đều.
D. Đường và nước khuấy đều để sau vài phút.
Câu 12 (0,5 điểm). Nước ở trạng thái nào khi nhiệt độ dưới 0 oC?
A. Lỏng.
B. Rắn.
C. Hơi.
D. Lỏng và hơi.
Câu 13 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây có sự biến đổi hóa học?
Câu 14 (0,5 điểm). Trường hợp nào trong hình dưới đây không có sự biến đổi hóa học?
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Thế nào là hiện tượng xói mòn đất? Em hãy nêu 3 tác hại của hiện tượng xói mòn đất và 3 biện pháp bảo vệ môi trường đất.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Câu 2 (1,0 điểm). Nước hoa thường là chất lỏng dễ bay hơi, có mùi thơm và được đóng vào bình xịt thủy tinh để sử dụng.Giải thích vì sao khi mở lọ nước hoa, ta thấy nước hoa vơi dần và ngửi được mùi thơm.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
2. Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Khoa học Kết nối tri thức
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: KHOA HỌC 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | D | B | C | C | D | B | C |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | A | A | B | D | B | A | D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | - Hiện tượng làm mất lớp đất trên bề mặt, phá hủy tầng đất bên dưới do gió thổi hoặc nước chảy ở những vùng đất dốc, đồi núi,… gọi là hiện tượng xói mòn đất. - 3 tác hại của hiện tượng xói mòn đất: + Giảm năng suất cây trồng. + Gia tăng lũ lụt. + Làm mất đất ở và đất trồng. - 3 biện pháp bảo vệ môi trường đất: + Sử dụng hợp lí phân bón hóa học. + Trồng rừng và khai thác rừng hợp lí. + Hạn chế sử dụng đồ nhựa. | 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
Câu 2 (1,0 điểm) | + Nước hoa chuyển từ thể lỏng sang thể khí. + Nước hoa chuyển thành trạng thái khí thì ta có thể ngửi được và nước hoa ở thể lỏng sẽ vơi dần. | 0,5đ 0,5đ |
3. Ma trận Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Khoa học Kết nối tri thức
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: MÔN KHOA HỌC 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHỦ ĐỀ 1. CHẤT | |||||||||
Bài 1. Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng | 2 | 1 | 3 | 0 | 1,5 | ||||
Bài 2. Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất | 1 | 1 | 2 | 3 | 1 | 3,5 | |||
Bài 3. Hỗn hợp và dung dịch | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 4. Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 2,5 | |||
Bài 5. Sự biến đổi hóa học của chất | 1 | 2 | 3 | 0 | 1,5 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 7 | 1 | 7 | 0 | 0 | 1 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 3,5 | 2,0 | 3,5 | 0 | 0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 5,5 55% | 3,5 35% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: KHOA HỌC 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
CHỦ ĐỀ 1. CHẤT | ||||||
Bài 1. Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng | Nhận biết | Nêu được một số thành phần của đất | 2 | C1, C2 | ||
Kết nối | Trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng | 1 | C8 | |||
Bài 2. Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất | Nhận biết | Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất. | 1 | 1 | C3 | C1 |
Kết nối | 2 | C9, C10 | ||||
Bài 3. Hỗn hợp và dung dịch | Nhận biết | Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch | 1 | C4 | ||
Kết nối | 1 | C11 | ||||
Bài 4. Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất | Nhận biết | Nêu được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí | 2 | C5, C6 | ||
Kết nối | Trình bày được ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất | 1 | C12 | |||
Vận dụng | Vận dụng sự biến đổi trạng thái của chất để giải thích hiện tượng | 1 | C2 | |||
Bài 5. Sự biến đổi hóa học của chất | Nhận biết | Trình bày được một số ví dụ đơn giản gần gũi với cuộc sống về biến đỏi hóa học | 1 | C7 | ||
Kết nối | 2 | C13, C14 |
Tải về để lấy trọn bộ đề thi, đáp án và ma trận!