Đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học 5 sách Kết nối tri thức
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học 5 sách Kết nối tri thức bao gồm các câu trắc nghiệm, tự luận giúp các em học sinh lớp 5 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi cuối học kì 1 hiệu quả.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC HKI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 . Nối nội dung (1) với cột A và B chỉ thành phần chính của đất.
Câu 2. Thành phần nào có nhiều nhất trong đất?
A. Nước, không khí
B. Chất khoáng
C. Mùn và một số thành phần khác
Câu 3. Đất được hình thành:
A. do đá bị phá vỡ sau một quá trình lâu dài dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
B. do xác động vật và thực vật phân hủy dưới tác động của nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
C. do sự hoạt động của con người và các tác động của thiên nhiên như nhiệt, nước, không khí, gió, mưa,…
Câu 4. Hoạt động diễn ra trong hình dưới đây làm thay đổi thành phần nào của đất?
A. Mùn
B. Chất khoáng
C. Không khí
Câu 5. Hoạt động nào dưới đây không làm tăng chất khoáng và mùn cho đất?
A. Ủ rơm rạ, rau củ dưới đất.
B. Xây dựng hệ thống dẫn nước tưới cho cây trồng.
C. Bón phân hữu cơ cho đất.
Câu 6. Vì sao cây có thể đứng vững, không bị đổ?
A. Vì rễ cây bám vào lòng đất.
B. Vì các chất trong đất cung cấp dinh dưỡng cho cây.
C. Vì không khí trong đất giúp rễ cây phát triển.
Câu 7. Tác dụng của việc làm tơi đất là gì?
A. Thay đổi thành phần không khí trong đất.
B. Thay đổi các chất dinh dưỡng có trong đất.
C. Bổ sung nước cho đất, tăng mùn cho đất.
Câu 8. Viết vào chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai liên quan đến vai trò của đất đối với cây trồng.
Đ | a) Đất cung cấp chất khoáng cho cây trồng. |
Đ | b) Đất giúp cho cây trồng đứng vững. |
Đ | c) Đất là nơi sinh sống của một số loài sinh vật. |
S | d) Đất là nguyên liệu để sản xuất chậu trồng cây. |
Đ | e) Đất cung cấp không khí và nước cho cây trồng. |
Câu 9. Hoạt động dưới đây có tác dụng gì đối với phòng chống ô nhiễm đất?
A. Chống xâm nhập mặn.
B. Ngăn đất nhiễm phèn
.C. Bảo đảm nguồn nước ngầm.
Câu 10. Hoạt động nào dưới đây làm gia tăng xói mòn đất?
A. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc.
B. Lạm dụng thuốc trừ sâu.
C. Xử lí rác thải đúng quy định.
Câu 11. Biện pháp nào dưới đây là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống xói mòn đất?
A. Xây bờ kè.
B. Trồng thảm cỏ.
C. Trồng cây gây rừng.
Câu 12. Chọn từ/cụm từ: môi trường đất, ô nhiễm, con người, thiên nhiên để điền vào chỗ…cho phù hợp.
Đất bị ô nhiễm chứa các chất thải nguy hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến con người và sinh vật. Hiện tượng phun trào núi lửa là một trong những nguyên nhân ô nhiễm đất do thiên nhiên gây ra. Các nguyên nhân khác làm cho đất bị ô nhiễm như: đưa quá nhiều chất thải ra môi trường, không xử lý chất thải, sử dụng dư thừa thuốc trừ sâu do con người gây ra. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức của con người thông qua tuyên truyền và vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường đất.
Câu 13. Đánh dấu × vào trước việc làm có thể phòng chống ô nhiễm đất.
X | a) Xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường. |
b) Sử dụng phân bón hóa học. | |
c) Sử dụng sản phẩm nhựa. | |
X | d) Sử dụng túi ni- lông sinh học. |
X | e) Trồng cây, gây rừng. |
Câu 14. Chọn từ/ cụm từ: núi dốc, xói mòn, thiên nhiên , con người để điền vào chỗ… cho phù hợp.
Đất bị xói mòn sẽ bị mất lớp đất trên bề mặt hoặc bị phá hủy tầng đất ở bên dưới. Ở những vùng núi dốc, đất rất dễ bị xói mòn. Chặt phá rừng là một trong những nguyên nhân gây xói mòn đất do con người trực tiếp gây ra. Các nguyên nhân khác gây hiện tượng xói mòn dất như mưa, gió do thiên nhiên gây ra.
Câu 15. Khi đạp xe, em cảm thấy mệt. Năng lượng dùng để đạp xe được lấy từ đâu?
A. Gió.
B. Lương thực, thực phẩm.
C. Phương tiện giao thông.
Câu 16. Khi quạt quay tạo ra năng lượng gì?
A. Năng lượng điện.
B. Năng lượng thắp sáng.
C. Năng lượng gió.
Câu 17. Năng lượng từ đâu làm chín thức ăn, đun sôi nước uống?
A. Củi, than, năng lượng từ lửa.
B. Thức ăn.
C. Năng lượng từ Mặt Trời.
Câu 18. Nguồn năng lượng nào cung cấp cho hoạt động trong hình dưới đây?
A. Năng lượng thủy triều.
B. Năng lượng nước chảy.
C. Năng lượng gió.
Câu 19. Chỉ ra các nguồn năng lượng được sử dụng trong các trường hợp dưới đây.
Sự vật/ hiện tượng | Nguồn năng lượng |
Đun nước bằng bếp củi | Năng lượng từ nhiên liệu |
Cầu thủ đá quả bóng trên sân | Năng lượng từ sức người |
Tàu hỏa đang chạy trên đường ray | Năng lượng từ nhiên liệu |
Đèn điện đang sáng | Năng lượng từ điện |
Thả diều trên đê | Năng lượng gió |
Câu 20. Nối mỗi hoạt động ở cột A với nguồn năng lượng ở cột B cho phù hợp.
Câu 21. Để làm quay tua-bin của máy phát điện nhà máy thủy điện cần dùng năng lượng gì?
A. Năng lượng mặt trời.
B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng nước chảy
Câu 22. Trong hình ảnh dưới đây, năng lượng mặt trời được sử dụng vào việc gì?
A. Chiếu sáng.
B. Sưởi ấm.
C. Làm khô đồ vật.
Câu 23. Trong hình ảnh dưới đây, năng lượng nước chảy được sử dụng vào việc gì?
A. Làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao.
B. Làm quay tua-bin của máy phát điện.
C. Sản xuất điện.
Câu 24. Viết vào bảng những lợi ích của năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
Nguồn năng lượng | Lợi ích |
Năng lượng gió | Giúp thuyền buồm chạy xuôi chiều gió, thả diều, rê thóc, làm quay tua-bin của máy phát điện,… |
Năng lượng nước chảy | Làm quay tua-bin của máy phát điện ở nhà máy phát điện, vận chuyển hàng hoá xuôi dòng nước, làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao,… |
Câu 25. Nhị hoa là bộ phận:
A. tạo ra tế bào sinh dục cái.
B. mang hạt phấn.
C. chứa hạt.
Câu 26. Viết vào chữ Đ trước câu đúng , chữ S trước câu sai .
Đ | a) Trên một bông hoa hồng có cả nhị hoa và nhụy hoa nên là hoa lưỡng tính. |
Đ | b) Hoa bí ngô đực là hoa đơn tính vì chỉ có nhụy hoa. |
S | c) Hoa bưởi là hoa đơn tính do chỉ có nhị hoa. |
Đ | d) Hoa có cả nhị hoa và nhụy hoa là hoa lưỡng tính. |
Câu 27. Hãy điền các bộ phận của hoa vào chỗ .... cho phù hợp.
Hạt phấn nằm ở bao phấn của hoa.
Noãn nằm ở trong bầu nhụy của hoa.
Noãn của hoa sẽ phát triển thành hạt sau khi thụ tinh.
Bầu nhụy của hoa sẽ phát triển thành quả sau khi thụ tinh.
Câu 28. Muỗi cái đẻ trứng, trứng phát triển nở ra:
A. muỗi con
B. nhộng
C. ấu trùng
Câu 29. Thứ tự các giai đoạn phát triển trong vòng đời của bướm là:
A. Trứng → nhộng → bướm truởng thành → ấu trùng.
B. Bướm trưởng thành → sâu → trứng → nhộng.
C. Bướm trưởng thành → trứng → ấu trùng → nhộng.
Câu 30. Hình ảnh dưới đây là giai đoạn phát triển nào trong vòng đời của bướm?
A. Trứng
B. Nhộng
C. Sâu bướm
Câu 31. Ở động vật đẻ con, con non mới sinh ra thường được nuôi bằng gì?
A. Tự kiếm ăn
B. Cây xanh
C. Sữa mẹ
Câu 32. Biện pháp nào sau đây không thể hạn chế được sự phát triển của muỗi?
A. Giữ môi trường sống ẩm ướt.
B. Dọn dẹp môi trường.
C. Phun thuốc diệt muỗi.
PHần 2. Tự luận
Câu 1. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người nông dân sử dụng rơm rạ phủ dưới gốc cây trồng. Hãy cho biết ý nghĩa của việc làm này.
Trả lời: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người nông dân sử dụng rơm rạ phủ dưới gốc cây trồng. Điều này giúp tăng độ che phủ để giữ nước và bổ sung thêm mùn cho đất khi rơm rạ phân hủy.
Câu 2. Vì sao năng lượng mặt trời rất cần cho sự sống của con người?
Trả lời: Vì năng lượng mặt trời cung cấp ánh sáng cho mọi hoạt động của con người. Con người đã sử dụng năng lượng mặt trời để phơi quần áo, phơi đồ đạc bị ướt, ẩm mốc, làm nóng nước trong bình nóng lạnh, biến đổi thành pin mặt trời,….
......
Trên đây là một phần của tài liệu.
Mời các bạn tải về để lấy Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức đầy đủ nhất.