Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh học năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Chí Thanh - TP. HCM
Đề thi Sinh học lớp 12 học kì 2 có đáp án
Số câu TN = 18 SINH HỌC - MÃ ĐỀ 152 Trang 1/4
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
II
NĂM HỌC 2018 -2019
TP HỒ CHÍ MINH
MÔN SINH HỌC
- Khối 12
TRG THPT NGUYỄN CHÍ THANH
ĐỀ CHÍNH THỨC – BAN KH- TỰ NHIÊN
Thời gian làm bài 50 phút
(Không tính thời gian phát đề ) Mã đề 152
Họ tên học sinh: ............................................................... Số báo danh: ...............................
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (30 phút): 24 câu (6 điểm)
Câu 1) Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi
A. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.
B. điều kiện môi trường không bị giới hạn.
C. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.
D. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.
Câu 2) Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?
A. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình
thành loài mới.
C. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của loài gốc để hình thành các
nhóm phân loại trên loài.
D. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Câu 3) Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Các cây thông nhựa mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
B. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
D. Cây phong lan bám trên cây gỗ.
Câu 4) Theo quan niệm của Đacuyn, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi
với môi trường.
B. làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào chọn lọc chống lại alen trội hay chọn lọc
chống lại alen lặn.
C. sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số
alen của quần thể.
Câu 5) Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là:
A. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
D. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 6) Giới hạn sinh thái là:
A. Gi
ới hạn khả năng sinh sản của sinh vật.
B. Giới hạn khả năng sinh trưởng của sinh vật.
C. Giới hạn phạm vi lãnh thổ của sinh vật.
D. Giới hạn chịu đựng mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Số câu TN = 18 SINH HỌC - MÃ ĐỀ 152 Trang 2/4
Câu 7) Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách ly sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lưa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2 )Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
A. (1), (3). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (1), (4).
Câu 8) Lai loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n’ = 14 (kí hiệu hệ gen là AA) với loài cỏ dại có bộ nhiễm
sắc thể 2n” = 14 (kí hiệu hệ gen là BB) được con lai có bộ nhiễm sắc thể 2n = n’ + n” = 14 (kí hiệu hệ gen
là AB) bị bất thụ. Tiến hành đa bội hoá tạo được loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 4n = 2n’ + 2n” = 28 (kí
hiệu hệ gen là AABB). Đây là ví dụ về quá trình hình thành loài mới bằng con đường
A. cách ly sinh thái. B. lai xa và đa bội hoá. C. cách ly địa lí. D. đa bội hoá.
Câu 9) Số lượng cá thể của quần thể sinh vật bị biến động do hoạt động khai thác quá mức của con người
là kiểu biến động
A. Theo chu kì ngày đêm. B. Theo mùa.
C. Theo chu kì nhiều năm. D. Không theo chu kì.
Câu 10) Kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể.
C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 11) Cho những ví dụ sau:
(1) Cánh dơi và cánh côn trùng.
(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.
(3) Mang cá và mang tôm.
(4) Chi trước của thú và tay người.
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là
A. (1) và (4). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (1) và (2).
Câu 12) Loài cỏ Spartina sử dụng trong chăn nuôi ở Anh là kết quả lai tự nhiên giữa một loài cỏ gốc
Châu Âu có 2n = 50 và một loài cỏ gốc Mỹ nhập vào nước Anh có 2n = 70. Hãy cho biết bộ NST có
trong loài Spartina?
A. 60. B. 100. C. 240. D. 120.
Câu 13) Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới
hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là:
A. Giới hạn sinh thái. B. Ổ sinh thái. C. Nơi ở. D. Sinh cảnh.
Câu 14) Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta chia lịch
sử sự sống thành các đại địa chất chính lần lượt là:
A. Đại Thái cổ Đại Nguyên sinh Đại Trung sinh Đại Tân sinh.
B.
Đại Thái cổ Đại Cổ sinh Đại Trung sinh.
C. Đại Thái cổ Đại Trung sinh Đại Cổ sinh Đại Tân sinh.
D. Đại Thái cổ Đại Nguyên sinh Đại Cổ sinh Đại Trung sinh Đại Tân sinh.
Số câu TN = 18 SINH HỌC - MÃ ĐỀ 152 Trang 3/4
Câu 15) Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá
trình tiến hóa?
1.Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
2.Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp này nhưng lại vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác.
3.Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác.
4.Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại.
Câu trả lời đúng nhất là:
A. 1, 2. B. 1, 3. C. 2, 3. D. 3, 4.
Câu 16) Người và tinh tinh là 2 loài khác nhau nhưng thành phần axit amin ở chuỗi hemôglôbin là giống
nhau và có phân tử ADN giống nhau đến 92% các cặp nuclêôtit. Đây là bằng chứng gì chứng tỏ người và
tinh tinh có nguồn gốc chung?
A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Bằng chứng phôi sinh học.
C. Bằng chứng địa lý - sinh vật học. D. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
Câu 17) Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,
A. các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay
đổi bất thường.
B. sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen (vốn gen)
giữa các quần thể do các nhân tố tiến hoá (Đột biến, chọn lọc tự nhiên …) tạo ra.
C. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều
di truyền được.
D. mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
Câu 18) Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên yếu tố nào sau đây:
A. Kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
B. Nhiễm sắc thể, từ đó cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
C. Alen và làm thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng xác định.
D. Kiểu gen và gián tiếp làm kiểu hình thay đổi.
Câu 19: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập.
Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:
Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu
được F
1
gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F
1
lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F
2
như thế nào?
A. 3 đỏ : 1 trắng.
B. 1 đỏ : 1 trắng.
C. 9 đỏ : 7 trắng.
D. 1
đỏ : 3 trắng.
Đề kiểm tra kì 2 môn Sinh học lớp 12
Mời bạn đọc tham khảo Đề thi Trắc nghiệm Sinh học 12, Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh học năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Chí Thanh - TP. HCM. Tài liệu gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm, 6 câu hỏi bài tập, thời gian làm bài 50 phút. Mời các bạn tham khảo.
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh học năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Đồng Tháp
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Toán năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Nam Định
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh học năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Thanh Hóa
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh học năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Kon Tum
- Đề KSCL giữa học kì 2 lớp 12 môn Hóa học năm 2017 - 2018 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc
- Đề KSCL giữa học kì 2 lớp 12 môn Vật lý năm 2017 - 2018 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh học năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh học năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Chí Thanh - TP. HCM. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.