Giải bài tập trang 102 SGK Sinh lớp 6: Thụ phấn (tiếp theo)

Giải bài tập trang 102 SGK Sinh lớp 6: Thụ phấn (tiếp theo)

Giải bài tập trang 102 SGK Sinh lớp 6: Thụ phấn (tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về phương thức thụ phấn ở thực vật trong môn Sinh học 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 98 SGK Sinh lớp 6: Các loại hoa

Giải bài tập trang 100 SGK Sinh lớp 6: Thụ phấn

A. Tóm tắt lý thuyết:

Những cây thụ phấn nhờ gió thường có hoa nằm ở ngọn cây; bao hoa thường tiêu giảm; chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ; đầu nhụy thường có lông dính. Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 102 Sinh học lớp 6:

Bài 1: (trang 102 SGK Sinh 6)

Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.

Các đặc điểm hoa ở ngọn cây giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa khác. Các đặc điểm bao hoa thường tiêu giảm, đầu hoặc vòi nhụy thường có lông dính giúp hạt phấn dễ dính vào thụ phấn cho hoa.

Bài 2: (trang 102 SGK Sinh 6)

Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? Cho ví dụ.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Tăng khả năng thụ phấn của cây khi sự thụ phấn tự nhiên kém hiệu quả. Một số nông dân khi trồng bí ngô thường thụ phấn bổ sung để tăng khả năng kết trái của cây.

Thụ phấn chéo nhằm tránh thoái hóa giống hay để lai tạo nên giống mới có nhiều ưu điểm hơn. Ví dụ như người trồng ngô thường thụ phấn chéo để tránh thoái hóa giống và tăng năng suất (tăng khả năng tạo hạt) bằng cách dùng bao giấy cuộn lại thành hình chiếc phễu, sau đó vít ngọn cây ngô xuống lắc cho hạt phấn rơi vào phễu. Khi đã có hạt phấn rồi thì tiến hành thụ phấn chéo cho cây bằng cách lấy hạt phấn của cây này rắc lên hoa (râu ngô) của cây kia.

Bài 3: (trang 102 SGK Sinh 6)

Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Ong lấy phấn hoa: làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phấn cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.

Ong lấy được nhiều phấn hoa, mật hoa sẽ tạo ra nhiều mật hơn.

Bài 4: (trang 102 SGK Sinh 6)

Hãy liệt kê vào bảng dưới đây tất cả những điểm khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió mà em đã biết.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Đặc điểm

Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

Hoa thụ phấn nhờ gió

Bao hoa

lớn, có màu sắc sặc sỡ và hương thơm

nhỏ, không có màu sắc sặc sỡ và không có hương thơm

Nhị hoa

hạt phấn to ,dính, chỉ nhị ngắn

hạt phấn nhỏ nhẹ, chỉ nhị dài,bao phấn treo lủng lẳng

Nhuỵ hoa

đầu nhụy có chất dính

đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, nhiều lông dính

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải bài tập trang 102 SGK Sinh lớp 6: Thụ phấn (tiếp theo). Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 6, Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 6.

Đánh giá bài viết
52 5.596
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 6

    Xem thêm