Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Sinh học 10 bài 26

Giáo án Sinh học lớp 10

Giáo án Sinh học 10 bài 26: Sinh sản của vi sinh vật được trình bày khoa học, phù hợp với chương trình học nhằm giúp các em hiểu được các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ (phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi).

Giáo án Sinh học 10 bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

Giáo án Sinh học 10 bài 25

BÀI 26: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ và nhân thực.

2. Kĩ năng: HS phân tích, so sánh về chiều hướng tiến hoá về hình thức sinh sản ở VSV.

3. Giáo dục: cho học sinh về ý nghĩa của các hình thức sinh sản ở vi sinh vật và ứng dụng vào thực tiễn.

II. Chuẩn bị: Các hình vẽ trong sách giáo khoa.

III. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp + Trực quan

IV. Trọng tâm bài giảng:

Phân biệt các hình thức sinh sản ở VSV nhân sơ và nhân thực

V. Tổ chức các họat động dạy và học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Trình bày đặc điểm các pha của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục?
  • So sánh giữa môi trường nuôi cấy không liên tục và liên tục?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HSNội dung

Hoạt động 1

Quá trình phân đôi ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra như thế nào?

HS: đọc thông tin sgk

Phân đôi ở vi khuẩn khác nguyên phân ở điểm nào?

Những sinh vật nào có hình thức sinh sản bằng cách nảy chồi tạo thành bào tử?

HS: xạ khuẩn, vi khuẩn quang tía...

Nội bào tử là gì? Nội bào tử có phải là hình thức sinh sản không?

GV: Nội bào tử lọt được vào cơ thể phát triển trở lại trong ruột, máu gây bệnh nguy hiểm.

I. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ:

1. Phân đôi:

  • Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt mêzôxôm.
  • Vòng AND dính vào hạt mêzoxôm làm điểm tựa và nhân đôi thành 2ADN.
  • Thành tế bào và màng sinh chất được tổng hợp dài ra và dần thắt lại đưa 2 phân tưe AND về 2 tế bào riêng biệt.

2. Nảy chồi và tạo thành bào tử:

  • Sinh sản bằng bào tử đốt (xạ khuẩn) phân cắt đỉnh của sợi sinh trưởng thành một chuỗi bào tử.
  • Sinh sản nhờ nảy chồi (vi khuẩn quang dưỡng màu đỏ) TB mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần và tách ra tạo thành vi khuẩn mới.
  • Nội bào tử vi khuẩn: là cấu trúc tạm nghỉ không phải là hình thức sinh sản. Được hình thành trong tế bào sinh dưỡng của vi khuẩn
Đánh giá bài viết
5 6.131
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 10

    Xem thêm