Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng

Văn mẫu lớp 9: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Trình bày suy nghĩ về bài Ánh trăng

Với giọng thơ mượt mà, trẻ trung mà mang đậm tính triết lý sâu sắc, nhà thơ Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Chúng ta đã từng biết đến một "Tre Việt Nam" với lối viết giản dị mà thấm đẫm cảm giác tự hào, đã từng biết đến "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" với bao tình cảm gửi đến người mẹ, và giờ đây là "Ánh trăng".

Bài thơ "Ánh trăng" ghi lại một thoáng giật mình của thi sĩ trước vẻ đẹp ân tình của vầng trăng. Trước cuộc sống bận rộn, con người đã quên đi những kỉ niệm của quá khứ. Thế nhưng vầng trăng vẫn vẹn nguyên, thuỷ chung ân tình mà sâu sắc.Bài thơ đã để lại cho người đọc biết bao bài học thấm thía và sâu sắc, đặc biệt, khổ thơ cuối đã mang lại nhiều dư vị và cảm xúc khó quên.

"Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình."

Bài thơ được viết năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi mà những người lính từ chiến trường trở về sống giữa thành phố xa hoa mà hiện đại, bỏ lại sau lưng quá khứ hào hùng. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh ánh trăng - hình ảnh tượng trưng cho quá khứ và vẻ đẹp vĩnh hằng, trường tồn mãi mãi. Hình ảnh của quá khứ càng tươi đẹp thì nhà thơ tự trách mình, cảm thấy có lỗi. Những khổ thơ trước là hình ảnh khu phố mất điện và đột nhiên đèn điện vụt tắt. Trong phút giây đó, nhà thơ mới nhận ra mình đã lãng quên đi quá khứ. Với giọng điệu nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu lắng câu thơ đầu đã mang đến cho người đọc nhiều suy ngẫm:

"Trăng cứ tròn vành vạnh"

Trăng là một trong những biểu tượng thanh bình tượng trưng cho hồi ức kỉ niệm xưa. Trăng đã cùng người chiến sĩ trải qua biết bao gian truân, khó nhọc, từ hồi nhỏ cho đến khi đã trở thành một chiến sĩ bảo vệ độc lập của dân tộc. Nếu như với Hồ Chí Minh, trăng như người bạn tâm tình với nhà thơ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Nhưng giờ đây trăng là biểu tượng của quá khứ nhưng không bao giờ lãng quên. Cụm từ "tròn vành vạnh" đã mang đến một sắc thái vẹn nguyên và luôn ghi nhớ mãi không quên. Vẻ đẹp đó tưởng chừng như vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, cái đẹp luôn làm lòng người mê đắm. Vầng trăng là hiện thân của những hồi ức và chắc chắn những hồi ức đó luôn không thay đổi. Những dòng suy nghĩ của nhà thơ là cách gợi dẫn để nhà thơ tự trách mình:

"Kể chi người vô tình"

"Người vô tình" - cụm từ như một lời trách móc đối với chính nhà thơ. Trách khi bản thân mình đã quên đi những hồi ức, những kỉ niệm của tuổi trẻ sao lại quá vô tình, sao lại bị cuộc sống hiện đại nơi phố thị làm lãng quên đi quá khứ. Sự tự trách đó thể hiện vẻ đẹp của nhân cách. Vốn là người luôn biết tôn trọng và nhớ về quá khứ nhưng rồi lãng quên, chỉ khi được ánh trăng thức tình, nhà thơ mới dâng trào cảm xúc:

"Ánh trăng im phăng phắc"

Nếu như khổ thơ trước là "trăng" thì đến khổ thơ này xuất hiện "ánh trăng". Là biểu tượng của thiên nhiên, của hoà bình, ngoài ra trăng còn cho thấy sự bao dung của tình nghĩa thuỷ chung. Đây chính là phẩm chất cao quý mà chính tác giả muốn xây dựng. Sự im lặng của ánh trăng, chẳng phải là sự bất lực hay buông xuôi mà đó là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với những con người lỡ quên đi quá khứ - một phần của cuộc đời. Kỉ niệm, kí ức - những điều tưởng chừng vô tri, vô giác nhưng lại có linh hồn và sức sống riêng. Con người có thể thay đổi nhưng những kí ức sẽ luôn trường tồn với thời gian, và rồi một thoáng bất chợt trong cuộc sống, ánh trăng lại thức tình người:

"Đủ cho ta giật mình"

Cái giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình của chính mình. Giật mình vì hối hận, vì quên đi những tháng ngày gian khổ đói nghèo mà ân tình ân nghĩa. Chính sự thức tỉnh ấy đã làm cho tác giả phải nhìn nhận lại chính bản thân mình và những người xung quanh. Câu kết của khổ thơ cũng như toàn bài là một bài học nhận thức sâu sắc. Phải chăng, mỗi người trong chúng ta khi đọc đến câu thơ này đều đặt cho chính bản thân mình một câu hỏi? Đó chính là vẻ đẹp của nhân cách trong mỗi chúng ta.

Bằng thể thơ năm chữ được vận dụng linh hoạt sáng tạo cùng giọng điệu tâm tình mà nhẹ nhàng, sâu lắng, bài thơ "Ánh trăng" đã mang đến cho độc giả những phút giây sống chậm lại suy nghĩ về những gì mình đã và đang làm. Và khổ thơ cuối chính là khổ thơ mạng lại dấu ấn đậm nét trong chúng ta. Tình cảm và thái độ ghi nhớ công ơn của những người đã đi trước chính là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Và chính chúng ta cần giữ gìn và phát huy chúng.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu lớp 9: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9 bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm