Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

25 dạng bài Tiếng Anh chắc chắn xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia

Tài liệu tổng hợp những dạng bài tập Tiếng Anh có trong đề thi Tiếng Anh THPT Quốc Gia nằm trong bộ đề ôn thi THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Mời các em học sinh lớp 12 tham khảo!

Xem thêm: Đáp án Đề thi môn Tiếng Anh THPT Quốc gia năm 2019 HOT

Lý thuyết & phương pháp chinh phục 25 dạng bài Tiếng Anh trong đề thi THPT Quốc gia

PRONUNCIATION (Ngữ âm)

Ngữ âm là gì?

Phần ngữ âm được chia ra làm 2 dạng: phát âm và trọng âm. Cả 2 dạng bài tập này đều vô cùng đa dạng mà không có một phương pháp làm bài nào cụ thể để giải quyết tất cả các dạng cùng một lúc. Những phương pháp làm bài chủ yếu được xây dựng từ kinh nghiệm làm bài, và tất nhiên không thể áp dụng cho mọi trường hợp. Vậy nên làm nhiều bài tập, thực hành phát âm vẫn là phương pháp tốt nhất để tự tin xử lý dạng bài tập Ngữ âm trong tiếng Anh.

Nguyên âm, phụ âm (Vowels & Consonants)

Trong tiếng Anh có 44 âm được chia làm 2 nhóm: Nguyên âm và phụ âm. Để phát âm chuẩn tiếng Anh và làm tốt các bài tập ngữ âm, việc nắm vững các âm và phát âm đúng các âm đó là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Một số dạng phát âm phổ biến trong Ngữ âm tiếng Anh

Phát âm s/es trong tiếng Anh

+ Danh từ số nhiều: How many penS are there in your schoolbag?

+ Động từ thời hiện tại đơn sau chủ ngữ ngôi thứ 3 số ít: He goES to school by bus

+ Sở hữu cách của danh từ: Mary'S brother is a doctor

+ Dạng rút gọn của "is" hoặc "has": He'S been a famous student since he was 15 years old

Phát âm s/es sẽ được chia làm 3 dạng /s/, /z/, /iz/

  • Phát âm là /s/ khi từ tận cùng bằng các phụ âm vô thanh: /p/, /t/, /k/, /f/, /θ/

Ví dụ

Loại từ

Phiên âm

Develops

v

/dɪˈveləpS/

Meets

v

/miːtS/

Books

n

/bʊkS/

Laughs

v

/ læfS/

Months

n

/mʌnθS/

  • Phát âm là /z/ khi từ tận cùng bằng các phụ âm hữu thanh /b/, /d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /ŋ, /l/, /r/và các nguyên âm

Ví dụ

Loại từ

Phiên âm

Pubs

n

/pʌbZ/

Birds

n

/bɜːrdZ/

Buildings

n

/ˈbɪldɪŋZ/

Lives

v

/ lɪvZ/

Breathes

v

/briːðZ/

Rooms

n

/ruːmZ/

Means

v

/miːnZ/

Things

n

/θɪŋZ/

Fills

v

/fɪlZ/

Cars

n

/kɑːrZ/

Dies

v

/daɪZ/

Windows

n

/ˈwɪndoʊZ/

  • Phát âm là /ɪz/ khi từ tận cùng bằng các phụ âm gió /s/, /z/, /ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/

Ví dụ

Loại từ

Phiên âm

Kisses

v,n

/'kɪsIZ/

Dances

v

/'dænsIZ/

Boxes

n

/'bɑːksIZ/

Roses

n

/'roʊzIZ/

Dishes

n

/'dɪʃIZ/

Rouges

v

/'ruːʒIZ/

Watches

v

/'wɑːtʃIZ/

Changes

v

/'tʃeɪndʒIZ/

Phát âm ed trong tiếng anh

Phát âm ed trong tiếng anh chia làm 3 dạng: /id/, /d/ và /t/.

  • Phát âm là /ɪd/ khi đồng từ tận cùng bằng hai phụ âm /t/, /d/

Ví dụ

Loại từ

Phiên âm

Wanted

v

/ˈwɑːntID/

Needed

v

/'niːdID/

Lifted

v

/'lɪftID/

Translated

v

/ trænsˈleɪtID/

Collected

v

/ kəˈlektID /

Supported

v

/səˈpɔːrtID/

Landed

v

/ˈlændID/

Punted

v

/'pʌntID/

  • Phát âm là /d/ khi động từ tận cùng bằng các phụ âm hữu thanh /b/, /g/, /v/, /z/, /ʒ/, /dʒ/, /ð/, /m/, /n/, /ŋ, /l/, /r/ và các nguyên âm

Ví dụ

Loại từ

Phiên âm

Robbed

v

/rɑːbD/

Hugged

v

/hʌgD/

Loved

v

/lʌvD/

Closed

v

/kloʊzD/

Rouged

v

/ruːʒD/

Changed

v

/tʃeɪndʒD/

Breathed

v

/briːðD/

Climbed

v

/klaɪmD/

Mentioned

v

/ˈmenʃnD/

Banged

v

/bæŋD/

Travelled

v

/ˈtrævlD/

Entered

v

/ˈentərD/

Cried

v

/kraɪD/

  • Phát âm là /t/ khi động từ tận cùng bằng các phụ âm vô thanh /p/, k/, /f/, /s/, /ʃ/, /tʃ/

Ví dụ

Loại từ

Phiên âm

Stopped

v

/stɑːpT/

Looked

v

/lʊkT/

Laughed

v

/læfT/

Sentenced

v

/ˈsentənsT/

Washed

v

/wɑːʃT/

Watched

v

/wɑːtʃT/

STRESS RULES (Trọng Âm)

Dưới đây là 13 quy tắc trọng âm hay được sử dụng trong tiếng Anh

QUY TẮC 1: Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ: be'gin, be'come, for'get, en'joy, dis'cover, re'lax, de'ny, re'veal,…

Ngoại lệ: 'answer, 'enter, 'happen, 'offer, 'open

QUY TẮC 2: Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: 'children, 'hobby, 'habit, 'labour, 'trouble, 'standard

Ngoại lệ: ad'vice, ma'chine, mis'take

QUY TẮC 3: Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: 'basic, 'busy, 'handsome, 'lucky, 'pretty, 'silly

Ngoại lệ: a'lone, a'mazed, …

QUY TẮC 4: Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ: be'come, under'stand,

QUY TẮC 5: Trọng âm rơi vào chính các vần sau: -sist, -cur, -vert, -test, -tain, -tract, -vent, -self.

Ví dụ: e'vent, sub'tract, pro'test, in'sist, main'tain, my'self, him'self

QUY TẮC 6: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó: -ee, - eer, -ese, -ique, -esque, -ain.

Ví dụ: ag'ree, volun'teer, Vietna'mese, re'tain, main'tain, u'nique, pictu'resque, engi'neer

Ngoại lệ: com'mittee, 'coffee, em'ployee

QUY TẮC 7: Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity -> trọng âm rơi vào âm tiết liền trước.

Ví dụ: eco'nomic, 'foolish, 'entrance, e'normous

QUY TẮC 8: Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm.

Ví dụ: dis'cover, re'ly, re'ply, re'move, des'troy, re'write, im'possible, ex'pert, re'cord, …

Ngoại lệ: 'underpass, 'underlay

QUY TẮC 9: Danh từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: 'birthday, 'airport, 'bookshop, 'gateway, 'guidebook, 'filmmaker,…

QUY TẮC 10: Tính từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: 'airsick, 'homesick, 'carsick, 'airtight, 'praiseworthy, 'trustworth, 'waterproof, …

Ngoại lệ: duty-'free, snow-'white

QUY TẮC 11: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là –ed -> trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2.

Ví dụ: bad-'tempered, ,short-'sighted, ,ill-'treated, ,well-'done, well-'known

QUY TẮC 12: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm chính của từ không thay đổi.

-ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less

Ví dụ: ag'ree- ag'reement, 'meaning – 'meaningless, re'ly – re'liable,...

QUY TẮC 13: Những từ có tận cùng là: –graphy, -ate, –gy, -cy, -ity, -phy, -al -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên.

Ví dụ: eco'nomical, de'moracy, tech'nology, ge'ography, pho'tography, in'vestigate, im'mediate,…

Âm câm (Silent Sounds)

Bài tập ngữ âm không nhắc đến các âm câm là một thiếu sót. Âm câm, thực ra là "chữ cái câm" (silent letter) là các chữ cái xuất hiện trong từ tiếng Anh nhưng không được đọc ra. Hiện tượng này gây khó khăn cho người học khi họ nhìn thấy một từ có âm câm lần đầu tiên. Người học thường phải học thuộc lòng những từ này vì không có quy tắc cụ thể nào.

Cùng học các âm câm qua các bài viết được trích dưới đây nhé:

  • Các âm câm từ A- H
  • Các âm câm I, K, L, N, P
  • Các âm câm S, T, U, W

GRAMMAR (Ngữ pháp)

Mạo từ (Articles)

Mạo từ trong tiếng Anh là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định. Mạo từ được chia thành 3 loại:

  • Mạo từ xác định (Denfinite article): the
  • Mạo từ bất định (Indefinite article): a, an
  • Mạo từ Zero (Zero article) hay danh từ không có mạo từ đứng trước: thường áp dụng cho danh từ không đếm được (uncountable nouns) và danh từ đếm được ở dạng số nhiều: coffee, tea; people, clothes.

Mạo từ bất định a/an:

A & An - Dùng trước danh từ đếm được (số ít) - khi danh từ đó chưa được xác định (bất định). "an" dùng cho danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (nhưng phụ thuộc vào cách phát âm). Ví dụ: a book, a table - an apple, an orange. Đặc biệt một số từ "h" được đọc như nguyên âm. Ví dụ: an hour, an honest man.

Mạo từ xác định the

Cách đọc: "the" được đọc là [di] khi đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (a, e, i, o, u) và đọc là (dơ) khi đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm (trừ các nguyên âm): The egg, the chair The umbrella, the book

"The" được đọc là [dơ] khi đứng trước danh từ có cách viết bắt đầu bằng nguyên âm nhưng có cách đọc bằng một phụ âm + nguyên âm: /ju:/ và /w^n/ như:

  • The United Stated
  • The Europeans
  • The one-eyed man is the King of the blind.
  • The university

"The" được đọc là [di] khi đứng trước danh từ có "h" không đọc:

  • The [di] hour (giờ)
  • The [di] honestman

The được đọc là [di: ] khi người nói muốn nhấn mạnh hoặc khi ngập ngừng trước các danh từ bắt đầu ngay cả bằng phụ âm:

Ví dụ: I have forgotten the [di:], er, er the [di:], er, check. (tôi đã bỏ quên cái, à, à..., cái ngân phiếu rồi)

Sau mạo từ the có thể là:

  • Danh từ chỉ người , vật đã được xác định
  • Danh từ chỉ nghĩa chỉ chủng loại

Thì của động từ (Verb Tenses)

Chỉ có nắm chắc thì của động từ bạn mới có thể sử dụng thành thạo và áp dụng chúng vào làm bài tập được. Thì của Động từ chia làm 12 thì, xét theo trình tự thời gian thì phân thành 3 dạng: Thì hiện tại (Present Tenses), Thì quá khứ (Past Tenses) và Thì tương lai (Future Tenses)

25 Dạng bài tập Tiếng Anh chắc chắn xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia

To V/ Ving (Infinitives and Gerunds)

Trong tiếng Anh, trường hợp nào thì sử dụng To V, trường hợp nào thì sử dụng Ving luôn khiến các bạn học sinh phải băn khoăn vì phần kiến thức này rất dễ gây nhầm lẫn

Không những vậy, việc sử dụng sai cấu trúc này khiến nghĩa của câu có thể bị thay đổi

Ví dụ:

  • Forget to V: quên phải làm gì
  • Forget Ving: quên đã làm g

Động từ khiếm khuyết (Modal Verbs)

Động từ khiếm khuyến (Modal verbs) là gì? Modal verb là những động từ khiếm khuyết bao gồm: will, would, can, could, may, might, shall, should và must. Những động từ khiếm khuyến này có thể dùng chung cho tất cả các ngôi và không chia theo thì. Các động từ theo sau động từ khiếm khuyết này được giữ nguyên thể.

Cách sử dụng:

MUST + VERB - infinitive

  • MUST (chắc chắn phải là): sử dụng trong trường hợp đưa ra một suy luận có tính đoán chắc chắn về một điều gì đó.
  • MUST được sử dụng để diễn tả một sự cần thiết hoặc bắt buộc trong hiện tại và tương lai.
  • MUSTN'T được sử dụng để chỉ một sự cấm đoán.

MUST HAVE + PAST PARTICIPLE (Chắc chắn là đã) / CAN’T HAVE + PAST PARTICIPLE (Chắc chắn là đã không): dùng để suy đoán một sự việc trong quá khứ

CAN'T

Dùng để suy đoán một sự việc chắn chắn không xảy ra.

COULDN'T HAVE + PP = CAN'T HAVE +PP

Được dùng trong câu nghi vấn để nói về một việc gì đó đã diễn ra trong quá khứ.

SHOULD HAVE + PP / OUGHT TO HAVE + PP

  • Sử dụng khi chúng ta cho rằng (dự đoán) một sự việc gì đó có lẽ đã xảy ra nhưng ta chưa biết được một cách chắc chắn.
  • Sử dụng để chi một sự việc mà ta cho rằng đáng lẽ đã xảy ra nhưng lại không xảy ra.

MAY / MIGHT:

  • Dùng để diễn tả một điều gì đó có khả năng xảy ra hoặc có thể là thật ở hiện tại hoặc tương lai. (Trong trường hợp này MIGHT không phải là quá khứ của từ MAY)
  • Sử dụng trong lời xin phép với lối nói trang trọng
  • MAY / MIGHT + BE + VEB-ing: Dùng để diễn đạt một điều gì đó đang xảy ra.
  • MAY / MIGHT + BEEN + VERB (past participle): Dùng để diễn đạt một điều gì đó có thể xảy ra trong quá khứ hoặc xảy ra trước một thời điểm trong tương lai.
  • MIGHT + HAVE + VERB (past participle): được sử dụng để nói về điều gì đó đã có thể xảy ra nhưng lại không xảy ra.

NEEDN’T

Được dùng để diễn đạt sự không cần thiết ở hiện tại và tương lai.

Câu bị động (Passive Voice)

Cấu trúc bị động là cấu trúc phổ biến và là một trong những mảng ngữ pháp lớn của tiếng Anh.

Cấu trúc tiêu biểu của một câu đơn trong tiếng Anh là S+ V+ O, trong đó S (subject) là chủ ngữ, V (verb) là ngoại động từ, O (object) là tân ngữ. Khi chuyển câu chủ động sang câu bị động, các thành phần trên được biến đổi như sau:

- Tân ngữ của câu chủ động đưa lên làm chủ ngữ của câu bị động.

- Động từ V của câu chủ động chuyển về dạng BE + V (PII) trong câu bị động, “BE” ở câu bị động được chia như thế nào phụ thuộc vào thời và thể của câu chủ động.

- Chủ ngữ S của câu chủ động chuyển thành tác nhân “by O” của câu bị động, thành phần “by O” này có thể có hoặc không có

Ví dụ:

25 dạng bài tập Tiếng Anh chắc chắn xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia

Câu gián tiếp (Indirect Speech)

Đối với câu trần thuật

3 nguyên tắc chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp:

  • Lùi 1 thì (VD: hiện tại đơn- he does -> quá khứ đơn- he did,…)
  • Thay đổi từ/ cụm từ (this -> that, ago -> before,...)
  • Thay đổi đại từ nhân xưng làm chủ ngữ, tân ngữ và tính từ sở hữu

Ví dụ: “I met John.” said Katherine.

-> Katherine said she had met John.

Đối với câu hỏi

Với chuyển câu hỏi trực tiếp sang gián tiếp, ta vẫn áp dụng 3 nguyên tắc như trên.

  • Câu hỏi bắt đầu với các trợ động từ:

Cách làm: thêm If/whether + đảo trợ động từ hoặc động từ to be xuống sau chủ ngữ + 3 nguyên tắc chuyển

VD: "Does John understand music?" he asked.

→ He asked if/ whether John understood music.

  • Câu hỏi có từ đề hỏi bắt đầu who, whom, what, which, where, when, why, how:

Cách làm: giữ nguyên các từ để hỏi + đảo trợ động từ hoặc động từ to be xuống sau chủ ngữ + 3 nguyên tắc chuyển

VD: "What is your name?" he asked.

→ He asked me what my name was.

  • Các dạng đặc biệt của câu hỏi trong lời nói gián tiếp

Shall/ would dùng để diễn tả đề nghi, lời mời:

VD: "Shall I bring you some tea?" he asked. → He offered to bring me some tea.

"Shall we meet at the theater?" he asked. → He suggested meeting at the theater.

Will/would dùng để diễn tả sự yêu cầu:

VD: “Will you help me, please?” asked he. → He asked me to help him.

“Will you lend me your dictionary?” he asked. → He asked me to lend him my dictionary.

Đối với câu mệnh lệnh

Để chuyển sang câu mệnh lệnh gián tiếp, chúng ta sẽ sử dụng các động từ trần thuật phù hợp với từng ngữ cảnh và cấu trúc tương ứng khi dùng các động từ đó.

Ví dụ:

  • order sb to do sth = ra lệnh bảo ai làm gì

“Go away!”, he ordered the boys. -> He ordered the boys to go away.

  • ask sb to do sth = bảo ai làm gì

“Listen to me, please.” -> He asked me to listen to him.

  • remind sb to do sth = remind sb of doing sth = nhắc nhở ai làm gì

“Don’t forget to say goodbye to her.” said my mother.

→ My mother reminded me to say goodbye to her.

→ My mother reminded me of saying goodbye to her.

Đối với câu cảm thán

VD: “What a lovely dress!”, she exclaimed.

→ She exclaimed that the dress was lovely.

She exclaimed that the dress was a lovely one.

She exclaimed with admiration at the sight of the dress

Câu điều kiện (Conditional Sentences)

Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc và kết quả của giả thiết đó.

Câu điều kiện gồm có 2 mệnh đề:

+ Mệnh đề điều kiện (còn gọi là mệnh đề phụ): nêu lên giả thiết về sự việc

+ Mệnh đề chính: nêu kết quả của giả thiết

Cấu trúc chung của câu điều kiện:

+ Mệnh đề điều kiện, mệnh đề chính

+ Mệnh đề chính mệnh đề điều kiện

Ví dụ: If you need help, I will help you. = I will help you if you need help.

Các loại câu điều kiện

4 loại thường gặp

- Điều kiện loại 0: diễn tả sự thật hiển nhiên

Cấu trúc: If … hiện tại đơn, … hiện tại đơn.

hoặc If S1 + V1(htđ), S2 + V2(htđ)

Ví dụ: If you heat the ice, it turns to water

- Điều kiện loại 1: diễn tả điều có thật ở hiện tại

- Điều kiện loại 2: diễn tả điều không có thật ở hiện tại

- Điều kiện loại 3: diễn tả điều không có thật trong quá khứ

Nâng cao

Câu điều kiện hỗn hợp 3-2: giả thiết ở thời quá khứ, kết quả ở thời hiện tại

Cấu trúc: If + S1 + had + V1(phân từ quá khứ), S2 + would + V2.

Một số biến thể thường gặp của câu điều kiện

- Unless = If … not

- As long as = Only if

- Provided/Providing (that) = on condition (that)

- In case = if that happens or happened

Tham khảo thêm Phương pháp làm bài tập câu điều kiện.

Câu ước (Wish Sentences)

Câu ước dùng để thể hiện mong ước cho một sự việc.

Ví dụ: I wish I would attend the party. (Tôi ước tôi có thể tham gia bữa tiệc.)

Có 3 loại câu mong ước diễn tả sự ao ước cho những sự việc ở những thời điểm khác nhau

- Câu ước cho một điều trong tương lai

Cấu trúc:

S + WISH + S + would/ could + V (bare-infinitive)

Ví dụ:

She wishes she would become a nurse in the future. (Cô ấy ước là cô ấy sẽ trở thành một y tá trong tương lai.)

- Câu ước cho một điều không có thật trong hiện tại

Cấu trúc:

S + WISH + S+ V (simple past)

Lưu ý: Với động từ ‘tobe’ thì chia ‘were’ cho mọi chủ ngữ.

Ví dụ:

I wish you were here. (Ước gì bây giờ cậu ở đây.)

- Câu ước cho điều không có thật trong quá khứ

Cấu trúc:

S + WISH + S + had + V(past participle)

Ví dụ:

John wishes he had studied English harder. (John ước anh ấy đã học Tiếng Anh chăm chỉ hơn.)

Lưu ý: If only = I wish

Ví dụ: If only I had known how to answer that question. (Giá mà tôi đã biết cách trả lời câu hỏi đó)

Phương pháp chung khi làm bài tập câu mong ước

Bước 1: Xác định dấu hiệu nhận biết thời của mệnh đề mong ước (nếu có)

Bước 2: Nếu không có dấu hiệu gì về thời thì dịch nghĩa của câu, từ đó xác định thời của câu và loại câu ước

Câu hỏi đuôi (Tag Questions)

Nguyên tắc chung

  • Câu phát biểu là khẳng định thì câu hỏi đuôi là phủ định và ngược lại.
  • Câu phát biểu và câu hỏi đuôi phải cùng thời.

VD: It was a good film, wasn't it?

Ann will be here soon, won't she?

Nghĩa: phải không, đúng không

Câu hỏi đuôi đặc biệt

- Đối với các câu mệnh lệnh câu hỏi đuôi dùng trợ động từ will

Open the door, will you?

- Với câu gợi ý Let’s V, dùng shall

Let's go out, shall we?

- Dùng aren't I chứ không phải am I not?

I'm late, aren't I?

- S + wish + ... may + S?

I wish to study English, may I?

- Trong câu có các trạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarely, little… thì câu đó được xem như là câu phủ định – phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.

They did nothing, did they?

- Chủ ngữ là những đại từ bất định “Everyone, someone, anyone, no one, nobody…” câu hỏi đuôi là “they”

Everyone speaks English, don’t they?

Lượng từ (Quantifiers)

1. Từ chỉ số lượng đi với danh từ số nhiều

- Some / any (một vài)

I want to buy some new pencils. – Tôi muốn mua vài cây viết chì mới.

There aren’t any chairs in the room. – Không có cái ghế nào ở trong phòng cả.

- Many

There aren’t many people living here. – Không có nhiều người sống ở đây.

- A large number of

He has a large number of English books. – Anh ta có một số sách tiếng Anh.

- A great number of

A great number of students said they were forced to practise the piano. – Rất nhiều học sinh bảo rằng họ bị ép phải luyện piano.

- Plenty of

There were plenty of berries. – Có nhiều trái mâm xôi.

- A lot of/ lots of

He has a lot of/lots of friends here. – Anh ta có nhiều bạn ở đây.

- Few/ a few

Few people can say that they always tell the truth. - Rất ít người nói rằng họ luôn luôn nói thật.

We’ve got a little bacon and a few eggs. - Chúng tôi có một ít thịt xông khói và một vài quả trứng.

- Several

I’ve checked it several times. – Tôi đã kiểm tra nó vài lần rồi.

2. Từ chỉ số lượng đi với danh từ đếm được số ít

- Every

I go for walk every morning. – Tôi đi bộ mỗi sáng.

- Each

Each day seems to pass very slowly. – Mỗi ngày dường như trôi qua rất chậm.

3. Từ chỉ số lượng đi với danh từ không đếm được

- Some/ any

Would you like some beer? – Bạn có muốn uống bia không?

We haven’t got any butter. – Chúng tôi không có tí bơ nào.

- Much

Does the newspaper have much information? – Tờ báo có nhiều thông tin không?

- A large amount of

He borrowed a large amount of money. – Anh ta đã mượn một số tiền lớn.

- A great deal of

A dishwasher uses a great deal of electricity. – Máy rửa bát sử dụng rất nhiều điện.

- Plenty of

I have plenty of food. – Tôi có nhiều thức ăn.

- A lot of/ Lots of

We need a lot of/lots of time to learn a foreign language. – Chúng ta cần nhiều thời gian để học ngoại ngữ.

- Little/ a Little

Let’s go and have a drink. We have got a little time before the train leaves. – Hãy đi và nhậu thôi. Chúng ta còn một ít thời gian trước khi tàu rời bánh.

Lưu ý:

- some: dùng trong câu khẳng định, câu yêu cầu, lời mời, lời đề nghỉ.

- any: dùng trong câu phủ định, nghi vấn

- many, much dùng trong câu phủ định, nghi vấn

- a lot of, plenty of, a great number of … dùng trong câu khẳng định

- many, much luôn dùng trong câu khẳng định có các từ very, too, so, as

- few, little (ít, không nhiều): thường có nghĩa phủ định, ít không đủ để dùng

- a few / a little (một vài, một ít): thường có nghĩa khẳng định, ít đủ để dùng

ĐỘNG TỪ SỬ DỤNG SAU TỪ CHỈ SỐ LƯỢNG

- Số thập phân, phân số, sự đo lường + động từ số ít

Three quarters of a ton is too much. – Ba phần tư tấn là quá nhiều.

- All, some, plenty + of + danh từ số ít + động từ số ít

Some of the milk was sour. – Một ít sữa đã bị chua.

- Half, part, a lot + of + danh từ số nhiều + động từ số nhiều

A lot of my friends want to emigrate. – Nhiều người bạn của tôi muốn di cư.

- No + danh từ số ít + động từ số ít

No student has finished their assignment. – Không có học sinh nào hoàn thành bài tập.

- No + danh từ số nhiều + động từ số nhiều

No people think alike. – Không có người nào nghĩ giống nhau.

- A number of + danh từ số nhiều + động từ số nhiều

A number of countries are overproducing goods. – Một số nước đang sản xuất thừa hàng hóa.

- The number of + danh từ số nhiều + động từ số ít

The number of visitors increases rapidly. – Lượng du khách tăng nhanh chóng.

Tính từ (Adjectives)

Giới từ là từ loại chỉ sự liên quan giữa các từ loại trong cụm từ, trong câu. Những từ thường đi sau giới từ là tân ngữ (Object), Verb + ing, Cụm danh từ

Giời từ chỉ thời gian

-At : vào lúc ( thường đi với giờ )
-On : vào ( thường đi với ngày )
-In : vào ( thường đi với tháng, năm, mùa, thế kỷ )
-Before: trước
-After : sau
-During : ( trong khoảng) ( đi với danh từ chỉ thời gian )

Giời từ chỉ nơi chốn (vị trí)

-At : tại ( dùng cho nơi chốn nhỏ như trường học, sân bay...)

-In : trong (chỉ ở bên trong ) , ở (nơi chốn lớn thành phố, tỉnh ,quốc gia, châu lục...)

-On,above,over : trên

_On : ở trên nhưng chỉ tiếp xúc bề mặt.

Giời từ chỉ sự chuyển dịch

-To, into, onto : dến
+to: chỉ hướng tiếp cận tới người,vật,địa điểm.
+into: tiếp cận và vào bên trong vật,địa điểm đó
+onto: tiếp cận và tiếp xúc bề mặt,ở phía ngoài cùng của vật,địa điểm
-From: chỉ nguồn gốc xuất xứ Ex: i come from vietnamese
-Across : ngang qua Ex: He swims across the river. ( anh ta bơi ngang qua sông)
-Along : dọc theo
-Round,around,about: quanh

Giới từ chỉ thể cách

-With : với
-Without : không, không có
-According to: theo
-In spite of : mặc dù
-Instead of : thay vì

Giới từ chỉ mục đích

-To : để
-In order to : để
-For : dùm, dùm cho
-Ex: Let me do it for you : để tôi làm nó dùm cho bạn.
-So as to: để

Giới từ chỉ nguyên do

-Thanks to : nhờ ở
-Ex: Thanks to your help, I passed the exam ( nhờ sự giúp đở của bạn mà tôi thi đậu).
-Through : do, vì
-Ex: Don't die through ignorance ( đừng chết vì thiếu hiểu biết).
-Because of : bởi vì
-Owing to : nhờ ở, do ở
-Ex: Owing to the drought,crops are short ( vì hạn hán nên mùa màng thất bát)
-By means of : nhờ, bằng phương tiện

Bên cạnh đó, các em còn cần phải nắm vững kiến thức về Thứ tự của giới từ (Order of adjectives) và -ed, -ing Adj

Trạng từ (Adverbs)

Trạng từ là từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác hay cho cả câu.

Trạng từ có thể phân chia thành 8 dạng cơ bản:

  • Trạng từ chỉ cách thức (manner)

Diễn tả cách thức một hành động được thực hiện ra sao? dùng để trả lời các câu hỏi với How?

Ví dụ: He runs fast.

Vị trí của trạng từ chỉ cách thức thường đứng sau động từ hoặc đứng sau tân ngữ (nếu như có tân ngữ).

Ví dụ: She speaks well English. [không đúng]. She speaks English well. [đúng]

  • Trạng từ chỉ thời gian (Time)

Diễn tả thời gian hành động được thực hiện, dùng để trả lời với câu hỏi WHEN? (Khi nào?)

Các trạng từ chỉ thời gian thường được đặt ở cuối câu (vị trí thông thường) hoặc đầu câu (vị trí nhấn mạnh)

Ví dụ: Last Monday, we took the final exams.

  • Trạng từ chỉ tần suất (Frequency):

Diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động, dùng để trả lời câu hỏi HOW OFTEN? và được đặt sau động từ "to be" hoặc trước động từ chính.
Ví dụ: He seldom works hard.

  • Trạng từ chỉ nơi chốn (Place)

Diễn tả hành động diễn tả nơi nào , ở đâu hoặc gần xa thế nào, dùng để trả lời cho câu hỏi WHERE?

Một số trạng từ nơi chốn thông dụng là here, there ,out, away, everywhere, somewhere... above (bên trên), below (bên dưới), along (dọc theo), around (xung quanh), away (đi xa, khỏi, mất), back (đi lại), somewhere (đâu đó), through (xuyên qua).

Ví dụ: I am standing here.

  • Trạng từ chỉ mức độ (Grade)

Diễn tả mức độ, cho biết hành động diễn ra đến mức độ nào, thường các trạng từ này được đứng trước các tính từ hay một trạng từ khác hơn là dùng với động từ:

Ví dụ: She speaks English too quickly for me to follow.

Một số trạng từ mức độ thường gặp: too (quá), absolutely (tuyệt đối), completely (hoàn toàn), entirely (hết thảy), greatly (rất là), exactly (quả thật), extremely (vô cùng), perfectly (hoàn toàn), slightly (hơi), quite (hoàn toàn), rather (có phần).

  • Trạng từ chỉ số lượng (Quantity)

Diễn tả số lượng (ít hoặc nhiều, một, hai ... lần...)

Ví dụ: The champion has won the prize twice.

  • Trạng từ nghi vấn (Questions)

Là những trạng từ đứng đầu câu dùng để hỏi, gồm: When, where, why, how: Các trạng từ khẳng định, phủ định, phỏng đoán: certainly (chắc chắn), perhaps (có lẽ), maybe (có lẽ), surely (chắc chắn), of course (dĩ nhiên), willingly (sẵn lòng), very well (được rồi).

Ví dụ: Why didn't you go to school yesterday?

  • Trạng từ liên hệ (Relation)

Là những trạng từ dùng để nối hai mệnh đề với nhau. Chúng có thể diễn tả địa điểm (where), thời gian (when) hoặc lí do (why):

Ví dụ: I remember the day when I met her on the beach.

Ngoài ra còn có Connecting Adverbs: so, too, either, neither

Vị trí Adverb - Trạng từ trong tiếng Anh

Trạng từ có 8 vị trí phổ biến trong tiếng Anh như sau:

- Trước động từ thường (nhất là các trạng từ chỉ tần suất: often, always, usually, seldom....)

VD: They often get up at 6am.

- Giữa trợ động từ và động từ thường

VD: I have recently finished my homework.

- Sau động từ "to be/seem/look"...và trước tính từ: "tobe/feel/look"... + adv + adj

VD: She is very nice.

- Sau “too”: V(thường) + too + adv

VD: The teacher speaks too quickly.

- Trước “enough” : V + adv + enough

VD: The teacher speaks slowly enough for us to understand.

- Trong cấu trúc so....that: V + so + adv + that

VD: Jack drove so fast that he caused an accident.

- Đứng cuối câu

VD: The doctor told me to breathe in slowly.

- Trạng từ cũng thường đứng một mình ở đầu câu, hoặc giữa câu và cách các thành phần khác của câu bằng dấu phẩy(,)

VD: Last summer, I came back my home country

Danh từ (Nouns)

Danh từ có thể được chia thành hai loại chính:
- Danh từ cụ thể (concrete nouns): lại được chia làm hai loại chính:

  • Danh từ chung (common nouns): là danh từ dùng làm tên chung cho một loại như: table (cái bàn), man (người đàn ông), wall (bức tường)…

  • Danh từ riêng (proper nouns): là tên riêng như: Peter, Jack, England…

- Danh từ trừu tượng (abstract nouns): happiness (sự hạnh phúc), beauty (vẻ đẹp), health (sức khỏe)

Danh từ đếm được và không đếm được

  • Danh từ đếm được (Countable nouns): Một danh từ được xếp vào loại đếm được khi chúng ta có thể đếm trực tiếp người hay vật ấy. Phần lớn danh từ cụ thể đều thuộc vào loại đếm được.

  • Danh từ không đếm được (Uncountable nouns): Một danh từ được xếp vào loại không đếm được khi chúng ta không đếm trực tiếp người hay vật ấy. Muốn đếm, ta phải thông qua một đơn vị đo lường thích hợp. Phần lớndanh từ trừu tượng đều thuộc vào loại không đếm được.

Danh từ số nhiều: Nguyên tắc đổi sang số nhiều

- Thông thường danh từ lấy thêm S ở số nhiều.

- Những danh từ tận cùng bằng O, X, S, Z, CH, SH lấy thêm ES ở số nhiều.

Ngoại lệ:

  • Những danh từ tận cùng bằng nguyên âm + O chỉ lấy thêm S ở số nhiều. Ví dụ: cuckoos, cameos, bamboos...
  • Những danh từ tận cùng bằng O nhưng có nguồn gốc không phải là tiếng Anh chỉ lấy thêm S ở số nhiều. Ví dụ: pianos, photos, dynamo, magnetos...

- Những danh từ tận cùng bằng phụ âm + Y thì chuyển Y thành I trước khi lấy thêm ES.

- Những danh từ tận cùng bằng F hay FE thì chuyển thành VES ở số nhiều. Ví dụ: leaf - leaves, knife - knives

- Danh từ số nhiều đặc biệt:

  • man - men : đàn ông
  • woman - women : phụ nữ
  • child - children : trẻ con
  • tooth - teeth : cái răng
  • foot - feet : bàn chân
  • mouse - mice : chuột nhắt
  • goose - geese : con ngỗng
  • louse - lice : con rận

- Danh từ số ít và số nhiều giống nhau:

  • deer : con nai
  • sheep : con cừu
  • swine : con heo

Phrasal Verbs

Cụm động từ (Phrasal verbs) là sự kết hợp giữa một động từ và một từ nhỏ (particle). Từ nhỏ, particle(s), này có thể là một trạng từ (adverb), hay là một giới từ (preposition), hoặc là cả hai.

PHRASAL VERBS CÓ THỂ ĐÓNG VAI TRÒ là:

  • NỘI ĐỘNG TỪ: Intransitive phrasal verbs

– Không có túc từ – động từ cùng particle (thường là trạng từ- adverb) luôn đi sát nhau:

Ex: The magazine Time comes out once a week.

( Báo Times được phát hành mỗi tuần một lần.)

– Cũng như các nội động từ thường, không có túc từ đi theo, loại phrasal verb này không dùng ở thể thụ động (passive) nên bạn không nghe dân bản xứ nói “ The magazine Time is come out…”

– Một số intransitive phrasal verbs thông dụng: break down, come back, fall through, get by, get up, go on, grow up, look out, show up, shut up, sit down, stand up, stay on, take off, turn up, watch out…

  • NGOẠI ĐỘNG TỪ: Transitive phrasal verbs

Được chia làm HAI NHÓM, tùy theo vị trí của túc từ:

NHÓM 1: có thể ở giữa động từ và ‘particle’ hoặc đi sau ‘particle’:

Ex: He admitted he’d made up the whole thing./ He admitted he’d made the whole thing up.

( Anh ta thú nhận rằng đã bịa ra mọi chuyện.)

NHÓM 2: Nhưng khi túc từ là một đại danh từ (những chữ như this, that, it, them,me,her và him thì đại danh từ này sẽ đứng ở giữa động từ và ‘particle’:

Ex: He admitted he’d made it up. (NOT He admitted he’d made up it)

Mệnh đề quan hệ (Relative Clauses)

Mệnh đề (Clause) là một phần của câu, nó có thể bao gồm nhiều từ hay có cấu trúc của cả một câu. Mệnh đề quan hệ dùng để giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó. Bài tập về mệnh đề quan hệ luôn có mặt trong đề thi THPT quốc gia.

Đại từ quan hệ

Đại từ quan hệ

Ý nghĩa, Cách sử dụng

WHO

- Làm chủ từ trong mệnh đề quan hệ

- Thay thế cho danh từ chỉ người

  • ….. N (person) + WHO + V + O

WHOM

- Làm túc từ cho động từ trong mệnh đề quan hệ

- Thay thế cho danh từ chỉ người

  • …..N (person) + WHOM + S + V

WHICH

- Làm chủ từ hoặc túc từ trong mệnh đề quan hệ

- Thay thế cho danh từ chỉ vật

  • ….N (thing) + WHICH + V + O
  • ….N (thing) + WHICH + S + V

THAT

- Có thể thay thế cho vị trí của who, whom, which trong mệnh đề quan hệ quan hệ xác định

* Các trường hợp thường dùng “that”:

- Khi đi sau các hình thức so sánh nhất

- Khi đi sau các từ: only, the first, the last

- Khi danh từ đi trước bao gôm cả người và vật

- Khi đi sau các đại từ bất định, đại từ phủ định, đại từ chỉ số lượng: no one, nobody, nothing, anyone, anything, anybody, someone, something, somebody, all, some, any, little, none.

* Các trường hợp không dùng that:

- Trong mệnh đề quan hệ không xác định

- Sau giới từ

WHOSE

Dùng để chỉ sở hữu cho danh từ chỉ người hoặc vật, thường thay cho các từ: her, his, their, hoặc hình thức ‘s

  • …..N (person, thing) + WHOSE + N + V ….

Trạng từ quan hệ

Trạng từ quan hệ

Ý nghĩa, Cách sử dụng

WHY

Mở đầu cho mệnh đề quan hệ chỉ lý do, thường thay cho cụm for the reason, for that reason.

  • …..N (reason) + WHY + S + V …

WHERE

Thay thế từ chỉ nơi chốn, thường thay cho there

  • (WHERE = ON / IN / AT + WHICH)
  • ….N (place) + WHERE + S + V ….

WHEN

Thay thế từ chỉ thời gian, thường thay cho từ then

  • ….N (time) + WHEN + S + V …

Không chỉ có vậy, nắm vững về Các loại mệnh đề quan hệ cũng như cách sử dụng là việc vô cùng cần thiết.

Đảo ngữ (Inversion)

Đảo ngữ là hình thức đem động từ đặc biệt (hoặc trợ động từ ) ra trước chủ từ hoặc đảo ngữ nguyên động từ hoặc đảo ngữ trong câu điều kiện.

Đảo ngữ như câu hỏi

Là hình thức đem động từ đặc biệt (hoặc trợ động từ ) ra trước chủ từ.

  • Khi gặp các yếu tố phủ định ở đầu câu (not , no, hardly, little, never, seldom , few, only, rarely .....)

Ví dụ: I never go to school late -> Never do I go to school late

  • Khi có các chữ sau ở đầu câu: so, such, often, much, many, many a, tính từ

Ví dụ: He read many books yesterday. -> Many books did he read yesterday ( đảo many ra đầu )

Đảo ngữ nguyên động từ

Là hình thức đem nguyên động từ ra trước chủ từ (không cần mượn trợ động từ). Cách dùng:

  • Khi có cụm trạng từ chỉ nơi chốn ở đầu câu: on the ...., in the.... , here, there, out, off...

Ví dụ: The bus came there

-> There came the bus (đem nguyện động từ came ra, không mượn trợ động từ did)

Lưu ý :trong cách này chủ ngữ phải là danh từ thì mới đảo ngữ được, đại từ không đảo ngữ

Ví dụ: Here came the bus

Nhưng chủ từ là đại từ thì không được

-> Here it came (không đảo came ra trước )

Đảo ngữ trong câu điều kiện

Loại này chỉ áp dụng riêng cho câu điều kiện mà thôi

Các chữ : HAD trong câu ĐK loại 3, chữ WERE, trong loại 2, chữ SHOULD trong loại 1 có thể đem ra trước chủ từ thế cho IF

Ví dụ:

If I were you, I would .... = Were I you , I would....
If I had gone to school...... = Had I gone to school...
If I should go.... = Should I go.....

Liên từ (Conjunctions)

Liên từ có chức năng dùng để liên kết các cụm từ, các câu và các đoạn văn.

Các liên từ chỉ nguyên nhân (bởi vì)

  • BECAUSE/ SINCE/ AS/ SEEING THAT + Mệnh đề

  • BECAUSE OF/AS A RESULT OF/OWING TO/DUE TO + Danh từ/ Danh động từ

VD: I came to class late because of the heavy traffic. (Tôi đi học muộn vì tắc đường)

Các liên từ chỉ mục đích (để mà)

- SO THAT/IN ORDER THAT + Mệnh đề

VD: I got up early so that I couldn’t miss the early train to Sapa. (Tôi thức dậy sớm để tôi không bị lỡ chuyến tàu lên Sa Pa)

- TO/ IN ODER TO/ SO AS TO + V

- NOT TO/ IN ORDER NOT TO/ SO AS NOT TO + V

Các liên từ chỉ kết quả (do đó, vì thế mà)

  • THEREFORE/ THUS/ HENCE

- Therefore có thể đứng ở đầu, cuối câu hoặc giữa hai câu.

VD: The treasure is not mine, and therefore I am unwilling to take it. (Kho báu không thuộc về tôi, vì thế tôi không sẵn lòng để lấy nó)

- Thus/ Hence thường đứng ở đầu câu.

VD: The government did not prepare for the hurricane. Thus, many people suffered. (Chính phủ không chuẩn bị trước cho cơn bão. Vì thế mà nhiều người dân phải hứng chịu.)

  • AS A RESULT/ CONSEQUENTLY, mệnh đề

As a result/ Consequently thường đứng ở đầu câu

VD: The athlete was caught using drugs. Consequently, he was kicked off the team. (Vận động viên đó bị bắt gặp đang sử dụng ma túy. Kết quả là anh ta bị đuổi ra khỏi đội.)

  • SO + mệnh đề

“So” đứng đầu câu hoặc giữa hai câu.

VD: The weather is nice in the summer, but it rains almost every day, so spring is my favorite season. (Mùa hè thì thời tiết đẹp nhưng gần như mọi ngày trời đều mưa, nên mùa xuân là mùa yêu thích của tôi.)

Xem thêm về Liên từ chỉ sự đối lập, Liên từ chỉ điều kiện, Liên từ bổ sung thông tin

Câu so sánh

Trong tiếng Anh giao tiếp cũng như trong các kỳ thi từ IELTS, TOEIC,… đến kì thi đại học, các dạng câu so sánh được sử dụng rất nhiều và phổ biến.

Cụ thể ở đề thi THPT Quốc gia, câu so sánh thường xuất hiện ở bài tập điền từ, viết lại câu,…

  • So sánh bằng (Equality)

Khẳng định (positive): S + V + as + adj/adv + as + N/pronoun
Phủ định (negative): S + V + not + so/as + adj/adv + N/Pronoun

Ví dụ: She is as beautiful as her sister

  • So sánh hơn (Comparative)

Tính từ ngắn (Short Adj): S + V + adj/adv + er + than + N/pronoun
Tính từ dài (Long Adj): S + V + more + adj/adv + than + N/pronoun

Ví dụ: He is taller than his father.

  • So sánh nhất

Tính từ ngắn (Short adj): S + V + the + adj/adv + est + N/pronoun
Tính từ dài (Long adj): S + V + the most + adj/adv + N/pronoun.

Ví dụ: This is the longest river in the world.

  • So sánh bội số
  • So sánh kép

Cấu tạo từ (Word formation)

Thành lập danh từ

Một số cách thành lập danh từ

VD

N = V+ -ion/-tion/-ation/-ition/-sion

Invite -> invitation (lời mời)

Pollute -> pollution (sự ô nhiễm)

N = V+ -ment/-ance/-ence/-age/-ery/-ing/-al

Arrive -> arrival (sự đến)

Exist -> existence (sự tồn tại)

N = V+-er/-or/-ar/-ant/-ent/-ee

Employ -> employee (công nhân)

Serve -> servant (người đầy tớ)

N = N + -ist/-an/-ian/-ess

Music -> musician (nhạc sĩ)

Prince -> princess (công chúa)

N = N + -ism/-ship/-hood

Friend -> friendship (tình bạn)

Neighbor -> neighborhood (hàng xóm)

N = Adj + -y/-ity/-ty/-cy/-ness/-ism/-dom

Popular -> popularity (sự phổ biến)

Free -> freedom (sự tự do)

Adj-ent -> -ence

Independent -> independence (sự độc lập)

Violent -> violence (sự bạo lực)

Thành lập tính từ

Một số cách thành lập tính từ

VD

Adj = un-/ in-/ im-/ ir-/ il-/ dis- + Adj

Equal -> unequal (không bình đẳng)

Responsible -> irresponsible (vô trách nhiệm)

Adj = N + -ly/-like/-less/-ish/-y/-ful/-al/-ic/

Care -> careful (cẩn thận)

Day -> daily (hàng ngày)

Adj = V/N + -ive/ -able/ -ible

Attract -> attractive (hấp dẫn)

Count -> Countable (có thể đếm)

Thành lập động từ

Một số cách thành lập động từ

VD

V = en- + N/V/Adj

Danger -> endanger (gây nguy hiểm)

Rich -> enrich (làm giàu)

V = Adj/N + -ize/-en/-ate/-fy

Modern -> modernize (hiện đại hóa)

Deep -> deepen (làm sâu thêm)

Thành lập trạng từ

Phần lớn: Adv = Adj + ly

VD: careless -> carelessly (bất cẩn)

Frequent -> frequently (thường xuyên)

IDIOMS (Thành ngữ)

Nhắc đến việc ôn tập, sử dụng tiếng Anh hiệu quả thì không thể không nhắc đến thành ngữ. Thành ngữ giúp cho câu nói, câu văn trở nên súc tích, có sức biểu đạt cao.

Ví dụ: Even though I lost the race, I gave it my all. (Dù thua cuộc đua, tôi đã cố hết sức)

Các bạn có thể tham khảo bài viết về 50 thành ngữ tiếng Anh thông dụng để biết được những thành ngữ hay xuất hiện ở đề thi THPT Quốc gia nhé

LANGUAGE FUNCTION (Chức năng giao tiếp)

Ở bài thi THPT Quốc gia các năm gần đây đều có sự xuất hiện của các câu giao tiếp mà khi ôn tập các bạn học sinh lại không chú tâm nhiều đến nó.

Không như ngữ pháp là học thuộc có thể làm được bài, câu giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh tình huống, chủ thể đoạn hội thoại,….

Chính vì vậy, bài tập ở phần này cũng hết sức đa dạng: Thanking and apologizing (Cảm ơn và xin lỗi), Greetings- Leaving and saying goodbye (Lời chào và tạm biệt), Offering- Inviting- Suggesting (Đề nghị, mời,..), Advising and Warning (Lời khuyên, lời cảnh báo), Requesting- Asking for permission (Yêu cầu, xin phép,…), Agree- Disagree (Đồng ý- Không đồng ý), Complimenting (Lời khen tặng)

Ví dụ: (D1- 2014)

Ha Linh: "You must have found reading my essay very tiring".

Ms Lan : " ............... I enjoyed it".

a. Not in the least b. Just in case c. at all costs d. you are welcome

Trên đây là toàn bộ nội dung của 25 dạng bài Tiếng Anh chắc chắn xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia. Mời bạn đọc tham khảo thêm nhiều tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia năm 2019 các môn khác như: Thi thpt Quốc gia môn Tiếng Anh 2019, Thi thpt Quốc gia môn Toán 2019, Thi thpt Quốc gia môn Văn 2019 ,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Anh 12 mới

    Xem thêm