Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021
Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 được biên soạn nhằm giúp các em HS ôn luyện, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho bài thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 3 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 3.
Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 gồm phần đề thi đủ các kĩ năng đọc hiểu, viết chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn bám sát chương trình học (có chèn sẵn ô li để làm bài trực tiếp), cùng phần đáp án hướng dẫn chi tiết.
Tham khảo:
- Đề thi giữa kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 - Đề 1
- Đề thi giữa kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 - Đề 2
- Đề thi giữa kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 - Đề 3
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021
Đề 1:
PHẦN 1. ĐỌC HIỂU
1. Đọc thành tiếng
Buổi sáng nhà em
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong thau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
(theo Trần Đăng Khoa)
2. Trả lời câu hỏi
Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
a. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ lục bát
B. Thơ năm chữ
C. Thơ bảy chữ
b. Buổi sáng người bố làm gì?
A. Tát nước
B. Đi cày
C. Xây nhà
c. Bài thơ có sử dụng bao nhiêu từ láy?
A. 4 từ
B. 5 từ
C. 6 từ
(Đó là ………………………………………………………………)
d. Trong bài thơ, có bao nhiêu sự vật được nhân hóa?
A. 9
B. 10
C. 11
(Đó là ………………………………………………………………)
e. Các sự vật trong bài thơ được nhân hóa bằng cách nào?
A. Các sự vật được gọi bằng từ ngữ chỉ người, được tả bằng từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người
B. Các sự vật nói chuyện với bố và mẹ như con người
C. Bằng cả hai cách trên
f. Câu thơ “Cái na đã tỉnh giấc rồi” có nghĩa là gì?
A. Quả na đã thức dậy sau giấc ngủ say
B. Quả na đa nở hoa sau thời gian dài chăm sóc
C. Quả na đã chín, các mắt trên vỏ quả na mở căng hết cỡ.
PHẦN 2. VIẾT
1. Chính tả: Nghe - viết:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
2. Tập làm văn
Em hãy viết một bài văn kể về một nữ anh hùng mà mình biết.
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
Đề 2:
PHẦN 1. ĐỌC HIỂU
1. Đọc thành tiếng
Cây gạo ngoài bến sông
Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn, vươn cao lên trời xanh.
Thân cây xù xì, gai gốc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
(theo Mai Phương)
2. Trả lời câu hỏi
Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
a. Bài đọc miêu tả về loại cây gì?
A. Cây sồi
B. Cây gạo
C. Cây bằng lăng
b. Cây gạo trong bài được trồng ở đâu?
A. Bên bờ biển
B. Trước cổng trường
C. Bên bãi bồi
c. Hoa gạo có màu gì?
A. Màu tím
B. Màu đỏ
C. Màu hồng
d. Cứ sau mỗi năm, cây gạo lại có thêm điều gì mới?
A. Xòe thêm được một tán lá tròn
B. Tạo ra thêm được một cây gạo con
C. Nở thêm rất nhiều bông hoa gạo tím biếc
e. Trong bài đọc, có sử dụng bao nhiêu từ láy?
A. 6 từ
B. 7 từ
C. 8 từ
f. Bài đọc có sử dụng bao nhiêu hình ảnh so sánh?
A. 1 hình ảnh
B. 2 hình ảnh
C. 3 hình ảnh
(Đó là ………..…………………………………………………………………………)
PHẦN 2. VIẾT
1. Chính tả: Nghe - viết:
Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
2. Tập làm văn
Em hãy kể lại một buổi biểu diễn xiếc mà em từng được xem.
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
….…………………………………….….…………………………………….….…………
Đề 3:
PHẦN 1. ĐỌC HIỂU
1. Đọc thành tiếng
Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
(theo Đỗ Quang Huỳnh)
2. Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
a. Theo em, tháng giêng là tháng nào trong năm?
A. Tháng 1
B. Tháng 8
C. Tháng 12
b. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ năm chữ
B. Thơ tự do
C. Thơ lục bát
c. Bài thơ có bao nhiêu từ láy?
A. 2 từ láy
B. 3 từ láy
C. 4 từ láy
d. Câu thơ "Hạt mưa mải miết trốn tìm” được viết theo kiểu câu gì mà em đã học?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
e. Theo em, bài thơ đang miêu tả thiên nhiên vào mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
3. Trả lời câu hỏi:
a. Trong bài thơ có xuất hiện bao nhiêu hình ảnh nhân hóa? Hãy liệt kê.
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
b. Các hình ảnh trong bài thơ đã được nhân hóa bằng cách nào?
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
PHẦN 2. VIẾT
1. Chính tả: Nghe - viết:
Suối
Suối là tiếng hát của rừng
Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây
Từ giọt sương của lá cây
Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.
(Vũ Duy Thông)
2. Tập làm văn
Em hãy tả lại một ngày hội mà mình đã từng được tham gia hoặc chứng kiến.
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
Để xem đáp án chi tiết của bộ đề, vui lòng tải tài liệu về máy.
--------------------------------------------------------------------------------------
Ngoài tài liệu Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm môn Tiếng Việt lớp 3 đầy đủ để học tốt Tiếng Việt hơn. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.