Dàn ý "Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau" làm rõ ý kiến đó

Ngữ văn 11: Dàn ý bài làm văn số 3 lớp 11 đề 2

VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu Dàn ý "Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau" làm rõ ý kiến đó, qua tài liệu chắc chắn các bạn học sinh sẽ học tập hiệu quả hơn môn Ngữ văn 11. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

Học tốt Ngữ văn 11: Dàn ý bài làm văn số 3 lớp 11 đề 2

Bài làm 1

1. Mở bài

- Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh của Nguyễn Khuyễn và Tú Xương.

+ Nguyễn Khuyến (1835, tỉnh Hà Nam) con đường công danh rất thành đạt (Tam Nguyên Yên Đỗ).

+ Tú Xương (1870, tỉnh Nam Định), con đường công danh của Tú Xương mịt mù lận đận: tám lần thất bại (trừ một lần đậu tú tài).

b. Giống nhau giữa Nguyễn Khuyến và Tú Xương (nỗi niềm tâm sự)

- Tinh thần yêu nước sâu xa, buồn đau trước vận nước, vận dân.

- Ca ngợi hình ảnh người phụ nữ:

+ Nguyễn Khuyến có bài Mẹ Mốc

+ Tú Xương có bài “Thương Vợ”.

c. Khác nhau giữa Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Giọng thơ).

- Nguyễn Khuyến - nhà nho chuẩn mực.

+ Giọng thơ trữ tình nhẹ nhàng, ý nhị, tinh tế, mộc mạc (Thu Điếu).

+ Giojng điệu tự trào thâm trầm mà kín đáo, hết sức thâm thúy (Tự Trào).

- Tú Xương - nhà nho thị dân.

+ Giọng thơ trào phúng dí dỏm mà sâu sắc (thương vợ), cay độc, bốp chát (Vịnh khoa thi Hương).

d. Nhận xét chung giữa Nguyễn Khuyến và Tú Xương

+ Giáo sư Dương Quảng Hàm: “Nguyễn Khuyến chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng kín đáo, rõ ràng bậc đại nhân quân tử muốn dùng lời văn trào phúng để khuyên răn người đời”.

+ Nhà văn Nguyễn Tuân: “Một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam”.

3. Kết bài

- Đánh giá chung: Nguyễn Khuyến và Tú Xương.

Bài làm 2

1. Mở bài

Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ cùng sống trong một thời đại (buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta, với bao điều nhố nhăng, bất công, tàn ác, …).

Cả hai ông đều sáng tác và đều có những bài thơ nổi tiếng. Tuy vậy, giọng thơ của hai ông lại có những điểm khác nhau. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý, còn giọng thơ Tú Xương mạnh mẽ, cay độc. Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hai ông, chúng ta thấy rõ điều đó.

2. Thân bài

a. Nỗi niềm tâm sự của hai ông

- Hai ông đều sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công, hai ông đã chứng kiến bao cảnh nhiễu nhương, chứng kiến cuộc sống cực khổ của người lao động.

- Hai ông đều có nỗi niềm tâm sự giống nhau:

Tâm sự yêu nước, tâm sự thời thế.

Tình cảm bạn bè và gia đình.

Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.

Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

b. Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

- Nguyễn Khuyến

+ Thơ trào phúng: tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thâm trầm đầy ngụ ý.

+ Thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến: giọng thơ khi thì đằm thắm, khi thì đau xót.

- Tú Xương

Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội.

Mảng thơ trữ tình: Tiêu biểu là bài Thương vợ. Nhà thơ viết về người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình với tất cả lòng yêu thương, trân trọng, cảm phục. Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.

c. Nguyên nhân có sự khác nhau

- Nguyễn Khuyến tài cao học rộng, thuận lợi hơn trong con đường thi cử. Ông đỗ đạt cao. Thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân.

- Tú Xương học giỏi nhưng lại long đong, lận đận trong con đường thi cử. Đi thi nhiều lần nhưng ông cũng chỉ đậu tú tài.

- Cuộc sống gia đình khó khăn. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Ông chẳng giúp được gì cho vợ con. Vì lẽ đó, giọng thơ của ông vừa chua chát, vừa mạnh mẽ, phẫn uất.

3. Kết bài

- Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Hai ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung cũng như về mặt nghệ thuật.

- Hai ông đều có tâm sự giống nhau: căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng, đầy rẫy cảnh bất công.

- Học thơ hai ông, chúng ta càng hiểu hơn tâm sự của mỗi nhà thơ, hiểu hơn giọng thơ của mỗi người và biết vì sao lại có sự khác nhau về giọng thơ như vậy. Đồng thời, ta cũng hiểu về sự đóng góp lớn lao của hai ông cho nền văn học của dân tộc.

-----------------------------

VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc bài: Dàn ý "Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau" làm rõ ý kiến đó. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo tài liệu Học tốt Ngữ văn 11, Đề thi học kì 1 lớp 11 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp. Chúc các bạn học sinh học tập hiệu quả!

Đánh giá bài viết
1 1.239
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm