Đề cương ôn tập vào lớp 10 môn Ngữ văn
BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN
Đề cương ôn tập vào lớp 10 môn Ngữ văn là tài liệu được VnDoc sưu tầm và tổng hợp, giúp các bạn học sinh lớp 9 tổng hợp kiến thức môn văn nhằm ôn thi học kì 2, ôn thi vào lớp 10 các trường THPT. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới.
Ôn tập vào lớp 10 môn Ngữ văn: Văn nghị luận
Ôn tập vào lớp 10 môn Ngữ văn: Các dạng bài văn nghị luận
Ôn tập vào lớp 10 môn Ngữ văn: Phân tích "Chị em Thúy Kiều" trích đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du
I-TRẮC NGHIỆM: (0,5 điểm /câu)
Câu 1: Hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ dấu chấm lửng để hoàn chỉnh các nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong các đoạn trích tác phẩm Truyện Kiều:
a. Nghệ thuật xây dựng nhân Vật trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều“ là......................................................................
b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích“ là...............................................................
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích “Thuý Kiều báo ân, báo oán“ là.........................................................
Câu 2: Nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga“ có những nét tính cách nào?
A. Anh dũng, hào hiệp.
B. Luôn coi trọng nhân nghĩa, sẵn sàng xả thân vì nghĩa.
C. Có học thức, biết giữ lễ nghĩa và giàu lòng thương người.
D. Tất cả các nét tính cách trên.
Câu 3: Xếp các nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều theo các tuyến nhân vật trong bảng sau:
Tuyến nhân vật chính diện | Tuyến nhân vật phản diện |
Câu 4: Xếp các nhân vật trong tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên" theo các tuyến nhân vật trong bảng sau:
Tuyến nhân vật chính diện | Tuyến nhân vật phản diện |
Câu 5: Qua một số đoạn trích trong tác phẩm “Truyện Kiều“ đã học, chúng ta thấy có sự kết hợp rất độc đáo, phong phú giữa các phương thức biểu đạt sau:
A. Tự sự + Biểu cảm,
B. Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm,
C. Tự sự + Nghị luận + Thuyết minh,
D. Tự sự + Biểu cảm + nghị luận.
Câu 6: Các yếu tố miêu tả thường được dùng kết hợp đan xen với phương thức biểu đạt chính trong các đoạn trích "Truyện Kiều“ là:
A. Các chi tiết miêu tả về thiên nhiên,
B. Các chi tiết miêu tả nội tâm nhân vật (tâm trạng nhân vật),
C. Cả A và B.
D. Cả A, B, C đều sai.
II- TỰ LUẬN:
Câu 1 (1,5 điểm): Xác định và phân tích tác dụng diễn đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính“
Câu 2 (5,5 điểm) Có ý kiến cho rằng đoạn trích thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích“ là một bức tranh tâm tình đầy xúc động“. Em có đòng tình với ý kiến tren không? Hãy viết bài văn để làm rõ ý kiến của mình.