Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Trung Giã, Hà Nội (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý

VnDoc mời các bạn học sinh đang ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Trung Giã, Hà Nội (Lần 2) để nắm vững kiến thức, nội dung trọng tâm từ đó có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý - Số 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi (Lần 2)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017, LẦN 2
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là sai:

A. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước.
B. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Dân số nước ta tăng nhanh, nhất là nửa cuối thế kỉ XIX.
D. Dân số nước ta thuộc dân số trẻ và đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu theo nhóm tuổi.

Câu 2. Quần đảo của nước ta nằm ở ngoài khơi xa trên biển Đông là:

A. Hoàng Sa. B. Thổ Chu. C. Trường Sa. D. Câu A + C đúng

Câu 3. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên:

A. Có nhiều tài nguyên khoáng sản
B. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá
C. Khí hậu có hai mùa rõ rệt
D. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt

Câu 4: Việt Nam gắn liền với:

A. Lục địa Á-Âu B. Châu Âu và Phi C. Biển Đông D. Lục địa Á-Phi

Câu 5: Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh ở địa hình đồi núi là sự:

A. Mài mòn B. Phong hóa C. Bồi tụ D. Xói mòn, rửa trôi

Câu 6: Đông Nam Bộ là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất do có:

A. Thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội
B. Lao động có trình độ, thị trường rộng.
C. Vị trí địa lí thuận lợi.
D. Hệ thống giao thông hoàn thiện.

Câu 7: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được qui định bởi:

A. Nước ta có địa hình khá đa dạng, ¾ là đồi núi.
B. Tiếp giáp biển Đông, các khối khí trên biển.
C. Gió Tín Phong, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
D. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

Câu 8: Vì sao đồng bằng sông Hồng lại chịu lụt úng nghiêm trọng:

A. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi mưa lớn.
B. Ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và biển Đông, thời tiết diễn biến thất thường.
C. Thời kì khô hạn kéo dài 3-4 tháng, mùa khô khắc nghiệt, chưa có biện pháp cải tạo hợp lí.
D. Mưa trên diện rộng, lũ tập trung, xung quanh có đê và biển bao bọc, địa hình thấp.

Câu 9: Một trong những chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta là: "Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi. Phát triển công nghiệp ở nông thôn". nhằm mục đích:

A. Khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
B. Tạo điều kiện cho người dân vùng núi có việc làm, tăng thu nhập.
C. Tạo sự phân bố phù hợp, cân bằng sự phát triển kinh tế.
D. Đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn.

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng về hoạt động ngoại thương nước ta ?

A. Giá trị xuất khẩu tăng liên tục.
B. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh.
C. Tỉ trọng hàng chế biến thấp.
D. Tỉ trọng hàng chế biến cao.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có các ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Vật liệu xây dựng, luyện kim màu, cơ khí.
B. Chế biến nông sản, điện tử, đóng tàu.
C. Chế biến nông sản, điện tử, cơ khí.
D. Đóng tàu, cơ khí, dệt-may.

Câu 12. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí:

A. Tiếp giáp với biển Đông
B. Trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương
C. Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật
D. Ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.

Câu 13. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây?

A. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các tất cả các nguồn tài nguyên.
B. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.
C. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 14. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là:

A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất ba dan.
C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo
D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đồng bằng.

Câu 15. Mùa bão ở nước ta từ tháng:

A. 5 - 10. B. 6 - 11. C. 7 - 12. D. 5 - 12

Câu 16. Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng:

A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới.
B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử.
C. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử cộng với số người nhập cư.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư.

Câu 17. Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác vì:

A. Khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.
B. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.
C. Tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
D. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Câu 18. Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính chất cục bộ ở địa phương nhưng diễn ra thường xuyên và cũng gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân?

A. Ngập úng, lũ quét và hạn hán B. Bão
C. Lốc, mưa đá, sương muối. D. Động đất

Câu 19. Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là:

A. Thương mại, du lịch. B. Hành chính, quân sự.
C. Du lịch, công nghiệp. D. Công nghiệp, thương mại.

Câu 20. Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để

A. Phù hợp với yêu cầu của thị trường.
B. Tăng hiệu quả đầu tư.
C. Không ô nhiễm môi trường.
D. Câu A và B đúng.

Câu 21. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc loại:

A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng khoanh nuôi. D. Rừng sản xuất.

Câu 22. Đây là điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long:

A. Địa hình. B. Đất đai. C. Khí hậu. D. Nguồn nước.

Câu 23. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động:

A. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
B. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.
C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
D Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.

Câu 24. Công nghiệp phân bố rời rạc ở Tây Nguyên do:

A. Vùng này thưa dân.
B. Trình độ phát triển kinh tế thấp
C. Địa hình khó khăn, hạn chế GTVT.
D. Tất cả các ý trên

Câu 25. Ở nước ta, việc hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ. Bởi vì nó góp phần

A. Giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng.
B. Tạo cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian của vùng.
C. Khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng.
D. Tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng.

Câu 26. Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?

A. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
B. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp.
C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

Câu 27. Sa Huỳnh là nơi nổi tiếng nước ta với sản phẩm:

A. Muối. B. Nước mắm. C. Chè. D. Đồ hộp.

Câu 28. Cho bảng số liệu sau

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 (nghìn ha)

Cả nước

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên NgNguyênNguyên

Cây công nghiệp lâu năm

1633.6

91.0

634.3

Cà phê

497.4

3.3

445.4

Chè

122.5

80.8

27.0

Cao su

482.7

-

109.4

Các cây khác

531.0

7.7

52.5

Lấy bán kính của Trung du và miền núi Bắc Bộ là 1 (đvbk) thì bán kính đường tròn của Tây Nguyên sẽ là

A. 4,24đvbk. B. 2,64đvbk. C. 2,46đvbk. D. 4,26đvbk

Câu 29. Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của

A. Các thiên tai ngày càng tăng
B. Tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp
C. Sự biến động của thị trường
D. Nguồn lao động đang giảm

Câu 30. Cho biểu đồ:

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2000-2014.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000-2014.

A. Tỉ trọng các vùng còn lại của nước ta có xu hướng tăng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ trọng lớn thứ hai.
C. Đồng bằng sông Cửu Long luôn là vùng có sản lượng thủy sản khai thác đứng đầu cả nước.
D. Hai vùng có tỉ trọng lớn nhất đều có xu hướng tăng.

Câu 31. Ở nước ta, khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là:

A. tài nguyên khoáng sản hạn chế. B. nhiều loại đất thiếu dinh dưỡng.
C. gió mùa Đông Bắc và sương muối. D. mùa khô kéo dài.

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng của Đông Nam Bộ là

A. Biên Hòa. B. Vũng Tàu.
C. Thủ Dầu Một. D. TP Hồ Chí Minh.

Câu 33: Yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch ở nước ta là:

A. Tài nguyên du lịch. B. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
C. Di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. D. Cơ sở hạ tầng du lịch.

Câu 34: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là khoáng sản thô, nông sản mới qua sơ chế nên

A. có giá thành cao. B. sức cạnh tranh cao.
C. chất lượng sản phẩm cao. D. hiệu quả kinh tế thấp.

Câu 35: Yếu tố nào tạo điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác, hữu nghị với các nước trong khu vực Đông Nam Á:

A. Sử dụng chung một hệ ngôn ngữ.
B. Có giao thông đường bộ kết nối 11 quốc gia.
C. Có sự tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội.
D. Tương đồng về trình độ phát triển.

Câu 36: Cho bảng số liệu: GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2014

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Nông - lâm - thủy sản

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

2000

441 646

108 356

162 220

171 070

2014

3 542 101

696 969

1 307 935

1 537 197

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016)

Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2000 – 2014, tỉ trọng GDP của khu vực nông – lâm – thủy sản giảm gần:

A. 3,9%. B. 4,9%. C. 5,9%. D. 2,0%.

Câu 37: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các dãy núi thuộc vùng núi Tây Bắc?

A. Pu Đen Đinh, Pu sam sao. B. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti.
C. Pu Si Lung, Hoành Sơn. D. Khoan La San, Bạch Mã.

Câu 38: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến đường biển ven bờ dài nhất ở nước ta?

A. Hải Phòng - Đà Nẵng. B. Cửa Lò - Đà Nẵng.
C. Hải phòng - Tp. Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng - Tp. Hồ Chí Minh.

Câu 39. Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ của nước ta, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là

A. áp dụng cơ giới hóa và điện khí hóa, hóa học hóa trong sản xuất.
B. nâng cao trình độ cho nguồn lao động, đầu tư vốn, công nghệ hiện đại.
C. thay thế các giống cây trồng cũ bằng giống cây trồng cho năng suất cao.
D. tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu, công nghệ hiện đại, vốn.

Câu 40: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990-2010

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1990

1994

1998

2000

2005

2010

2014

Xuất khẩu

2,4

4,1

9,4

14,5

32,4

74,8

150,2

Nhập khẩu

2,8

5,8

11,5

15,6

36,8

84,8

147,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016)

Để thể hiện biến động giá trị xuất khẩu, nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 1990-2014, biểu đồ thích hợp nhất là:

A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ kết hợp.
C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ đường.

Đánh giá bài viết
1 483
Sắp xếp theo

Môn Địa lý khối C

Xem thêm