Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh (Lần 1). Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn tại trường Nguyễn Thị Minh Khai biên soạn nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh để có kế hoạch tổ chức ôn thi THPT Quốc gia.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam (Lần 3)

SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPTNT.MINH KHAI

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I (2016 - 2017)

MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I: Đọc-hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Dậy mà đi! Dậy mà đi!
Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi?
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Huống đường đi còn lắm bước gian truân
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!
Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:
Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!
Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai
Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.
Thua ván này, ta đem bầy ván khác,
Có can chi, miễn được cuộc sau cùng
Dậy mà đi, hi vọng sẽ thành công
Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:
Một lần ngã là một lần bớt dại
Để thêm khôn một chút nữa trong người...

(Dậy mà đi - Tố Hữu)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Ý nghĩa từ dại, khôn trong câu: Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

Câu 3: Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả đoạn trích: Một lần ngã là một lần bớt dại/ Để thêm khôn một chút nữa trong người? Vì sao?

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị?

Phần II: Làm văn(7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu thơ được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công.

Câu 2 (5.0 điểm)

Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.111)

...........................Hết............................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn

Phần I Đọc - hiểu

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5

Câu 2. 0,5

  • Dại: không có đủ khả năng suy xét để ứng phó với hoàn cảnh và tránh những hành động, thái độ không nên; Khôn: trái với Dại.
  • Ý nghĩa dại/ khôn trong câu thơ: Khôn: sự trưởng thành, thành công, Dại: vấp ngã, thất bại.

Câu 3 1,0

Thí sinh phải hiểu ý nghĩa 2 câu thơ và thấy ý nghĩa của mỗi lần ngã:

  • Con đường đến với thành công, trưởng thành không dễ dàng, đơn giản. Nhiều khi phải trải qua những lần vấp ngã, thất bại.
  • Mỗi lần thất bại, vấp ngã là một lần ta rút ra thêm được một bài học cho bản thân, có như thế mới "bớt dại" và "thêm khôn"

-> Hai câu thơ là kinh nghiêm sống quý giá cho mỗi người.

Câu 4 Trong đoạn trích nêu ra được nhiều thông điệp có ý nghĩa, thí sinh chỉ cần chọn một thông điệp có ý nghĩa với bản thân và có kiến giải hợp lí. 1,0

Phần II Làm văn

Câu 1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa câu thơ: Dậy mà đi, hi vọng sẽ thành công

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn có: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn (Phần Mở đoạn: nêu được vấn đề, Thân đoạn: bàn luận được vấn đề; Kết đoạn: rút ra bài học, khái quát được vấn đề) 0,25

b. Xác định được vấn đề cần nghị luận: Ý chí, nghị lực sống của con người và khẳng định, đề cao vai trò của hi vọng trong cuộc sống. 0,25

c. Làm sáng rõ được vấn đề, biết vận dụng các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. 1,25

- Giải thích: Từ việc giải thích các khái niệm: Dậy mà đi, hi vọng, thành công (dậy mà đi: là lời thúc dục, hiệu triệu ...; hi vọng: tin tưởng, mong chờ điều tốt đẹp sẽ đến; thành công: đạt được kết quả, mục đích như dự định) ...thí sinh nêu khái quát ý nghĩa câu thơ: Dù bất cứ hoàn cảnh nào con người cũng cần bước đi tiếp và tin tưởng, hi vọng vào ngày mai. 0,25

- Bàn luận: 0,75

  • Trong cuộc sống, mỗi người luôn phải biết đứng lên, vượt qua sau mỗi sóng gió; phải biết hi vọng vào ngài mai.
  • Khẳng định ý nghĩa của hi vọng: là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn, tiếp thêm niền tin để sống, để làm việc...
  • Hi vọng phải đúng lúc, đúng chỗ, phải có cơ sở nếu không dễ dẫn tới thất vọng.
  • Phê phán những người sống bi quan, bế tắc, thiếu niềm tin..

- Bài học: rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp 0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc; Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,25

Câu 2 Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ Việt Bắc

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài (Phần Mở bài: nêu được vấn đề, Thân bài: làm sáng rõ vấn đề; Kết bài: khái quát được vấn đề) 0,25

b. Xác định được vấn đề cần nghị luận: Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ Việt Bắc. 0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Làm sáng rõ vẻ đẹp hình tượng, chỉ ra nét đặc sắc trong việc thể hiện nhân vật;Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 4,0

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. 0,5

* Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ, 3,0

- Tính dân tộc 1,0

+ Biểu hiện của tính dân tộc trong hình thức (ngôn ngữ, thể thơ, giọng điệu,... )

  • Thể thơ lục bát: vốn là một trong những thể thơ mang tính dân tộc sâu sắc.
  • Lối kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao.
  • Ngôn ngữ thơ: giàu tính dân tộc (sử dụng cặp đại từ mình – ta).
  • Nhịp điệu: quen thuộc của ca dao góp phần tạo nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết.

+ Biểu hiện của tính dân tộc trong nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng,...)

  • Đề tài: nằm trong đề tài viết về một cuộc chia tay, tiễn biệt mang tính truyền thống.
  • Chủ đề: bức tranh tứ bình về bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) với bút pháp chấm phá, các nét vẽ đơn sơ phù hợp với văn hoá phương Đông.
  • Cảm hứng: tình yêu thiên nhiên đất nước, con người qua nỗi nhớ.

- Tính hiện đại. 1,0

+ Biểu hiện trong hình thức

  • Lối kết cấu: được vận dụng một cách sáng tạo.
  • Thể thơ lục bát: mang màu sắc hiện đại trong điệp khúc nhịp 2/4 ở một số câu lục gắn với điệp từ "nhớ" đem đến cho người đọc những xúc cảm thẩm mĩ thú vị
  • Ngôn ngữ thơ: cặp đại từ mình – ta sử dụng sáng tạo.
  • Hình ảnh thơ: con người là hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên.

+ Biểu hiện của tính hiện đại trong nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng,...)

+ Đề tài: cuộc chia tay mang sự kiện thời sự có tính lịch sử.

+ Chủ đề: bức tranh tứ bình về bốn mùa được tác giả bắt đầu bằng mùa đông đến mùa xuân, mùa hạ và mùa thu phù hợp với tiến trình phát triển của cách mạng dân tộc.

- Tính dân tộc và tính hiện đại: được Tố Hữu kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn đến tự nhiên. Bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên, con người Việt Bắc thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương, gắn bó của người đi với mảnh đất chiến khu. Người đọc như nhập vào giai điệu riêng vừa thân thuộc vừa mới mẻ để nhận biết và càng thêm tự hào, có ý thức bảo tồn một thể thơ mang bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo. 1,0

* Đánh giá. 0,5

Đoạn thơ đã thể hiện được sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại ở cả nghệ thuật và nội dung tư tưởng. Qua đó, người đọc có thể hiểu rõ hơn đóng góp đầy ý nghĩa của thơ Tố Hữu đối với sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc và nền văn học nước nhà.

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc. 0,25

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Văn khối D

    Xem thêm