Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ - Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

Chuyên đề: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ - Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

Chuyên đề Toán học lớp 7 Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ - Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân bao gồm lý thuyết trọng tâm được học trong bài, đi kèm các bài tập vận dụng, giúp các em học sinh không chỉ ghi nhớ kiến thức mà còn biết cách làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận Toán 7 hiệu quả. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết. 

A. Lý thuyết

1. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ x được kí hiệu là |x|, là khoảng cách từ điểm x tới điểm O trên trục số.

+ Nếu x > 0 thì |x| = x.

+ Nếu x = 0 thì |x| = 0.

+ Nếu x < 0 thì |x| = -x.

Từ định nghĩa trên ta có thể viết như sau:

chuyên đề toán 7

Ví dụ:

Nếu chuyên đề toán 7 thì chuyên đề toán 7

Nếu x = 6 thì |x| = |6| = 6.

Chú ý: Với mọi x ∈ Q ta luôn có |x| ≥ 0, |x| = |-x|, |x| > x.

2. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

+ Để cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, ta có thể viết chúng dưới dạng phân số thập phân rồi làm theo quy tắc các phép tính đã biết về phân số.

Ví dụ:

(-1,36) + (-1,24) = -(1,36 + 2,24) = -2,6

0,245 - 2,134 = 0,245 + (-2,134) = -(2.134 - 0,245) = -1,889.

(-5,2). 3,14 = -(5,2. 3,14) = -16,328.

+ Khi chia số thập phân x cho số thập phân y (y ≠ 0), ta áp dụng quy tắc: Thương của hai số thập phân x và y là thương của |x| và |y|.

Có dấu "+" nếu x,y cùng dấu.

Có dấu "-" nếu x,y trái dấu.

(-0,408) : (-0,34) = + (0,408:0,34) = 1,2

(-3,6) : 1,2 = -(3,6:1,2) = -3.

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Bài 1: Chọn câu đúng. Nếu x < 0 thì

A. |x| = x B. |x| = -x C. |x| < 0 D. |x| = 0

Trắc nghiệm: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

Chọn đáp án B.

Bài 2: Giá trị tuyệt đối của -1,5 là

A. 1,5 B. -1,5 C. 2 D. -2

Trắc nghiệm: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

Chọn đáp án A.

Bài 3: Tìm được bao nhiêu số x > 0 thỏa mãn |x| = 2?

A. 1 số B. 2 số C. 0 số D. 3 số

Ta có: Trắc nghiệm: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

Mà theo giả thiết x > 0 nên x = 2

Chọn đáp án A.

Bài 4: Khẳng định nào sau đây đúng?

A. |-0,4| = 0,4 B. |-0,4| = -0,4 C. |-0,4| = ± 0,4 D. |-0,4| = 0

Ta có: |-0,4| = 0,4

Chọn đáp án A.

Bài 5: Tìm tất cả các giá trị của x thỏa mãn |x| = 1/2?

Trắc nghiệm: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

Trắc nghiệm: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

Chọn đáp án B.

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức

Trắc nghiệm: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

Trắc nghiệm: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

Bài 2: Tìm x, y biết rằng Trắc nghiệm: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

Đáp án

Trắc nghiệm: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ(theo định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số hữu tỷ)

Nên Trắc nghiệm: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ khi và chỉ khi x + (1/5) = 0 và 3 - y = 0

Suy ra: x = -1/5 và y = 3

............................

Để học tốt Toán 7, việc nắm vững kiến thức trong SGK là rất quan trọng. Hiểu được lý thuyết, các em mới có thể vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Chuyên đề Toán 7 được giới thiệu trên VnDoc sẽ cung cấp cho các em toàn bộ nội dung quan trọng theo từng đơn vị bài học, giúp các em ghi nhớ lý thuyết trọng tâm cũng như áp dụng giải Toán 7 hiệu quả.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết môn Toán học 7: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ - Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.Mời các bạn tham khảo thêm Giải Toán 7, Giải Vở BT Toán 7, Giải SBT Toán 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt Toán 7 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Toán 7

    Xem thêm