Giải SBT Toán 11 Kết nối tri thức bài 10
Giải sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức bài 10: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
- Bài 4.1 trang 55 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 4.2 trang 55 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 4.3 trang 55 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 4.4 trang 55 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 4.5 trang 55 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 4.6 trang 55 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 4.7 trang 56 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 4.8 trang 56 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 4.9 trang 56 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 4.10 trang 56 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 4.11 trang 56 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 4.12 trang 56 SBT Toán 11 Kết nối
Giải sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức bài 10: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Toán 11 Kết nối tri thức nhé.
Bài 4.1 trang 55 SBT Toán 11 Kết nối
Cho hình chóp S.ABCD. Gọi O là giao điểm của AC và BD và gọi M là điểm bất kì thuộc cạnh SC.
a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (AMO) và (SCD)
b) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (BMO) và (SCD)
Bài làm
a) Giao tuyến của hai mặt phẳng (AMO) và (SCD) là SC
b) Giao tuyến của hai mặt phẳng (BMO) và (SCD) là DM
Bài 4.2 trang 55 SBT Toán 11 Kết nối
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CD.
a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SAM) và (SCD)
b) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SBN) và (SAD)
c) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SAM) và (SBN)
Bài làm
a) Trong mặt phẳng (ABCD), gọi O là giao điểm của AM và CD thì SP là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAM) và (SCD)
b) Trong mặt phẳng (ABCD), gọi Q là giao điểm của BN và AD thì SQ là giao tuyến của hai mặt phẳng (SBN) và (SAD)
c) Trong mặt phẳng (ABCD), gọi R là giao tuyến của AM và BN thì SR là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAM) và (SBN)
Bài 4.3 trang 55 SBT Toán 11 Kết nối
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC. Gọi P là điểm thuộc cạnh AD sao cho AP = 2DP. Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (MNP) và (BCD)
Bài làm
Trong mặt phẳng (ABD), gọi E là giao điểm của MP và BD, trong mặt phẳng (ACD) gọi F là giao điểm của NP và CD
Đường thẳng EF là giao tuyến của hai mặt phẳng (MNP) và (BCD)
Bài 4.4 trang 55 SBT Toán 11 Kết nối
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD. Gọi P là điểm thuộc cạnh BC sao cho PC = 2PB.
a) Xác định giao điểm của đường thẳng BD và mặt phẳng (MNP)
b) Xác định giao điểm của đường thẳng AC và mặt phẳng (MNP)
c) Xác định giao điểm của đường thẳng AD và mặt phẳng (MNP)
Bài làm
a) Trong mặt phẳng (BCD), gọi E là giao điểm của NP và BD thì E là giao điểm của đường thẳng BD và mặt phẳng (MNP)
b) Trong mặt phẳng (ABC), gọi F là giao điểm của MP và AC thì D là giao điểm của đường thẳng AC và mặt phẳng (MNP)
c) Trong mặt phẳng (ACD), gọi G là giao điểm của NF và AD thì G là giao điểm của đường thẳng AD và mặt phẳng (MNP)
Bài 4.5 trang 55 SBT Toán 11 Kết nối
Cho hình chóp S.ABCD. Gọi O là một điểm nằm trong tam giác SCD
a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SBO) và (SAC)
b) Xác định giao điểm của đường thẳng BO và mặt phẳng (SAC)
Bài làm
a) Trong mặt phẳng (SCD), gọi M là giao điểm của SO và CD.
Trong mặt phẳng (ACD), gọi N là giao điểm của BM và AC.
Khi đó N là điểm chung của hai mặt phẳng (SBO) và (SAC)
Suy ra SN là giao tuyến của hai mặt phẳng (SBO) và (SAC)
b) Trong mặt phẳng (SBO) gọi P là giao điểm của SN và BO
Suy ra P là giao điểm của BO và mặt phẳng (SAC)
Bài 4.6 trang 55 SBT Toán 11 Kết nối
Cho tứ diện ABCD. Gọi E, F là các điểm lần lượt thuộc các cạnh AB, AC sao cho AE = \(\frac{1}{2}\)BE và AF = \(\frac{1}{2}\)CF. Gọi O là một điểm nằm trong tam giác BCD
a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (OEF) và (ABD)
b) Xác định giao điểm (nếu có) của đường thẳng AD và mặt phẳng (OEF)
Bài làm
a) Trong mặt phẳng (ABC), gọi G là giao điểm của EF và BC
Trong mặt phẳng (BCD) gọi H là giao điểm của OG và BD
Khi đó H là điểm chung của hai mặt phẳng (OEF) và (ABD)
Suy ra EH là giao tuyến của hai mặt phẳng (OEF) và (ABD)
b) Trong mặt phẳng (ABD), gọi I là giao điểm (nếu có) của EH của AD
Khi đó I là giao điểm của AD và (OEF)
Bài 4.7 trang 56 SBT Toán 11 Kết nối
Cho tứ diện ABCD và các điểm M, N, P lần lượt thuộc các cạnh AB, AC, AD. Gọi O là một điểm nằm trong tam giác BCD
a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (ABO) và (ACD)
b) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (ABO) và (MNP)
c) Xác định giao điểm của đường thẳng AO và mặt phẳng (MNP)
Bài làm
a) Trong mặt phẳng (BCD) gọi E là giao điểm của BO và CD thì AE là giao tuyến của hai mặt phẳng (ABO) và (ACD)
b) Trong mặt phẳng (ACD), gọi F là giao điểm của AE và NP
Khi đó F là điểm chung của hai mặt phẳng (ABO) và (MNP)
Suy ra MF là giao tuyến của hai mặt phẳng (ABO) và (MNP)
c) Trong mặt phẳng (ABE), gọi G là giao điểm của AO và MF thì G là giao điểm của AO và (MNP)
Bài 4.8 trang 56 SBT Toán 11 Kết nối
Cho hình tứ diện SABC và các điểm A’, B’, C’ lần lượt thuộc các cạnh SA, SB, SC. Giả sử hai đường thẳng B’C’ và BC cắt nhau tại D, hai đường thẳng C’A’ và CA cắt nhau tại E và hai đường thẳng A’B’ và AB cắt nhau tại F. Chứng minh rằng ba điểm D, E, F thẳng hàng
Bài làm
Ba điểm D, E, F cùng thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng (ABC) và (A’B’C’)
Suy ra D, E, F thẳng hàng
Bài 4.9 trang 56 SBT Toán 11 Kết nối
Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) cắt nhau theo giao tuyến d và một điểm O nằm ngoài cả hai mặt phẳng đó. Gọi A, B là hai điểm phân biệt thuộc mặt phẳng (P) sao cho AB cắt d tại C. Gọi D, E lần lượt là giao điểm của hai đường thẳng OA, OB và mặt phẳng (Q). Chứng minh rằng ba điểm C, D, E thẳng hàng
Bài làm
Ba điểm C, D, E cùng thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng (OAB) và (Q)
Suy ra C, D, E thẳng hàng
Bài 4.10 trang 56 SBT Toán 11 Kết nối
Đánh dấu một điểm trên mép của tờ giấy A4 và dùng kéo cắt một đường bất kì đi qua điểm đó (trong khi cắt không xoay kéo). Hãy giải thích vì sao đường cắt nhận được trên tờ giấy luôn là đường thẳng
Bài làm
Đường cắt là giao tuyến của hai mặt phẳng: mặt phẳng chứa tờ giấy và mặt phẳng tạo bởi hai lưỡi kéo.
Do đó đường cắt luôn là đường thẳng
Bài 4.11 trang 56 SBT Toán 11 Kết nối
Bạn Huy đổ nước màu vào một chiếc bể cá có các mặt đều làm bằng kính phẳng. Sau một vài hôm nước bay hơi một phần và để lại trên thành bể các vệt màu như trong hình 4.5. Huy quan sát thấy rằng, dù bể cá có hình dạng như thế nào, miễn là các mặt đều phẳng thì vệt màu trên mỗi thành bể đều là các đường thẳng. Hãy giải thích vì sao.
Bài làm
Vệt màu trên thành bể là giao tuyến của hai mặt phẳng: mặt phẳng tạo bởi thành bể và mặt nước
Do đó vệt màu luôn là đường thẳng
Bài 4.12 trang 56 SBT Toán 11 Kết nối
Một số chiếc bàn có thiết kế khung sắt là hai hình chữ nhật có thể xoay quanh một trục, mặt bàn là một tấm gỗ phẳng được đặt lên phần khung như trong Hình 4.6. Tính chất hình học nào giải thích việc mặt bàn có thể được giữ cố định bởi khung sắt? (Giả sử khung sắt chắc chắn và được đặt cân đối).
Bài làm
Mặt bàn có thể được đỡ cố định bằng khung sắt dựa theo tính chất: một mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó chứa hai đường thẳng cắt nhau
Trắc nghiệm Toán 11 Kết nối tri thức bài 10
---------------------------------------------
Bài tiếp theo: Giải sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức bài 11
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức bài 10: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Kết nối tri thức, Giải sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức.