Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Toán 11 Kết nối tri thức bài tập cuối chương 3

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải SBT Toán 11 Kết nối tri thức bài tập cuối chương 3 để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học Toán 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Bài 3.11 trang 50 SBT Toán 11 Kết nối

Nhóm số liệu rời rạc k1 − k2 với k1, k2 ∈ N, k1 < k2 là nhóm gồm các giá trị

A. k1 và k2.

B. k1 + 1, ..., k2.

C. k1, ..., k2 + 1.

D. k1, k1 + 1, ..., k2.

Bài làm

Đáp án D

Bài 3.12 trang 51 SBT Toán 11 Kết nối

Giá trị đại diện của nhóm [ai; ai + 1) là

A. ai.

B. ai + 1.

C. \frac{a_{i}+1-a_{i}  }{2}\(\frac{a_{i}+1-a_{i} }{2}\)

D. \frac{a_{i} +1+a_{i} }{2}\(\frac{a_{i} +1+a_{i} }{2}\)

Bài làm

Đáp án D

Bài 3.13 trang 51 SBT Toán 11 Kết nối

Số a thoả mãn có 25% giá trị trong mẫu số liệu nhỏ hơn a và 75% giá trị trong mẫu số liệu lớn hơn a là

A. số trung bình.

B. trung vị.

C. tứ phân vị thứ nhất.

D. tứ phân vị thứ ba.

Bài làm

Đáp án C

Bài 3.14 trang 51 SBT Toán 11 Kết nối

Số a thỏa mãn có 75% giá trị trong mẫu số liệu nhỏ hơn a và 25% giá trị trong mẫu số liệu lớn hơn a là

A. số trung bình.

B. trung vị.

C. tứ phân vị thứ nhất.

D. tứ phân vị thứ ba.

Bài làm

Đáp án D

Bài 3.15 trang 51 SBT Toán 11 Kết nối

Mẫu số liệu ghép nhóm với tần số các nhóm bằng nhau có số mốt là

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Bài làm

Đáp án A

Cho số liệu sau

Cho mẫu số liệu ghép nhóm về tuổi thọ (đơn vị tính là năm) của một loại bóng đèn mới như sau:

Tuổi thọ

[2; 3,5)

[3,5; 5)

[5; 6,5)

[6,5; 8)

Số bóng đèn

8

22

35

15

Bài 3.16 trang 51 SBT Toán 11 Kết nối

Số trung bình của mẫu số liệu là

A. 5,0.

B. 5,32.

C. 5,75.

D. 6,5.

Bài làm

Đáp án B

Bài 3.17 trang 51 SBT Toán 11 Kết nối

Nhóm chứa trung vị của mẫu số liệu là

A. [2; 3,5).

B. [3,5; 5).

C. [5; 6,5).

D. [6,5; 8).

Bài làm

Đáp án C

Bài 3.18 trang 51 SBT Toán 11 Kết nối

Nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu là

A. [2; 3,5).

B. [3,5; 5).

C. [5; 6,5).

D. [6,5; 8).

Bài làm

Đáp án B

Bài 3.19 trang 51 SBT Toán 11 Kết nối

Nhóm chứa tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu là

A. [2; 3,5).

B. [3,5; 5).

C. [5; 6,5).

D. [6,5; 8).

Bài làm

Đáp án C

Bài 3.20 trang 51 SBT Toán 11 Kết nối

Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu là

A. [2; 3,5).

B. [3,5; 5).

C. [5; 6,5).

D. [6,5; 8).

Bài làm

Đáp án C

Bài 3.21 trang 51 SBT Toán 11 Kết nối

Số mốt của mẫu số liệu ghép nhóm này là

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Bài làm

Đáp án B

Bài 3.22 trang 51 SBT Toán 11 Kết nối

Nồng độ cồn trong hơi thở (đơn vị tính là miligam/1 lít khí thở) của 20 lái xe tô vi phạm được cho như sau:

0.090.180.471.200.280.45

0.72

0.150.750.36
0.210.150.230.300.410.130.050.380.420.79

Theo quy định, mức phạt nồng độ cồn đối với lái xe ô tô như sau:

Mức 1. Nồng độ cồn trong hơi thở chưa vượt quá 0,25 phạt từ 6 đến 8 triệu đồng;

Mức 2. Nồng độ cồn trong hơi thở từ trên 0,25 đến 0,4 phạt từ 16 đến 18 triệu đồng;

Mức 3. Nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá 0,4 phạt từ 30 đến 40 triệu đồng.

a) Lập bảng thống kê biểu diễn số lượng lái xe vi phạm theo mức tiền bị phạt.

b) Trung bình mỗi lái xe bị phạt bao nhiêu tiền? Tổng số tiền phạt của 20 lái xe khoảng bao nhiêu?

Bài làm

a) Từ số liệu đã cho ta lập được bảng thống kê biểu diễn số lượng lái xe vi phạm theo mức tiền bị phạt như sau:

Số tiền phạt (triệu đồng)

6 – 8

16 – 18

30 – 40

Số người vi phạm

8

4

8

b) Cỡ mẫu n = 20.

Trong mỗi khoảng số tiền phạt của người vi phạm, giá trị đại diện chính là trung bình cộng của giá trị hai đầu mút nên ta có bảng sau:

Số tiền phạt (triệu đồng)

7

17

35

Số người vi phạm

8

4

8

Số tiền trung bình một người bị phạt là

\bar{x} = \frac{8.7+4.17+8.35}{20}\(\bar{x} = \frac{8.7+4.17+8.35}{20}\) = 20,2 (triệu đồng).

Tổng số tiền 20 lái xe bị phạt khoảng 20,2 . 20 = 404 (triệu đồng).

Bài 3.23 trang 52 SBT Toán 11 Kết nối

Bạn Chi vào website của một cửa hàng bán điện thoại tìm hiểu và đã thống kê số lượng một loại điện thoại theo giá bán cho kết quả như sau:

Giá tiền (triệu đồng)

< 2

[2; 4)

[4; 7)

[7; 13)

[13; 20]

Số lượng

20

5

11

18

21

a) Đọc và giải thích mẫu số liệu ghép nhóm này.

b) 50% loại điện thoại trên có giá dưới bao nhiêu?

Bài làm

a) Từ bảng thống kê ta thấy: có 20 loại điện thoại mức giá dưới 2 triệu đồng, có 5 loại điện thoại mức giá từ 2 đến dưới 4 triệu đồng, có 11 loại điện thoại mức giá từ 4 đến dưới 7 triệu đồng, có 18 loại điện thoại mức giá từ 7 đến dưới 13 triệu đồng, có 21 loại điện thoại mức giá từ 13 đến 20 triệu đồng.

b)

Cỡ mẫu n = 20 + 5 + 11 + 18 + 21 = 75.

Gọi x1, x2, ..., x75 là giá tiền của 75 loại điện thoại và giả sử dãy này đã được sắp xếp theo thứ tự không giảm. Khi đó, trung vị là x38, mà x38 thuộc nhóm [7; 13) nên nhóm này chứa trung vị.

Do đó, trung vị là Me = 7 + \frac{\frac{75}{2} - (20+5+11)}{18} .(13-7)\(7 + \frac{\frac{75}{2} - (20+5+11)}{18} .(13-7)\) = 7,5

Vậy 50% loại điện thoại trên có giá dưới 7,5 triệu đồng.

Bài 3.24 trang 52 SBT Toán 11 Kết nối

Số nguyện vọng đăng kí vào đại học của các bạn trong lớp được thống kê trong bảng sau:

Số nguyện vọng

1 – 3

4 – 6

7 – 9

10 – 12

Số học sinh

5

18

13

7

a) Trung bình một bạn trong lớp đăng kí bao nhiêu nguyện vọng.

b) Tìm các tứ phân vị của mẫu số liệu.

Bài làm

a) Trong mỗi khoảng số nguyên vọng của các bạn trong lớp, giá trị đại diện chính là trung bình cộng của giá trị hai đầu mút nên ta có bảng sau:

Số nguyện vọng

2

5

8

11

Số học sinh

5

18

13

7

Tổng số học sinh là n = 5 + 18 + 13 + 7 = 43.

Trung bình một bạn trong lớp đăng kí số nguyện vọng là

\bar{x} = \frac{5.2+18.5+13.8+7.11}{43}\(\bar{x} = \frac{5.2+18.5+13.8+7.11}{43}\) ≈ 6,53

b) Hiệu chỉnh mẫu số liệu ta được bảng thống kê sau:

Số nguyện vọng

(0,5; 3,5)

[3,5; 6,5)

[6,5; 9,5)

[9,5; 12,5)

Số học sinh

5

18

13

7

Gọi x1, x2, ..., x43 là số nguyện vọng của 43 học sinh và giả sử dãy này đã được sắp xếp theo thứ tự không giảm. Khi đó, trung vị là x22, mà x22 thuộc nhóm [3,5; 6,5) nên nhóm này chứa trung vị. Do đó, trung vị là

Me = 33.5 + \frac{\frac{43}{2} -5}{18} .(6.5-3.5)\(3.5 + \frac{\frac{43}{2} -5}{18} .(6.5-3.5)\) = 6,25

Khi đó, tứ phân vị thứ hai là Q2 = 6,25.

Tứ phân vị thứ nhất Q1 là x11, mà x11 thuộc nhóm [3,5; 6,5) nên nhóm này chứa tứ phân vị thứ nhất.

Tứ phân vị thứ ba Q3 là x33, mà x33 thuộc nhóm [6,5; 9,5) nên nhóm này chứa tứ phân vị thứ ba.

Do đó, Q3 = 6.5 + \frac{\frac{3.43}{4}- (5+18) }{13} .(9.5-6.5)\(6.5 + \frac{\frac{3.43}{4}- (5+18) }{13} .(9.5-6.5)\) ≈ 8,63

Bài 3.25 trang 52 SBT Toán 11 Kết nối

Trong các mẫu số liệu cho trong bài tập 3.23 và 3.24, ta có thể tìm mốt cho mẫu số liệu nào? Tìm mốt của mẫu số liệu đó và giải thích ý nghĩa của giá trị tìm được

Bài làm

- Các nhóm số liệu trong bài tập 3.23 không có độ dài bằng nhau nên người không định nghĩa mốt.

- Hiệu chỉnh mẫu số liệu trong bài 3.24 như trên ta thấy tần số lớn nhất là 18 nên nhóm chứa mốt là nhóm [3,5; 6,5), do đó mốt là

M0 = 3.5+ \frac{18-5}{(18-5)+(18-13)} .3\(3.5+ \frac{18-5}{(18-5)+(18-13)} .3\) ≈ 5,67

Ý nghĩa: Số học sinh đăng kí khoảng 5,67 nguyện vọng là nhiều nhất.

Trắc nghiệm Toán 11 Kết nối tri thức bài tập cuối chương 3

Bài trắc nghiệm số: 4304

--------------------------------------

Bài tiếp theo: Giải SBT Toán 11 Kết nối tri thức bài 10

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải SBT Toán 11 Kết nối tri thức bài tập cuối chương 3. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Kết nối tri thức, Giải sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm
    Bạn cần đăng ký gói thành viên VnDoc PRO để làm được bài trắc nghiệm này!
    VnDoc PRO:Trải nghiệm không quảng cáoTải file không cần chờ đợi!
    Mua VnDoc PRO 79.000đ