Giải SBT Toán 11 Kết nối tri thức bài 15
Giải sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức bài 15: Giới hạn của dãy số
- Bài 5.1 trang 77 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 5.2 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 5.3 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 5.4 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 5.5 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 5.6 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 5.7 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 5.8 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 5.9 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
- Bài 5.10 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
- Trắc nghiệm Toán 11 Kết nối tri thức bài 15
Giải sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức bài 15: Giới hạn của dãy số được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Toán 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bài 5.1 trang 77 SBT Toán 11 Kết nối
Tính các giới hạn sau:
a) \(\lim_{n \to + \infty} \frac{n^{2}+1}{2n^{2}+n+2}\)
b) \(\lim_{n \to + \infty}\frac{2^{n}+3}{1+3^{n}}\)
Bài làm
a) \(\lim_{n \to + \infty} \frac{n^{2}+1}{2n^{2}+n+2}=\lim_{n \to + \infty}\frac{1+\frac{1}{n^{2}}}{2+\frac{1}{n}+\frac{2}{n^{2}}}=\frac{1}{2}\)
b) \(\lim_{n \to + \infty}\frac{2^{n}+3}{1+3^{n}}=\lim_{n \to + \infty}\frac{(\frac{2}{3})^{n}+(\frac{1}{3})^{n-1}}{(\frac{1}{3})^{n}+1}=0\)
Bài 5.2 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
Tính các giới hạn sau:
a) \(\lim_{n \to + \infty}(\sqrt{n^{2}+2n}-n-2)\)
b) \(\lim_{n \to + \infty}(2+n^{2}-\sqrt{n^{4}+1}\)
c) \(\lim_{n \to + \infty}(\sqrt{n^{2}-n+2}+n)\)
d) \(\lim_{n \to +\infty}(3n - \sqrt{4n^{2}+1})\)
Bài làm
a) \(\lim_{n \to + \infty}(\sqrt{n^{2}+2n}-n-2)\)
= \(\lim_{n \to +\infty}\frac{-2n-4}{\sqrt{n^{2}+2n}+n+2}\)
= \(\lim_{n \to +\infty}\frac{-2-\frac{4}{n}}{\sqrt{1+\frac{2}{n}}+1+\frac{2}{n}}=-1\)
b) \(\lim_{n \to + \infty}(2+n^{2}-\sqrt{n^{4}+1})\)
= \(\lim_{n \to +\infty}\frac{4n^{2}+3}{2+n^{2}+\sqrt{n^{4}+1}}\)
= \(\lim_{n \to +\infty}\frac{4+\frac{3}{n^{2}}}{\frac{2}{n^{2}}+1+\sqrt{1+\frac{1}{n^{4}}}}\)
= 2
c) \(\lim_{n \to + \infty}(\sqrt{n^{2}-n+2}+n)\)
= \(\lim_{n \to +\infty}n(\sqrt{1-\frac{1}{n}+\frac{2}{n^{2}}}+1)\)
= \(+\infty\)
d) \(\lim_{n \to +\infty}(3n - \sqrt{4n^{2}+1})\)
= \(\lim_{n \to +\infty}n(3-\sqrt{4+\frac{1}{n^{2}}})\)
= \(+\infty\)
Bài 5.3 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
Cho \(u_{n}=\frac{1+a+a^{2}+...+a^{n}}{1+b+b^{2}+...+b^{n}}\) với a, b là các số thực thoả mãn |a| < 1, |b| < 1. Tìm \(\lim_{n \to +\infty}u_{n}\)
Bài làm
\(u_{n}=\frac{1+a+a^{2}+...+a^{n}}{1+b+b^{2}+...+b^{n}}=\frac{\frac{1-a^{n+1}}{1-a}}{\frac{1-b^{n+1}}{1-b}}=\frac{1-b}{1-a}.\frac{1-a^{n+1}}{1-b^{n+1}}\)
Do đó \(\lim_{n \to + \infty}u_{n}=\frac{1-b}{1-a}\)
Bài 5.4 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
Tìm \(\lim_{n\to +\infty}\frac{1+3+5+...+(2n-1)}{n^{2}+2n}\)
Bài làm
\(\lim_{n\to +\infty}\frac{1+3+5+...+(2n-1)}{n^{2}+2n}\)
= \(\lim_{n \to +\infty}\frac{n^{2}}{n^{2}+2n}\)
= \(\lim_{n\to +\infty}\frac{1}{1+\frac{2}{n}}=1\)
Bài 5.5 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
Tính tổng \(S=-1+\frac{1}{5}-\frac{1}{5^{2}}+...+(-1)^{n}\frac{1}{5^{n-1}}+...\)
Bài làm
Ta thấy S là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn \((u_{n})\) với \(u_{1}=-1\) và \(q=\frac{-1}{5}\)
Do đó \(S=\frac{-1}{1+\frac{1}{5}}=\frac{-5}{6}\)
Bài 5.6 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
Viết các số thập phân vô hạn tuần hoàn sau dưới dạng phân số:
a) 1,(03)
b) 3,(23)
Bài làm
a) \(1,(03)=1+\frac{3}{100}+\frac{3}{100^{2}}+...\frac{3}{100^{n}}+...\)
= \(1+\frac{\frac{3}{100}}{1-\frac{1}{100}}=1\frac{3}{99}=\frac{102}{99}\)
b) \(3,(23)=3+\frac{23}{100}+\frac{23}{100^{2}}+...\frac{23}{100^{n}}+...\)
\(=3+\frac{\frac{23}{100}}{1-\frac{1}{100}}=3\frac{23}{99}=\frac{320}{99}\)
Bài 5.7 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
Cho dãy số \((u_{n})\) với \(u_{n}=\frac{cosx}{n^{2}}\). Tìm \(\lim_{n\to +\infty}u_{n}\)
Bài làm
Ta có: \(|u_{n}|=|\frac{cosn}{n^{2}}| \leq \frac{1}{n^{2}} .\)
Do \(\lim_{n \to + \infty}\frac{1}{n^{2}}=0 nên \lim_{n\to +\infty}u_{n}=0\)
Bài 5.8 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
Cho tam giác A1B1C1 có diện tích là 3 (đơn vị diện tích). Dựng tam giác A2B2C2 bằng cách nối các trung điểm của các cạnh B1C1, C1A1, A1B1. Tiếp tục quá trình này, ta có các tam giác A3B3C3, …, AnBnCn,… Kí hiệu sn là diện tích của tam giác AnBnCn
a) Tính sn
b) Tính tổng s1 + s2 +...+ sn +...
Bài làm
a, Theo cách xác định tam giác A2B2C2, ta có: \(s_{2}=\frac{1}{4}s_{1}\)
Tương tự như vậy, ta có: \(s_{3}=\frac{1}{4}s_{2},...,s_{n}=\frac{1}{4}s_{n-1}\)
Do đó, \(s_{n}=(\frac{1}{4})^{n-1}s_{1}=3.(\frac{1}{4})^{n-1}\)
b, Suy ra: \(s_{1}+s_{2}+...+s_{n}+...=\frac{3}{1-\frac{1}{4}}=4\)
Bài 5.9 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
Cho dãy số \((u_{n})\) với \(u_{1}=2,u_{n+1}=u_{n}+\frac{2}{3^{n}}, n \geq 1\). Đặt \(v_{n}=u_{n+1}-u_{n}\)
a) Tính \(v_{1}+v_{2}+...+v_{n}\) theo n
b) Tính un theo n
c) Tìm \(\lim_{n \to +\infty}u_{n}\)
Bài làm
a) Ta có: \(v_{n}=\frac{2}{3^{n}}\)
Do đó \(v_{1}+v_{2}+...+v_{n}=2.\frac{1-\frac{1}{3^{n+1}}}{1-\frac{1}{3}}=3.(1-\frac{1}{3^{n+1}})\)
b) Ta có: \(v_{1}+v_{2}+...+v_{n}=(u_{2}-u_{1})+(u_{3}-u_{2})+...+(u_{n+1}-u_{n})\)
\(=u_{n+1}-u_{1}=u_{n+1}-2\)
Vậy \(u_{n}=3(1-\frac{1}{3^{n}})+2\)
c) \(\lim_{n \to + \infty}u_{n}\)
\(=\lim_{n \to +\infty}[3(1-\frac{1}{3^{n}}+2]\)
\(=\lim_{n \to +\infty}\frac{5.3^{n}-1}{3^{n}}\)
\(=\lim_{n\to +\infty}\frac{5-\frac{1}{3^{n}}}{1}=5\)
Bài 5.10 trang 78 SBT Toán 11 Kết nối
Cho dãy số un có tính chất \(|u_{n}-\frac{n}{n+1}| \leq \frac{1}{n^{2}}\). Tính \(\lim_{n \to +\infty}u_{n}\)
Bài làm
\(\lim_{n \to +\infty}u_{n}=\lim_{n\to + \infty}(u_{n}-\frac{n}{n+1})=\lim_{n\to + \infty}(u_{n}-1)=0\)
Do đó \(\lim_{n \to + \infty}u_{n}=1\)
Trắc nghiệm Toán 11 Kết nối tri thức bài 15
--------------------------------------
Bài tiếp theo: Giải sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức bài 16
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức bài 15: Giới hạn của dãy số. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Kết nối tri thức, Giải SBT Toán 11 Kết nối tri thức.