Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết về một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Viết về một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là nội dung câu hỏi Vận dụng 3 trang 39 Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII CTST. Sau đây là câu hỏi chi tiết và hướng dẫn trả lời, mời các bạn tham khảo.

Vận dụng 3 trang 39 Lịch Sử 8: Tìm hiểu thêm về các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII, hãy viết về một cuộc khởi nghĩa (khoảng 100 chữ) với các nội dung sau: Khởi nghĩa diễn ra khi nào? Mục đích? Ở đâu? Ai tham gia? Ai có liên quan? Họ đã hành động như thế nào? Kết quả.

Trả lời:

Viết về một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII mẫu 1

Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751) (hay còn gọi là quận Hẻo), hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Năm 1739, nghe tin Đô Tế và thủ lĩnh Bồng khởi nghĩa ở Sơn Tây, ông bèn đến xin đầu quân. Tháng 2 năm 1740, chúa Trịnh sai quân đi dẹp, Đô Tế và Bồng bị bắt giết. Nguyễn Danh Phương tập hợp tàn quân của Đô Tế, rút về cố thủ ở núi Tam Đảo, xây dựng lực lượng để tính kế lâu dài. Năm 1744, lực lượng dưới quyền ông có 1 vạn người. Ông mang quân đi đánh ra xung quanh. Tháng 9 năm 1748, quận Hẻo bắt đầu xây dựng hệ thống đồn trại kiên cố ở núi Ngọc Bội, tự xưng là Thuận thiên khải vận đại nhân, đặt hệ thống quan tước, ban hành chế độ thu thuế trong vùng mình quản lý. Trước sự lớn mạnh của Nguyễn Danh Phương, Trịnh Doanh buộc phải tập trung lực lượng tiến đánh. Cuối cùng năm 1751 cuộc khởi nghĩa bị thất bại, quận Hẻo bị bắt và xử tử.

Viết về một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII mẫu 2

Giới thiệu về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769)

Năm 1739, Hoàng Công Chất phất cờ khởi nghĩa tại vùng Sơn Nam (Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên). Nghĩa quân ngày một lớn mạnh đã liên kết với một số cuộc khởi nghĩa khác của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Cầu… gây không ít khó khăn cho triều đình Lê - Trịnh. Năm 1748, khi quân Trịnh tấn công, do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Hoàng Công Chất lui tạm vào vùng thượng du Thanh Hóa, rồi tiến sang vùng thượng Lào hoạt động.

Cùng thời điểm đó, ở Mường Thanh có hai người Thái là Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đứng lên tập hợp, lãnh đạo nhân dân các dân tộc chống lại giặc Phẻ (một tộc người trong nhóm Tày - Thái ở Thượng Lào và Vân Nam, Trung Quốc). Vì lực yếu, nghĩa quân của hai ông đã liên kết với nghĩa quân của Hoàng Công Chất. Cuối năm 1751, nghĩa quân của Hoàng Công Chất tiến vào Tây Bắc. Đến năm 1754, ông cùng các tướng người Thái lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Phẻ, đem lại cuộc sống ấm no cho dân Mường Thanh.

Sau chiến thắng giặc Phẻ, Hoàng Công Chất chiêu dụ dân chúng ổn định sản xuất, củng cố lực lượng, xây dựng thành Bản Phủ vào năm 1758. Nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây và giành quyền kiểm soát toàn bộ đất đai vùng Tây Bắc. Mường Thanh trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của đất Tây Bắc. Hoàng Công Chất là người có công trong việc truyền bá những kiến thức, kỹ thuật trồng trọt của người miền xuôi cho đồng bào các dân tộc nơi đây, là nhân tố chính đoàn kết cộng đồng các dân tộc, trở thành đức Thánh của lòng dân.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm