Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

03 đề thi học kì 2 lớp 3 môn Đạo Đức năm 2024

Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 môn Đạo Đức Sách mới được VnDoc sưu tầm và giới thiệu dành cho các em cùng thầy cô làm tài liệu tham khảo, ra đề kiểm tra trên lớp, giúp các bạn ôn tập, rèn luyện, chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì 2 lớp 3 môn Đạo Đức đạt kết quả cao.

1. Đề thi học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 Kết nối tri thức

TRƯỜNG TIỂU HỌC…..

Họ và tên: ……………………….………

Lớp: 3…………..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Môn: Đạo đức

Câu 1. Tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ mang lại điều gì?

A. Giúp em mạnh dạn và tự tin hơn.

B. Giúp em học tập tiến bộ.

C. Giúp hoạt động của lớp sôi nổi, hiệu quả hơn.

D. Cả ba đáp án trên

Câu 2. Theo em vì sao phải giữ lời hứa?

A. Giữ lời hứa thể hiện sự tôn trọng người khác.

B. Giữ lời hứa sẽ được mọi người tin tưởng.

C. Cả hai đáp án trên .

Câu 3. Em cần làm gì để xử lý bất hòa với bạn?

A. Bình tĩnh nói chuyện với bạn, tìm nguyên nhân, xin lỗi nếu mắc lỗi.

B. Xin lỗi bạn là được.

C. Không cần xử lý bất hòa với bạn.

Câu 4. Cô giáo yêu cầu em về nhà sưu tầm truyện kể về một tấm gương ham học hỏi của lịch sử Việt Nam. Em sẽ làm gì để hoàn thành nhiệm vụ này?

…………………………………………………………………………………………

Câu 5. Ghi Đ sau ý kiến em đồng tình, ghi S sau ý kiến em không đồng tình:

A. Giữ lời hứa là thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác. 󠇟☐

B. Chỉ cần giữ lời hứa với người lớn. ☐

C. Người biết giữ lời hứa là người có trách nhiệm và sẽ được mọi người tin tưởng, quý trọng.☐

D. Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được. ☐

Câu 6. Việc ham học hỏi có ích lợi gì?

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 7. Kể tên 2 công việc em đã thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của lớp:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 8. Hãy chia sẻ những việc em dã làm hoặc sẽ làm để xử lí bất hòa với bạn:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 sách Kết nối tri thức

Câu 1: D

Câu 2: C

Câu 3: A

Câu 4:

Để hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao, em sẽ lên thư viện mượn tìm đọc sách liên quan đến những tấm gương ham học hỏi trong lịch sử Việt Nam.

Câu 5:

A. Đ

B. S

C. Đ

D. Đ

Câu 6:

Theo em, việc ham học hỏi sẽ giúp em tiếp thu được nhiều kiến thức và trau dồi bản thân. Đồng thời, giúp em năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong cuộc sống của chính mình.

Câu 7:

Kể tên 2 công việc em đã thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của lớp:

+ Trực nhật theo tuần

+ Tham gia văn nghệ của lớp.

Câu 8:

Những việc em đã làm hoặc sẽ làm để xử lí bất hoà với bạn:

  • Cố gắng kiềm chế cơn nóng giận.
  • Nhẹ nhàng giải thích cho bạn hiểu.
  • Chân thành xin lỗi bạn nếu mình có lỗi sai.
  • Nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên.

2. Đề thi học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG TIỂU HỌC…..

Họ và tên: ……………………….………

Lớp: 3…………..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Môn: Đạo đức

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. “Khám phá bản thân” là gì?

A. Là quá trình tự nhận thức, tự tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

B. Là quá trình phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình.

C. Là quá trình khám phá những điểu bản thân chưa biết hoặc đang muốn biết về năng lực của mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2. Khi chúng ta biết rõ những mong muốn, những khả năng và những khó khăn của bản thân trong việc tự nhận thức về bản thân, chúng ta sẽ

A. Đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

B. Bình tĩnh, tự tin hơn trong mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.

C. Nhìn nhận xung quanh và ứng phó được với tất cả mọi người xung quanh.

D. Tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.

Câu 3. “Bất hòa với bạn bè” là gì?

A. Là bạn bè yêu thương, giúp đỡ, nhường nhịn nhau.

B. Là xảy ra xung đột, mâu thuẫn với bạn bè.

C. Là bạn bè nói xấu, khinh thường lẫn nhau.

D. Là cuộc thảo luận, tranh luận diễn ra tốt đẹp.

Câu 4. Vì sao xử lí bất hòa giúp chúng ta hiểu nhau hơn, tình bạn thân thiết hơn?

A. Vì chúng ta sẽ trở nên sáng suốt hơn, hiểu lí do tại sao bạn mình lại có những phản ứng như vậy và nguyên nhân gây ra bất hòa.

B. Vì điều đó khiến tình bạn trở nên khăng khít, thấu hiểu và vị tha hơn.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 5. Đâu không phải là ý nghĩa của việc xử lí bất hòa?

A. Làm cho mâu thuẫn khó giải quyết.

B. Rèn luyện khả năng lắng nghe, hiểu người khác.

C. Được bạn bè yêu quý, tôn trọng.

D. Thân thiện, đoàn kết.

Câu 6. B và H giận nhau vì H quên cuộc hẹn đi chơi với B. Khi B đến nhà hỏi H thì cậu trả lời một cách thiếu trách nhiệm, không giữ lời hứa với bạn. Nếu là H, em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ cho bạn hiểu lầm và giận mình.

B. Không thèm nhận sai và để cho bạn chủ động làm lành trước.

C. Nói xấu B và bảo các bạn khác đừng chơi với B nữa.

D. Chủ động tìm B xin lỗi, nhận sai và hứa lần sau không để bạn phải chờ nữa.

Câu 7. Chúng ta có cần phải bảo vệ thiên nhiên không?

A. Không cần.

B. Rất cần.

C. Cần nhưng đó là việc của lãnh đạo, không phải của người dân chúng ta.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8. Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu thơ?

“Việt Nam ………… ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”.

A. Tổ quốc.

B. Non sông.

C. Đất nước.

D. Giang sơn.

Câu 9. Sự phát triển của đất nước ta không mang lại điều gì cho cuộc sống?

A. Con người ngày càng văn minh, tiến bộ và hiện đại.

B. Máy móc hiện đại mang lại nhiều tiện ích cho con người.

C. Con người tụt lùi, lạc hậu, không biết cập nhật tin tức.

D. Môi trường sống cải thiện, nhịp sống trẻ trung, năng động.

Câu 10. Em sẽ giới thiệu cho khách nước ngoài những thành tựu nào của đất nước Việt Nam?

A. Trên nhiều lĩnh vực như: thế thao, khoa học, âm nhạc,...

B. Không giới thiệu gì vì không có thành tựu nổi bật nào.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 11. Đâu là nội dung không thể hiện sự tự hào với truyền thống quê hương?

A. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình.

B. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.

C. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

D. Giữ gìn và bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở những nơi công cộng.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.

B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.

C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.

D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm) Tại sao chúng ta cần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên xung quanh? Nêu những việc nên làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 2. (2 điểm) Em sẽ xử lý tình huống dưới đây như thế nào?

Bạn Hoa đang say sưa kể cho em nghe một câu chuyện mà thực ra em đã biết rồi.

Giờ trả bài kiểm tra, em đang rất vui vì nhận được điểm mười và lời khen ngợi của cô giáo thì Hồng bảo với em rằng bạn đang buồn vì bị điểm kém.

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

3. Đề thi học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 Cánh Diều

Câu 1: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ là thể hiện

A. Lòng mến khách

B. Lòng kính trọng

C. Lòng tôn trọng

D. Tình yêu nước ngoài

Câu 2: Giúp người nước ngoài hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt nam thì phải?

A. Không tôn trọng họ

B. Thể hiện lòng mến khách

C. Đóng cửa không giao tiếp với khách nước ngoài

D. Từ chối nói chuyện với người nước ngoài

Câu 3: Các bạn nhỏ và du khách nước ngoài cùng hát một bài hát tiếng anh. Điều này thể hiện điều gì?

A. Tính đố kỵ

B. Tính không hợp tác

C. Tính hòa đồng với du khách nước ngoài

D. Sự mâu thuẫn về sắc tộc

Câu 4: Một du khách nước ngoài hỏi em chỉ đường đi đến trụ sở Công an. Em sẽ làm gì?

A. Vui vẻ trả lời họ và giúp đỡ họ tìm đến trụ sở Công an

B. Im lặng

C. Chế giễu họ

D. Phớt lờ và coi như không gặp họ

Câu 5: Khi gặp một du khách nước ngoài bị lạc đường. Em sẽ làm gì?

A. Chạy đi chỗ khác để không nói chuyện

B. Im lặng

C. Hỏi người đó rằng có thể giúp gì được cho họ không?

D. Chế giễu họ

Câu 6: Thấy một du khách người nước ngoài có màu da đen, tóc xoăn, trông có vẻ bị lạc đường. Em sẽ làm gì?

A. Chế giễu họ

B. Từ chối giúp họ vì họ là người da đen

C. Im lặng

D. Vui vẻ giúp đỡ họ

Câu 7: Trong lúc đang chơi trên bờ biển, em vô tình bắt gặp một em nhỏ nước ngoài bị lạc bố mẹ và đang khóc. Em sẽ làm gì?

A. Để em ở đó và đi tìm bố mẹ giúp em

B. Đến hỏi em để em đỡ sợ, sau đó nhờ các chú Công an giúp đỡ

C. Bỏ đi nơi khác

D. Chế giễu em bé

Câu 8: Bố em có đưa một đối tác người nước ngoài về nhà ăn tối. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

A. Giận và không nói chuyện với bố

B. Chế giễu người nước ngoài

C. Vui vẻ đón khách và nói chuyện với họ

D. Im lặng

Câu 9: Vị khách nước ngoài mời em và các bạn cùng lớp chụp ảnh khi đến thăm trường. Em sẽ ứng xử như thế nào?

A. Vui vẻ chụp ảnh và vận động các bạn khác cùng tham gia

B. Vận động các bạn khác không tham gia

C. Từ chối tham gia

D. Vận động các bạn khác nói xấu người nước ngoài

Câu 10: Em nhìn thấy một số bạn tò mò và vây quanh ôtô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ. Em sẽ ứng xử thế nào?

A. Tham gia chỉ trỏ cùng các bạn

B. Từ chối tham gia và khuyên các bạn nên tôn trọng khách nước ngoài

C. Im lặng

D. Chế giễu các bạn khác

Câu 11: Trong một chuyến xe buýt, em nhìn thấy người phụ xe thu tiền đắt gấp 3 lần so với bình thường đối với du khách nước ngoài. Thấy vậy em sẽ làm gì?

A. Đồng tình với người phụ xe

B. Im lặng và quay mặt đi chỗ khác

C. Không đồng tình nhưng vẫn giữ im lặng

D. Không đồng tình và nhắc người phụ xe nên thu đúng giá

Câu 12: Một du khách người nước ngoài mới học tiếng việt, nhưng lại bị phát âm sai. Em sẽ ứng xử như thế nào?

A. Vui vẻ và hướng dẫn họ phát âm đúng từ

B. Cười chế nhạo họ

C. Chế giễu họ

D. Im lặng

Câu 13: Một du khách nước ngoài muốn mua một bó hoa. Nhưng cô bán hàng lại không hiểu ý của họ. Em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy điều này?

A. Im lặng

B. Nói với cô bán hàng về mong muốn mua bó hoa của người nước ngoài

C. Bỏ đi vì không phải việc của mình

D. Chế giễu người du khách nước ngoài

Câu 14: Trong một chuyến du lịch. Em vô tình nhìn thấy các bạn nhỏ chèo kéo khách nước ngoài mua hàng rong. Em sẽ làm gì?

A. Giúp các bạn nhỏ chèo kéo bằng được du khách này

B. Chế giễu các bạn nhỏ

C. Khuyên các bạn nhỏ nên văn minh và để du khách tự nguyện mua hàng

D. Chế giễu người du khách nước ngoài

Câu 15: Một thầy giáo người nước ngoài đến thăm trường em. Họ chìa tay ra bắt để làm quen với bạn Tuấn, nhưng bạn Tuấn lại rụt rè vì ngại ngùng. Em sẽ ứng xử thế nào?

A. Im lặng

B. Động viên bạn Tuấn để thể hiện ứng xử lịch sự

C. Chế giễu bạn Tuấn

D. Chế giễu người nước ngoài

Câu 16: Em ngồi cùng một người du khách nước ngoài trên một chuyến tàu và người này hỏi em tên là gì. Em sẽ ứng xử thế nào?

A. Vui vẻ trả lời họ

B. Im lặng

C. Bỏ đi chỗ khác

D. Chế giễu người người ngoài

Câu 17: Em đang chơi bóng đá cùng các bạn khác. Có một bạn nhỏ da đen người nước ngoài ngỏ ý muốn tham gia cùng. Em sẽ ứng xử thế nào?

A. Từ chối cho tham gia

B. Mắng bạn nhỏ da đen

C. Rủ các bạn khác chế giễu bạn nước ngoài

D. Vui vẻ cho bạn nước ngoài tham gia cùng mình

Câu 18: Đang vui chơi trên bãi biển. Vô tình em xô ngã một em nhỏ người nước ngoài. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

A. Nhẹ nhàng xin lỗi em nhỏ

B. Mắng em nhỏ vì không nhìn thấy mình

C. Bỏ đi và không nói gì

D. Chế giễu em nhỏ người nước ngoài

Câu 19: Trong một chuyến đi thăm lăng Bác Hồ tại thủ đô Hà Nội. Em và các bạn, thấy một đoàn du khách từ Ấn Độ mặc quần áo kín và che kín mặt. Thấy các bạn cười nói, chỉ trỏ, bình luận về trang phục của họ. Em sẽ ứng xử thế nào?

A. Nói xấu đoàn du khách

B. Cùng chế giễu họ

C. Cùng chế nhạo và

D. Khuyên các bạn khác không nên làm như vậy vì mất lịch sự

Câu 20: Em cùng bố mẹ đang đi dạo tại bờ Hồ Gươm. Có một du khách người nước ngoài bị lạc đường và nhờ em chỉ đường cho họ. Em sẽ làm gì?

A. Từ chối giúp họ

B. Vui vẻ chỉ đường cho du khách này

C. Chế giễu người này

D. Im lặng và quay mặt đi chỗ khác

Đáp án Đề thi Đạo Đức lớp 3 kì 2

CâuĐáp ánCâuĐáp án
1A11D
2B12A
3C13B
4A14C
5D15B
6C16A
7B17D
8C18A
9A19D
10B20B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
30
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Đạo đức

    Xem thêm