Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 11 bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 34: Sinh trưởng ở thực vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 34

I. Khái niệm

- Sinh trưởng của thực vật là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của các tế bào, mô, cơ quan trên cơ thể thực vật.

Ví dụ: Sự tăng về số lượng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa…

II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

1. Các mô phân sinh

- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

- Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

Phân loại

Có ở nhóm thực vật

Vị trí phân bố

Chức năng

Mô phân sinh đỉnh

- 1 lá mầm
- 2 lá mầm

- Chồi đỉnh
- Chồi nách
- Đỉnh rễ

- Giúp thân, rễ tăng chiều dài

Mô phân sinh bên

- 2 lá mầm

- Ở thân, rễ

- Giúp thân, rễ tăng đường kính

Mô phân sinh lóng

- 1 lá mầm

- Mắt của thân

- Giúp tăng chiều dài của thân

2. Sinh trưởng sơ cấp

- Diễn ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm.

- Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

3. Sinh trưởng thứ cấp

- Xảy ra chủ yếu ở thực vật 2 lá mầm. Ở thực vật 1 lá mầm cũng có kiểu sinh trưởng thứ cấp đặc biệt.

- Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ làm tăng đường kính (bề dày) của thân và rễ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra.

- Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

⇒ Sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành.

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

a) Các nhân tố bên trong

- Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây.

- Hoocmôn thực vật.

b) Nhân tố bên ngoài

- Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 - 35 độ C.

- Hàm lượng nước: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.

- Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.

- Ôxi: cần thiết cho sinh trưởng của thực vật. Nồng độ ôxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.

- Dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 34

Câu 1: Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

  1. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
  2. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
  3. Diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
  4. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần

Câu 2: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

  1. Do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
  2. Do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
  3. Do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
  4. Do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 3: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

  1. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
  2. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
  3. Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm
  4. Mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm

Câu 4: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

  1. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
  2. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
  3. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
  4. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 5: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?

  1. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
  2. Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
  3. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
  4. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.

Câu 6: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình:

  1. Tăng chiều dài cơ thể
  2. Tăng về chiều ngang cơ thể
  3. Tăng về khối lượng cơ thể
  4. Tăng về khối lượng và kích thước cơ thể

Câu 7: Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng về chiều dài của cơ thể thực vật
  2. Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên
  3. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín
  4. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm

Câu 8: Quan sát mặt cắt ngang thân, sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là

  1. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi
  2. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp
  3. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp
  4. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy

Câu 9: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  1. Cơ thể thực vật ra hoa
  2. Cơ thể thực vật tạo hạt
  3. Cơ thể thực vật tăng kích thước
  4. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

Câu 10: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?

  1. Mô phân sinh bên
  2. Mô phân sinh đỉnh cây
  3. Mô phân sinh lỏng
  4. Mô phân sinh đỉnh rễ

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

C

C

B

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

A

C

A

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 34: Sinh trưởng ở thực vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của quá trình sinh trưởng ở thực vật, sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp..

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 34: Sinh trưởng ở thực vật. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm