Giáo án dạy hè: VĐCB đi trên ghế băng đầu đội túi cát
Giáo án VĐCB đi trên ghế băng đầu đội túi cát thuộc lĩnh vực giáo dục thể chất với mục tiêu giúp trẻ có kỹ năng thăng bằng đi khéo léo trên ghế đầu đội túi cát để phát triển khả năng vận động và sự khéo léo cho trẻ. Giáo án mầm non hữu ích này là tài liệu hữu ích giúp các cô tiết kiệm thời gian soạn giáo án, mời các cô tham khảo.
Giáo án VĐCB đi trên ghế băng đầu đội túi cát
- Tên bài: Đi trên ghế băng đầu đội túi cát
- TC: Đập và bắt bóng
I. Mục tiêu - Yêu cầu
*Kiến thức:
+ Trẻ biết tên bài tập: đi trên ghế băng đầu đội túi cát
+ Trẻ biết cách chơi trò chơi
* Kỹ năng:
+ Trẻ có kỹ năng thăng bằng đi khéo léo trên ghế đầu đội túi cát
+ Trẻ chơi trò chơi đúng luật
* Thái độ:
+ Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ học
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô
+ Nhạc khởi động, nhạc thi đua, nhạc hồi tĩnh
+ Xắc xô, vạch đứng
- Đồ dùng của trẻ
+ Vòng thể dục , bóng
+ Túi cát , ghế băng
III. Cách tiến hành
1.Ổn định tổ chức
- Cô trò chuyện với trẻ về lợi ích của việc tập thể dục:
+ Các con có muốn tập cùng cô để có sức khỏe tốt không?
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
*Khởi động:
Đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân: Mũi chân, gót chân, bàn chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh rồi về hang.
*Trọng động:
- Bài tập phát triển chung :
+ Tay: Hai tay đưa ngang gập sau gáy (4 lần – 8 nhịp)
+ Chân: Đứng tay chống hông, đưa 1 chân ra trước (4 lần – 8 nhịp)
+ Bụng - lườn: Ngồi duỗi chân, tay chống hông quay người sang bên (4 lần – 8 nhịp)
+ Bật: tiến - lùi về phía trước – sau
- VĐCB: Đi trên ghế băng đầu đội túi cát
+ Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện cách nhau 3,5 cm
+ Cô giới thiệu nội dung bài tập: đi trên ghế băng đầu đội túi cát
+ Cô tập mẫu cho trẻ xem.
Lần 1 không phân tích động tác
Lần 2 phân tích:
TTCB : cô đứng trước vạch xuất phát, đầu đội túi cát, 2 tay dang ngang để thăng bằng cơ thể
Thực hiện : Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, cô đi khéo léo trên ghế băng , thăng bằng cơ thể sao cho ko roi túi cát .Khi tới đích cô cầm túi cát cho vào rổ và đi về cuối hàng
+ Cô vừa thực hiện vận động gì?
+ Cô gọi 2 trẻ lên thể hiện cho cả lớp xem.
+ Tổ chức cho cả lớp tập 2-3 lượt, tập theo nhóm
+ Cô sửa sai cho trẻ và khuyến khích trẻ tập chưa tốt.
- Trò chơi: Đập và bắt bóng
Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi
+ Trẻ chơi 2 – 3 lần
* Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh lớp
3. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học và cho trẻ chuyển sang hoạt động ngoài trời
- Bài 35: Truyện ‘Chú dê đen’
- Bài 36: Dạy trẻ đếm đến 6
- Bài 37: In bàn tay tạo hình con vật
- Bài 38: Tìm hiểu về gió
- Bài 39: Dạy hát ‘Sau cơn mưa’
- Bài 40: Vẽ cầu vồng
- Bài 41: Ôn phân biệt hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác
- Bài 42: Thơ ‘Cầu vồng’
- Bài 43: Tìm hiểu về lợi ích của nước
- Bài 44: Ném xa bằng 2 tay
- Bài 45: Truyện Giọt nước tí xíu
- Bài 46: Dạy trẻ đếm đến 7
- Bài 47: Vẽ theo đề tài bé thích
- Bài 48: Tìm hiểu về các trang phục mùa hè
- Bài 49: Dạy hát ‘Mùa hè đến’
- Bài 50: Nặn con ốc sên
- Bài 51: Dạy trẻ so sánh số lượng 2 nhóm trong phạm vi 7
- Bài 52: Thơ ‘Che mưa cho bạn’
- Bài 53: Tìm hiểu về ngày giải phóng Miền Nam 30/4
- Bài 54: VĐCB đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật
- Bài 55: Thơ ‘Mùa hạ tuyệt vời’
- Bài 56: Dạy trẻ đếm đến 8
- Bài 57: Ghép hình tạo thành bức tranh