Giáo án: Khám phá không khí
Giáo án mầm non với chủ đề “Khám phá không khí” được xây dựng nhằm giúp trẻ nhận thức và hiểu biết ban đầu về một phần quan trọng nhưng vô hình trong cuộc sống – không khí. Thông qua các hoạt động khám phá sinh động và gần gũi, trẻ sẽ được tiếp cận với khái niệm không khí hiện diện xung quanh ta, dù mắt thường không nhìn thấy.
Giáo án còn tích hợp các kỹ năng quan sát, đặt câu hỏi, phỏng đoán và diễn đạt, giúp trẻ phát triển tư duy khoa học và khả năng ngôn ngữ.
Chủ đề “Khám phá không khí” không chỉ nuôi dưỡng sự tò mò, ham học hỏi mà còn tạo nền tảng ban đầu cho tư duy logic và khả năng khám phá khoa học ở trẻ trong giai đoạn vàng phát triển.
Giáo án mầm non: Khám phá không khí
I. Mục đích, yêu cầu
- Kiến thức
- Trẻ biết được một số đặc điểm, tính chất của không khí: không khí rất nhẹ; không màu, không mùi, không hình dạng nhất định và không cầm nắm được.
- Trẻ biết được không khí ở xung quanh chúng ta và biết không khí cần cho sự cháy.
- Trẻ biết được vai trò, lợi ích của không khí đối với đời sống con người, con vật và cây cối.
- Kỹ năng
- Trẻ có kĩ năng làm được một số hoạt động thực nghiệm, trải nghiệm và thí nghiệm đơn giản về không khí thông qua các hoạt động.
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, phán đoán và khả năng sử dụng ngôn ngữ để mô tả dặc điểm, tính chất, ích lợi của không khí.
- Thái độ
- Trẻ hào hứng, tích cực hoạt động.
- Trẻ có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành: không vứt rác bừa bãi, chăm sóc và trồng nhiều cây xanh.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm
- Trong lớp học
- Đồ dùng của cô
- Máy tính, tivi, loa.
- Nhạc bài hát “Điều kỳ diệu quanh ta”.
- Túi nilon.
- Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 2 túi nilong(to-nhỏ).
- 6 nến , 3 cốc thủy tinh, bật lửa
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (2- 3 phút) - Cô giới thiệu khách đến dự. - Cô cho trẻ ngồi xúm xít và mở đoạn ghi âm của bạn không khí cho cả lớp nghe: Xin chào các bạn nhỏ lớp 4 tuổi B, các bạn có biết mình là ai không? Mình là không khí vui vẻ, mình đang ở xung quanh các bạn nè; mình có thể vui đùa trên tóc của các bạn, mình đang vuốt nhẹ đôi má hồng xinh xắn của các bạn này. Các bạn có cảm nhận gì không? Đố các bạn biết mình đang ở đâu? Hãy tìm mình nhé các ban! - Các con vừa nghe tiếng của ai đó nhỉ? - Vậy có bạn nào biết gì về không khí không? - Bây giờ chúng ta hãy đi tìm hiểu về không khí nhé! |
- Trẻ vỗ tay chào mừng. - Trẻ lắng nghe đoạn ghi âm của bạn không khí.
- Trẻ quan sát, sờ lên tóc và lên má. - Bạn không khí ạ. - Trẻ trả lời. - Vâng ạ. |
2. Hoạt động 2: Bài mới ( 16- 18 phút) a. Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của không khí. * Chia lớp thành 3 nhóm, cô cho trẻ mang đồ dùng về trải nghiệm và làm thí nghiệm + Nhóm 1: Thí nghiệm bắt không khí bằng túi nilong => không khí không màu, không mùi, không vị + Nhóm 2: Thí nghiệm thả 1 quả bóng chứa nước và 1 quả bóng chứa không khí vào chậu nước => không khí nặng hay nhẹ. + Nhóm 3: Trí nghiệm nhấn chai nước rỗng vào chậu nước => không khí có ở khắp mọi nơi cả trong những vật rỗng - Trẻ về nhóm trải nghiệm và làm thí nghiệm; quan sát, thảo luận và chia sẻ với các bạn trong nhóm. Sau đó, cô mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày. - Nhóm 1: + Con dùng đồ vật gì để bắt không khí? + Các con có nhìn thấy gì trong túi không? Vì sao? + Con ngửi thấy không khí có mùi gì? Vị gì? - Nhóm 2: + Khi cùng thả 2 quả bóng bay có chứa nước và chứa không khí thì điều gì xảy ra? + Vì sao quả bóng bay chứa nước lại chìm, còn bóng bay chứa không khí lại nổi? - Nhóm 3: Khi thả chai nhựa đậy nắp và chai không có nắp vào chậu thì con thấy hiện tượng gì? + Con có biết vì sao chai đậy nắp lại nổi không? => Cô khái quát lại: Không khí ở khắp mọi nơi; không khí rất nhẹ, không có màu, không mùi, không vị không có hình dạng nhất định nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không thể cầm, nắm được. b. Ích lợi của không khí. - Cô cho trẻ thử ngậm miệng và bịt mũi vào xem như thế nào? - Vì sao không bịt mũi được lâu? (Vì khi bịt mũi không khí không vào được trong mũi và khiến ta không thở được) - Các con thử hít thở vào 1 hơi thật mạnh và sâu bằng mũi và sau đó thở ra các con cảm thấy thế nào? Vì sao? => Như vậy không khí rất cần cho sự sống, nếu không có không khí con người và con vật không thể thở được. - Thí nghiệm: Không khí cần cho sự cháy + Cô bật lửa châm 2 cây nến sau đó hỏi trẻ làm cách nào để nến tắt? + Cô úp cốc thủy tinh vào 1 cây nến đang cháy. Hỏi trẻ hiện tượng gì xảy ra?
+ Vì sao nến úp cốc bị tắt? Nến bên kia lại không bị tắt? + Ngọn nến bên này được tiếp xúc với không khí nên vẫn cháy, còn ngọn nến này bị bịt kín không có không khí nên bị tắt. Vậy không khí rất cần cho sự cháy. * Mở rộng: Không khí rất cần đối với sự cháy và đối với sự sống của con người, con vật, cây cối. Ngoài ra, khi có không khí thì một số đồ dùng như: bánh xe, phao bơi, quả bóng, nhà hơi… mới có thể hoạt động được. - Không khí rất quan trọng. Vậy các con phải làm gì để giữ bầu không khí trong lành? => Giáo dục trẻ các hành động giữ gìn bầu không khí trong lành. |
- Trẻ về 3 nhóm và chọn đồ dùng để trải nghiệm và làm thí nghiệm - Nhóm 1 chọn túi nilon về nhóm và tiến hành bắt không khí bằng túi, trải nghiệm nếm và ngửi không khí. - Nhóm 2: thả bóng bay chứa nước và không khí vào chậu, nhấn xuống đáy chậu, quan sát, thảo luận về kết quả thí nghiệm. - Nhóm 3: thả chai nhựa đậy nắp và không có nắp vào chậu, nhấn xuống đáy chậu và quan sát, thảo luận về kết quả xảy ra. - Trẻ về nhóm trải nghiệm và làm thí nghiệm; quan sát, thảo luận và chia sẻ với các bạn trong nhóm. - Túi nilon ạ.
- Không ạ. Vì không khí không có màu - Không có hình dạng. - Con thấy không có mùi gì ạ. - Không có vị gì ạ. - Bóng bay chứ nước thì chìm xuống đáy chậu, còn bóng bay chứa không khí thì nổi trên mặt chậu ạ. - Vì bóng bay chứa nước nặng hơn bóng bay chứa không khí. - Chai nhựa đậy nắp thì nổi, chai nhựa không đậy nắp thì nước vào, bọt sủi lên và có tiếng kêu ục… ục… - Vì chai đậy nắp có không khí bên trong, nhẹ nên nổi còn chai không đậy nắp thì nước vào trong chai nặng hơn và chìm dần xuống. - Trẻ chú ý lắng nghe cô khái quát. - Trẻ ngậm miệng và bịt mũi. - Con thấy khó chịu ạ. - Vì không hít được không khí. - Trẻ lắng nghe cô giải thích. - Trẻ hít thở thật sâu. - Cảm thấy dễ chịu vì có không khí vào cơ thể. - Trẻ nghe cô khái quát. - Trẻ trả lời: + Thổi nến + Lấy quyển sách quạt cho nến tắt.,, - Trẻ quan sát cô thực hiện. - Nến bị úp cốc thì tắt, còn nến không bị úp cốc thì vẫn cháy. - 2-3 trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe cô giải thích hiện tượng nến bị tắt khi úp cốc. - Trẻ lắng nghe cô khái quát và quan sát hình ảnh mở rộng. - Trẻ trả lời: không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh… - Lắng nghe cô giáo dục. |
3. Hoạt động 3: Củng cố (5- 7 phút) * Trò chơi 1: “Hãy chọn đúng” - Cách chơi: Chia lớp 3 đội ngồi thành vòng tròn. Mỗi đội có 2 bông hoa có số 1- 2 tương ứng với đáp án của mỗi câu hỏi. Cô đọc các câu hỏi về không khí. Trẻ suy nghĩ trong 5 giây và chọn đáp án 1 hoặc 2 giơ lên. - Luật chơi: Mỗi câu hỏi có 5 giây suy nghĩ; đội nào giơ trước là phạm luật. Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi hơn đội đó sẽ chiến thắng. - Cô bao quát quá trình chơi của trẻ, kiểm tra kết quả của 3 đội. Tuyên dương khen ngợi trẻ. * Trò chơi 2: “Bắt không khí” - Cách chơi: Cô cho trẻ lấy túi nilon to, vừa đi vòng tròn vừa đọc bài “Không khí” và mở rộng miệng túi để bắt không khí xem bạn nào bắt được nhiều không khí hơn. * Hỏi tên giờ hoạt động? Nhận xét, tuyên dương, động viên trẻ. |
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi.
- Chú ý lắng nghe cô phổ biến luật chơi. - Trẻ chơi. - Trẻ cầm túi nilon đi thành vòng tròn vừa đi vừa đọc bài “Không khí”và mở rộng miệng túi xem ai bắt được nhiều không khí hơn. - Trẻ trả lời. |
4. Hoạt động 4: Kết thúc (2 phút) - Cô cho trẻ hát bài bài “Điều kỳ diệu quanh ta” và chuyển hoạt động. |
- Trẻ hát và chuyển hoạt động. |
- Bài 78: Hoạt động vệ sinh "Rửa mặt"
- Bài 79: In các loại hoa
- Bài 80: Trò chuyện với trẻ về trường mầm non
- Bài 81: Cắt, dán các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc
- Bài 82: Dạy trẻ kỹ năng khi đi siêu thị
- Bài 83: Xé dán thuyền trên biển
- Bài 84: Truyện 'Hai chú Thỏ ham chơi'
- Bài 85: Thơ 'Con đường của bé'
- Bài 86: Truyện ‘Nàng tiên bóng đêm’
- Bài 87: Ba chú lợn con
- Bài 88: Xé, dán con vịt
- Bài 89: Nặn một số loại quả
- Bài 90: Nặn cây ăn quả
- Bài 91: Sự kì diệu của ánh sáng nhân tạo
- Bài 92: Khám phá hạt gạo- hạt cơm
- Bài 93: Trang trí vỏ chai thuỷ tinh
- Bài 94: Đồng dao “Thằng Bờm”