Giáo án: Khám phá mưa
Giáo án mầm non chủ đề “Khám phá mưa” đưa trẻ bước vào thế giới kỳ diệu của tự nhiên, nơi các bé sẽ tìm hiểu hiện tượng mưa một cách gần gũi và sinh động. Thông qua các hoạt động quan sát, thí nghiệm đơn giản, kể chuyện và trò chơi vận động, giáo án giúp trẻ hiểu được mưa từ đâu đến, lợi ích của mưa, cũng như cách con người và thiên nhiên phản ứng với hiện tượng này.
Đây là một bài học tích hợp nhiều lĩnh vực: khoa học, ngôn ngữ, cảm xúc và kỹ năng sống, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, đưa ra giả thuyết và rút ra kết luận – những năng lực nền tảng trong tư duy khoa học.
Giáo án mầm non: Khám phá mưa
I. Mục đích - yêu cầu
- Kiến THức
* Cung cấp KT
- Trẻ nhận biết được một số hiện tượng tự nhiên như: Gió mây, mưa nhỏ, mua to, sấm, chớp, sét…
- Trẻ biết được quá trình tạo thành mưa thông qua quan sát thí nghiệm sự bốc hơi của nước.
-Trẻ biết được ích lợi và tác hại của mưa.
* Củng cố KT: Củng cố cho trẻ về các hiện tượng của thời tiết.
- Kỹ năng:
* Củng cố kĩ năng
- Phát triển khả năng quan sát, phán đoán, suy luận của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ: trẻ trả lời rõ ràng đủ câu để diễn đạt về hiện tượng tự nhiên.
- Sắp xếp đúng quá trình vòng tuần hoàn của mưa.
3.Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe: Không chơi ngoài trời mưa, nếu cần ra ngoài thì phải mặc áo mưa…
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu, đoạn phim về hình ảnh trời mưa, gió, sấm và một đoạn phim về quá trình tạo mưa.
- Đồ dùng thí nghiệm: 6 bát thủy tinh, 6 tấm kính, 3 chai nước lạnh, 1 phích nước đun nóng, 3 khăn mặt, 3 đĩa, bảng ghi kết quả thí nghiệm.
- Bài hát, bài đồng dao.
- Sáu vòng thể dục.
-Hai bảng từ.
- Hai bộ tranh về vòng tuần hoàn của nước.
- Chỗ ngồi hợp lý, thuận tiện cho trẻ.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1: Gây hứng thú (2 phút): Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Mưa to, mưa nhỏ”. -Khi chơi trò chơi song các con cảm thấy như thế nào? -Ai giỏi kể cho cô và các bạn nghe cảnh trời mưa các con đã được chứng kiến? - Các bạn nêu ra những cảnh trời mưa mà các bạn đã chứng kiến. Bây giờ các con cùng quan sát xem một đoạn phim về mưa xem ý kiến các ban có đúng không. + Cảnh mây đen kéo đến + Gió thổi + Sấm chớp + cảnh mưa. Hoạt động 2:Bài mới Khám phá “Vì sao có mưa”(22-24 phút) a. Khám phá quá trình tạo mưa(Thí nghiệm sự bốc hơi nước của nước và quá trình tạo thành mưa) - Để biết vì sao có mưa, cô và các con cùng làm thí nghiệm này nhé! -Cô chia lớp làm 3 nhóm. + Cô giới thiệu đồ dùng cho mỗi nhóm: Cô có hai chiếc bát thủy tinh tạo viền xanh, viền đỏ và hai tấm kính, một đĩa đựng khăn mặt, một tấm bảng kê ghi kết quả. *Thí nghiệm 1: Với nước nguội -Cô cho trẻ rót nước nguội ra bát có viền mầu xanh (cô cho trẻ sờ tay vào bát nước nguội) các con thấy thế nào? ( cô hỏi 5- 6 trẻ) - Cho trẻ đậy tấm kính lên, các con cùng quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra? àKết luận thí nghiệm 1: Khi rót nước nguội ra bát có viền mầu xanh ta thấy không có hiện tượng gì xẩy ra. Tấm kính vẫn như lúc ban đầu. Cô ghi kết quả lên bảng. *Thí nghiệm 2: Nước đun nóng (Chú ý: Cho trẻ ngồi xa và không được sờ tay vào bát nước thí nghiệm). - Ở bát thứ hai cô đổ nước đã được đun nóng vào từng bát có viền mầu đỏ sau đó cô đậy tấm kính lên.Các con quan sát xem hiện tượng gì xảy ra? - Cô cho trẻ quan sát, kết hợp hỏi trẻ, giúp trẻ phát hiện sự thay đổi của nước khi được đun nóng. Đặc biệt giai đoạn nước bốc hơi và ngưng tụ thành các giọt nước. - Cô mở tấm kính ra và hỏi trẻ: các con thấy có gì bay lên? - Phía dưới tấm kính bây giờ thế náo?có gì khác trước? Kết luận thí nghiệm 2: Do hơi nước nóng bay lên và ngưng tụ thành các giọt nước bám vào tấm kính. Cô ghi kết quả thí nghiệm lên bảng. - Các con thấy các giọt nước này giống cái gì? -Để hiểu rõ trong thiên nhiên mưa được hình thành như thế nào, các con về chỗ ngồi và xem hình ảnh về câu truyện cô mây nhe. - Cô dẫn dắt hình ảnh truyện cô mây tóm tắt - Các vừa xem phim ai nói cho cô và các bạn biết quá trình tạo mưa như thế nảo? - Các con đã hiểu được tại sao trời có mưa chưa? *Cô kết luận: 1. Nước ở ao hồ được mặt trời chiếu sáng. 2. Nước nóng bốc hơi lên cao gặp không khí lạnh tạo thành những đám mây. 3. Các đám mây ngày càng nhiều. 4. Mây nặng sà xuống thấp gặp không khí nóng tan dần ra thành nước rơi xuống gọi là mưa -Giáo dục trẻ: không chơi dưới mưa, đi ngoài trời mưa phải đội mũ nón, mặc áo mưa, khi có sấm sét phải vào trong nhà không đứng dưới gốc cây to *Ích lợi và tác hại của mưa: - Mưa có ích lợi gì? - Cô khái quát lại: Đúng rồi mưa là một hiện tượng tự nhiên rất quan trọng đối với đời sống con người. Mưa làm cây tươi tốt.Thời tiết mát mẻ, con người sảng khoái.Mưa tạo thành dòng chảy như sông ngòi, ao hồ, giúp cho con người và mọi vật có nước ăn uống và sinh hoạt…( Chiếu hình ảnh minh họa) - Mưa nhiều quá thì sẽ như thế nào nhỉ? - Nếu trời không mưa nhiều ngày thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?. *Giáo dục trẻ: Mưa rất cần thiết với con người, động vật, cây trông. Nếu thiếu nước cây trồng không phát triển được, con vật không có nước để uống, con người không có nước ăn uốn và sinh hoạt, vậy khi sử dụng nước các con phải sử dụng nước như thế nào? Củng cố *Trò chơi : Thi xem đội nào nhanh Cô chuẩn bị 2 bộ tranh.Mỗi bộ 4 bức +Bức 1:Ao,hồ có nước +Bức 2:Mặt trời chiếu xuống ao, hồ làm nước bốc hơi +Bức 3:Phía trên ao hồ có các đám mây +Bức 4:Mưa Cô chia trẻ thành 2 đội tham gia chơi, thời gian được tính là một bản nhạc, trẻ ở các đội lần lượt bật liên tục qua 3 chiếc vòng lên lấy tranh ghép thứ tự thành vòng tuần hoàn của nước, khi bản nhạc kết thúc đội nào ghép tranh đúng theo thứ tự vòng tuần hoàn của nước xong trước.Đội đó thắng cuộc - Kết thúc trò chơi cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả 2 nhóm chơi. Hoạt động 3:Kết thúc (1 phút) -Cho trẻ đọc bài đồng dao: “Cầu trời mưa xuống” ra ngoài.
|
-Trẻ làm động tác trò chơi “Mưa to, mưa nhỏ” -Rất vui a! -Trẻ nói về cảnh mưa theo hiểu biết của trẻ.
-Trẻ về chỗ làm thí nghiệm
-Thấy mát
- Trẻ trẻ lời: Không có hiện tượng gì
-Trẻ trả lời: hơi nước bay lên -Trẻ trả lời: có nhiều giọt nước bám vào tấm kính
-Trẻ trả lời: giống hạt mưa
- Trẻ xem hình ảnh
-Trẻ nói theo sự hiểu biết của trẻ.
- Trẻ trả lời theo sự nhận biết
- Lũ lụt, - Hạn hán
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
-Trẻ nghe cô hướng dẫn -Hai đội tham gia chơi
- Trẻ cùng cô kiểm tra kết quả
-Trẻ đọc bài đồng dao “Cầu trời mưa xuống” ra ngoài |