Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2020 - 2021 - Đề 5
Đề thi Văn 7 học kì 1 năm 2020 có đáp án - Đề 5 là đề thi mới nhất nằm trong bộ đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 do VnDoc đăng tải. Đề kiểm tra Văn 7 học kì 1 được biên soạn sát với đề thi thực, giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.
Bộ Đề thi học kì 1 lớp 7 được giới thiệu trên VnDoc với đầy đủ các môn cho các em tham khảo và ôn luyện. Đây là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Chúc các em học tốt.
Đề thi Văn 7 học kì 1 năm 2020 có đáp án
Đề thi học kì 1 Văn 7 năm 2020
Trắc nghiệm: (Khoanh tròn vào đáp án đúng)
Câu 1: Nội dung câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê là gì?
A. Nói về cuộc chia tay giữa hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ
B. Cuộc chia tay đầy đau đớn, cảm động của hai em bé Thành và Thủy
C. Cuộc chia tay của cha mẹ khiến hai anh em Thành Thủy phải chia tay nhau
D. Cả ba đáp án trên
Câu 2. Qua Đèo Ngang là tác phẩm viết theo thể thơ gì?
A. Song thất lục bát
B. Lục bát
C. Ngũ ngôn
D. Thất ngôn bát cú
Câu 3: Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương giống với bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch ở điểm nào?
A. Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu quê hương tha thiết
B. Hai bài thơ đều được làm khi các nhà thơ đều đã cao tuổi
C. Hai nhà thơ đều bằng tuổi nhau và đều xa quê
D. Hai bài thơ đều nói về ánh trăng
Câu 4: Trong những từ sau đây, từ nào là từ láy toàn bộ?
A. mạnh mẽ
B. mong manh
C. ấm áp
D. thăm thẳm
Câu 5: Từ đồng nghĩa là từ như thế nào?
A. Có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
B. Có cách đọc giống nhau hoặc gần giống nhau.
C. Có ý nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn.
D. Có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
Câu 6: Cách dùng điệp ngữ trong đoạn thơ sau có tác dụng gì?
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy/ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu/ Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Chinh phụ ngâm khúc)
A. Tạo nhạc điệu cho câu thơ
B. Gây cảm xúc mạnh
C. Tô đậm nỗi sầu, nỗi cô đơn vô vọng của người vơ trẻ
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7: Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 8: Yếu tố tự sự, miêu tả dùng trong văn biểu cảm phải tuân theo nguyên tắc nào?
A. Tự sự và miêu tả cần kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau
B. Tự sự và miêu tả chỉ nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối
C. Tự sự nhằm mục đích kể chuyện nên cần kể thật đầy đủ
D. Miêu tả phải thật chi tiết và cụ thể, tỉ mỉ
Câu 9: Cách tả cảnh của bốn bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước có gì chung?
A. Tả rất chi tiết những hình ảnh thiên nhiên
B. Chỉ tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất
C. Chỉ liệt kê tên địa danh chứ không miêu tả
D. Gợi nhiều hơn tả
Câu 10: Bài “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Ngũ ngôn
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Song thất lục bát
Câu 11: Trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” tác giả đã từng nhắc đến Sài Gòn là một đô thị hiền hoà nhưng lại hiếm hoi dần chim chóc. Theo em, để Sài Gòn trở thành một nơi “Đất lành chim đậu” cần phải có những biện pháp gì?
A. Chấp hành tốt luật bảo vệ thiên nhiên (Cấm săn bắt động vật từ thiên nhiên)
B. Có thể bắt giết các loài chim và dơi của thành phố.
C. Không cần bảo vệ thiên nhiên
D. Cả B và C đều đúng
Câu 12: Câu cuối bài “Rằm tháng giêng” gợi nhớ đến câu thơ cuối trong bài thơ nào sau đây?
A. Phong Kiều dạ bạc
B. Hồi hương ngẫu thư
C. Tĩnh dạ tứ
D. Vọng Lư sơn bộc bố
II/ Tự luận:
Câu 13: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 dòng) nêu cảm nhận của em về hình ảnh nhân vật “ta” trong bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi.
Câu 14: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
Đáp án đề thi Ngữ văn 7 học kì 1 năm 2020
I. Trắc nghiệm (3 điểm) – Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đ/A | b | d | A | d | a | D | c | b | d | c | a | a |
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 13 (2 điểm). Học sinh nêu được cảm nhận của mình về nhân vật “ta” trong bài thơ “Bài ca Côn Sơn” dựa trên các ý sau:
- Hình ảnh một con người giao hoà - hoà hợp trọn vẹn với thiên nhiên, tìm thấy trong thiên nhiên sự thanh thản cho tâm hồn mình….
- Từ đó, ta nhận ra nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.
Câu 14 (5 điểm)
Yêu cầu:
+ Xác định đúng thể loại: Biểu cảm về tác phẩm văn học
+ Cảm xúc phải chân thật, sâu sắc
+ Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả
Dàn bài:
a) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
b) Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên
Cảm xúc 1: Yêu thích thiên nhiên -> Suy nghĩ 1: Cảnh đêm trăng được diễn tả sinh động qua các từ ngữ gợi tả …
Cảm xúc 2: Cảm phục sự hi sinh cao cả của Bác -> Suy nghĩ 2: Hiểu được Bác luôn lo nghĩ cho đất nước, cho nhân dân …
c) Kết bài: ấn tượng chung về tác phẩm “Rằm tháng giêng”
Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2020 - 2021 - Đề 5. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.