Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 11 bài 28: Điện sinh học

Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 28: Điện sinh học được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 28

I/ Khái niệm điện thế nghỉ

- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương.

II/ Cơ chế hình thành điện thế nghỉ

- Điện thế nghỉ chủ yếu được hình thành do 3 yếu tố sau:

+ Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào.

+ Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.

+ Bơm Na – K.

1/ Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào

- Nồng độ ion K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào → K+ có xu hướng di chuyển ra ngoài tế bào.

- Nồng độ ion Na+ bên trong tế bào thấp hơn bên ngoài tế bào → Na+ có xu hướng di chuyển vào trong tế bào.

2/ Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.

- Cổng K+ mở cho các K+ đi ra và giữ lại các anion (-) lại bên trong màng, tạo lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

- K+ tạo lớp tích điện dương ngoài màng tế bào.

3/ Bơm Na - K

- Chuyển K+ từ ngoài vào trong tế bào, làm cho K+ trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài.

- Chuyển Na+ từ trong tế bào ra ngoài, làm cho Na+ ngoài tế bào cao hơn trong tế bào.

⇒ Bơm Na – K có bản chất là prôtêin nằm trên màng tế bào. Có vai trò vận chuyển Kali từ bên ngoài trả vào bên trong làm cho nồng độ Kali bên trong luôn cao hơn bên ngoài giúp duy trì điện thế nghỉ.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 28

Câu 1: Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do các yếu tố nào?

  1. Sự phân bố ion đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.
  2. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với ion.
  3. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.
  4. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.

Câu 2: Vì sao K+ có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng tế bào?

  1. Do cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao.
  2. Do K+ có kích thước nhỏ.
  3. Do K+ mang điện tích dương.
  4. Do K+ bị lực đẩy cùng dấu của Na+.

Câu 3: Vì sao trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế dương?

  1. Do Na+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng.
  2. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng.
  3. Do K+mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo cho ở phía mặt trong của màng mang điện tích âm.
  4. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn ở phía mặt trong của màng.

Câu 4: Điện thế nghỉ là

  1. Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
  2. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm.
  3. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
  4. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

Câu 5: Ý nào sau đây không đúng khi nói về điện thế hoạt động?

  1. Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
  2. Khi bị kích thích, cổng Na+ mở ra nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây ra mất phân cực và đảo cực.
  3. Cổng K+ mở rộng, cổng Na+ đóng lại, K+ đi qua màng ra ngoài tế bào dẫn đến tái phân cực.
  4. Khi bị kích thích và tế bào thần kinh hưng phấn gây ra đảo cực và tái phân cực.

Câu 6: Người ta dùng vi điện kế để đo điện thế nghỉ. Cách đo nào sau đây là chính xác?

  1. Cắm 2 điện cực của vi điện kế vào 2 vị trí khác nhau ở bên ngoài màng tế bào.
  2. Cắm hai điện cực của vi điện kế vào hai vị trí khác nhau ở bên trong màng tế bào
  3. Cắm 1 điện cực của vi điện kế ở bên trong màng tế bào, còn điện cực còn lại ở bên ngoài màng tế bào
  4. Cắm 2 điện cực của vi điện kế vào 2 vị trí khác nhau ở bên ngoài màng tế bào, sau một thời gian chuyển cả 2 điện cực vào bên trong màng, hoặc ngược lại

Câu 7: Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do sự phân bố ion

  1. Đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
  2. Không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với ion
  3. Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
  4. Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion

Câu 8: Khi nói về trạng thái của các kênh ion trên màng tế bào noron ở trạng thái nghỉ, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Cổng K+ hé mở, trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm,
  2. Cổng k+ hé mở, trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương
  3. Cổng Na+ hé mở, trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm
  4. Cổng Na+ hé mở, trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

A

B

C

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

B

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 28: Điện sinh học các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của điện thế nghỉ, quy trình hoạt động của điện thế nghỉ...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 28: Điện sinh học. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm