Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 22

Giáo án môn Vật lý 9

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 22: Từ phổ - Đường sức từ bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Biết dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của nam châm.
  • Biết vẽ và xác định chiều của đường sức từ ở bên ngoài của nam châm đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của nam châm.

2. Kỹ năng:

  • Biết làm thí nghiệm tạo ra từ phổ của nam châm.
  • Nhận biết được các cực của nam châm khi biết chiều đường sức từ và ngược lại: xác định được chiều đường sức từ khi biết các cực của nam châm.

3. Thái độ: Cẩn thận, khéo léo trong thao tác thí nghiệm.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:

  • 1 nam châm thẳng, 1 nam châm chữ U.
  • 1 tấm nhựa trong, 1 ít mạt sắt; 6 nam châm nhỏ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới Bút dạ.

III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Lực từ là gì? Nêu cách nhận biết từ trường?

3, Bài mới:

Trợ giúp của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Nghiên cứu về từ phổ.

ĐVĐ: Làm thế nào để hình dung ra từ trường và nghiên cứu tính chất của nó một cách thuận lợi?

? Yêu cầu HS tìm hiểu thí nghiệm mục 1

? Nêu dụng cụ thí nghiệm

? Cách tiến hành thí nghiệm

yêu cầu HS hoạt động nhóm làm TN (3’)

Lưu ý: mạt sắt dàn đều trước khi đặt NC, không để mạt sắt quá dầy,

? Từ thí nghiệm hãy so sánh sự sắp xếp của các mạt sắt so với lúc ban đầu chưa đặt nên nam châm.

? Nhận xét về mật độ các đường mạt sắt khi ở gần và ở xa nam châm?

I. Từ phổ

1. Thí nghiệm.

- Tìm hiểu dụng cụ TN ở mục 1/ SGK.

- Nêu các thao tác khi tiến hành TN

* Hoạt động nhóm: (3 phút)

Tiến hành TN theo các bước

HS: Các mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm.

NX: Càng gần nam châm, các đường mạt sắt càng dày, càng xa nam châm, các đường mạt sắt càng thưa.

2. Kết luận: SGK / T63.

Hoạt động 2: Vẽ và xác định chiều đường sức từ

- Yêu cầu HS đọc phần 1/ SGK.

? Các công việc cần làm là gì?

Lưu ý HS: quan sát kỹ, chọn 1 đường mạt sắt, tô bút liền nét tạo thành đường cong đều

- Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm (4 phút). Các đường vừa vẽ được biểu diễn đường sức của từ trường. Được gọi là các đường sức từ.

? Nhận xét về sự sắp xếp của các kim nam châm trên một đường sức từ?

GV. chiều quy ước của đường sức từ:

? Hãy dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ vừa vẽ.

? Dựa vào hình vẽ trả lời C3

GV: (thông báo) quy ước vẽ độ mau thưa của các đường sức từ biểu thị cho độ mạnh yếu của từ trường tại mỗi điểm.

? Các đường sức từ có quan hệ gì với từ trường?

GV chốt: Kết luận.

II. Đường sức từ

- Nghiên cứu SGK.

* Hoạt động nhóm:

Thực hiện lần lượt theo yêu cầu 2 bước trên.

C2: trên mỗi đường sức từ kim nam châm định hướng theo 1 chiều xác định

Qui ước: chiều đường sức từ:

"Ra bắc -vào nam"

2. Kết luận:

Đọc kết luận

Đánh giá bài viết
1 172
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 9

    Xem thêm