Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 24

Giáo án môn Vật lý 9

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 24: Sự nhiễm từ của sắt thép - Nam châm điện bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt và thép.
  • Giải thích được tại sao người ta lại dùng lõi sắt non làm nam châm điện.
  • Nêu được 2 cách làm tăng lực từ tính của nam châm điện tác dụng lên một vật.

2. Kỹ năng:

  • Biết mắc mạch và bố trí thí nghiệm theo sơ đồ.
  • Biết sử dụng thành thạo biến trở và các dụng cụ đo điện.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ khi làm thí nghiệm.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

* Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 ống dây; 1 la bàn; 1 giá đỡ, 1 lõi sắt non, 5 đoạn dây nối, đinh (ghim) sắt nhỏ. 1 biến trở, 1 nguồn điện; 1 am pe kế; 1 khoá K.

2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.

III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Phát biểu qui tắc nắm tay phải?

Làm bài tập 24.1/ SBT

3. Bài mới:

Trợ giúp của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Nhớ lại kiến thức đã học về nam châm điện

? Tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện ntn

? Trong thực tế, NC điện được dùng để làm gì

Tại sao 1 cuộn dây có dòng điện chạy qua quấn quanh 1 lõi sắt non lại tạo thành NC điện? NC điện có lợi gì so với nam châm vĩnh cửu -> bài mới

HS: Dòng điện gây ra lực từ TD lên kim NC đặt gần nó. Ta nói dòng điện có TD từ.

HS: Mô tả lại cấu tạo và tác dụng của nam châm điện.

- Nêu 1 số ứng dụng của NC: dùng làm 1 bộ phận của cần cẩu điện, rơ le điện từ….

Hoạt động 2: Làm thí nghiệm sự nhiễm từ của sắt và thép

- Yêu cầu HS quan sát H25.1/ SGK.

? Mục đích thí nghiệm?

? Nêu dụng cụ cách tiến hành t.nghiệm?

- Yêu cầu HS làm TN theo nhóm (4’)

? Nhận xét về góc lệch của nam châm khi ống dây không có lõi sắt non và có lõi sắt non?

GV chốt: Lõi sắt non làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.

- Yêu cầu HS quan sát H25.2/ SGK.

? Nêu dụng cụ thí nghiệm?

? Mục đích thí nghiệm?

? Trong thí nghiệm này cần quan sát hiện tượng gì?

Y/cầu các nhóm làm TN (5), trả lời C1.

T. báo về sự nhiễm từ của sắt và thép.

Dùng sắt non để chế tạo nam châm điện.Thép dùng để chế tạo nc vĩnh cửu.

I. Sự nhiễm từ của sắt và thép.

1. Thí nghiệm.

- Quan sát hình 25.1/ SGK.

MĐ .n. cứu sự nhiễm từ của sắt và thép.

HS: Nêu d.cụ TN các bước tiến hành

* Làm TN theo nhóm:

- Quan sát và so sánh góc lệch của nam châm khi ống dây trong 2 t.hợp

Nhận xét: Khi ống dây có lõi sắt non, nam châm lệch nhiều hơn.

- Quan sát H 25.2/ SGK.

MĐ: Quan sát và so sánh sự nhiễm từ của sắt và thép.

Trả lời .

* Các nhóm tiến hành thí nghiệm. (5).

- Quan sát hiện tượng xảy ra.

- Trả lời C1: Khi ngắt dòng điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính.

- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ xung.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 9

    Xem thêm