Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 56
Giáo án môn Vật lý 9
Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 56: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
- Nêu được ví dụ về sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu
- Giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng trong thực tế.
2. Kĩ năng: Kĩ năng thiết kế thí nghiệm để tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
3. Thái độ: say mê nghiên cứu hiện tượng ánh sáng được ứng dụng trong thực tế
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Phát triển năng lực tư duy, năng lực hoạt động nhóm.
II- Đồ dùng.
1- Giáo viên: - Phiếu học tập cho mỗi nhóm.
Câu 1: Trong bốn nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ánh sáng trắng? A. Bóng đèn pin đang sáng. C. Một đèn LED. B. Bóng đèn ống thông dụng. D. Một ngôi sao. Câu 2: Các tấm lọc màu có tác dụng gì? A. Cho ánh sáng cùng màu của tấm lọc truyền qua. B. Trộn màu ánh sáng truyền qua. C. Giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua. D. Phát ra ánh sáng màu cùng màu tấm lọc. Câu 3: Hãy kể tên hai nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng? ............................................................................................................................................................ Câu 4: Ánh sáng đỏ đèn phanh xe máy được tạo ra như thế nào? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... |
- Một số slide câu hỏi thảo luận thay cho bảng phụ
- Máy tính, máy chiếu và một số hình ảnh trực quan.
III. Phương pháp. Nêu và giải quyết vấn đề, mô hình, vấn đáp, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Khởi động: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập
Hoạt động của HS | Trợ giúp của GV |
- 1 HS trả lời câu hỏi: - HS khác nhận xét. - Trả lời câu hỏi theo hiểu biết cá nhân. | - Đặt câu hỏi. (?) Nguồn sáng là gì? Lấy ví dụ về nguồn sáng? - Đặt câu hỏi tình huống. (?)Đèn phanh xe máy có màu đỏ, còn đèn báo rẽ lại có màu vàng, theo em làm thế nào để tạo ra hai màu khác nhau đó? |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nguồn phát ánh sáng trắng và các
nguồn phát ánh sáng màu.
Hoạt động của HS | Trợ giúp của GV |
- Tìm hiểu thông tin trong SGK và quan sát thí nghiệm. - Trả lời câu hỏi: (?)Kể tên hai nguồn sáng trắng và hai nguồn sáng màu? (?) Lấy thêm ví dụ nguồn sáng trắng và nguồn sáng màu? - Thống nhất câu trả lời và ghi vở. - Trả lời câu hỏi của GV. -HS: Không nên dùng ánh sáng màu cho học tập và lao động vì chúng có hại cho mắt. | - Nêu yêu cầu và chiếu hình ảnh thí nghiệm minh họa nguồn sáng trắng và nguồn sáng màu. - Đặt câu hỏi. - Có thể hỏi thêm để khắc sâu kiến thức: (?) Tờ giấy màu trắng có phải là nguồn sáng trắng không? Vì sao? GV chốt kiến thức: - Ánh sáng trắng do mặt trời và các đèn dây tóc nóng sáng phát ra ánh sáng đều là ánh sáng trắng. -Có một số nguồn phát ra trực tiếp ánh sáng màu. Ví dụ: các đèn led, bút laze... Khi học bài và làm việc có nên dùng ánh sáng màu không? Vì sao? |
Hoạt động 2: Nghiên cứu cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
Hoạt động của HS | Trợ giúp của GV |
B1: - Quan sát hình 52.1 (SGK-T137) và dự đoán câu trả lời. B2: - Chuẩn bị dụng cụ và tiến hành thí nghiệm hình 52.1 (SGK-T137), ghi lại kết quả vào vở. B3: - Dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời câu C1: - Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ được ánh sáng màu đỏ. - Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ được ánh sáng đỏ. - Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc xanh không được ánh sáng đỏ (hay xanh) mà ta thấy tối. - Thảo luận kết quả và rút ra kết luận. - Thảo luận trả lời câu C2. B4: C2:- Đối với chùm sáng trắng có thể có 2 giả thuyết mà ta không thể biết đó là giả thuyết nào đúng, nếu không làm thêm TNo đó là: + Chùm a/s sáng trắng dễ bị nhuộm màu bởi các tấm lọc màu. + trong chùm sáng trắng có ánh sáng đỏ. Tấm lọc đỏ cho a/s đỏ đi qua. - Tấm lọc màu đỏ không hếp thụ a/s đỏ nên chùm a/s đỏ đi qua được tấm lọc đỏ. - Tấm lọc xanh hấp thụ mạnh a/s máu khác không phải là a/s màu xanh, nên a/s đỏ khó đi qua tấm lọc xanh và ta thấy tối. | - Đặt câu hỏi nêu vấn đề ở phần mở bài. - Yêu cầu HS nêu dự đoán. -Đề nghị quan sát hình 52.1 (SGK-T137) và nêu cách tiến hành TN. - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm. - Yêu cầu HS trả lời câu C1. - Chiếu các thí nghiệm tương tự. - Yêu cầu HS so sánh các kết quả thí nghiệm, rút ra kết luận. GV chốt kiến thức như SGK: - Yêu cầu HS trả lời câu C2. GỢI Ý: (?) Tấm lọc mầu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua thì có hấp thụ ánh sáng đỏ không? (?) Nếu thay bằng tấm lọc màu khác thì nó có cho ánh sáng đỏ đi qua? |