Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 26

Giáo án môn Vật lý 9

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 26: Lực điện từ bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Phát biểu được qui tắc bàn tay trái về chiều của lực từ TD lên dây dẫn thẳng có dòng điện đặt trong từ trường đều.

2. Kỹ năng: Biết làm TN chứng tỏ từ trường tác dụng lực điện từ lên đoạn dây dẫn AB đặt trong từ trường.

3. Năng lực:

  • K3: Sử dụng được các kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp...) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
  • P7: Đề xuất được giả thuyết, suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được
  • P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét
  • X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm...)
  • X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí

4. Thái độ: Cẩn thận, quan sát tỉ mỉ. Có tinh thần hoạt động nhóm tốt.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu

* Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 bộ thí nghiệm lực điện từ (1 nguồn điện, 1 nam châm chữ U, 1 thanh đồng có đế, 1 biến trở, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối.).

2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Mô tả lại thí nghiệm Ơ-xtét? Từ thí nghiệm đó có thể rút ra kết luận gì?

3. Bài mới:

Trợ giúp của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Thí nghiệm về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện.

K4, P7, P8, X5, X8

? Yêu cầu HS đọc TN mục 1/ SGK (T 73).

- Yêu cầu HS quan sát hình 27.1a.

? Nêu các dụng cụ cần thiết

? Cách tiến hành thí nghiệm như thế nào?

? Mục đích của TN

GV: Giới thiệu bộ dụng cụ TN (khác so với SGK), dụng TN cụ TN này gọn, nhẹ nhưng vẫn đảm bảo 2 dụng cụ chính là dây dẫn có d.điện đặt trong từ trường của NC

- Lưu ý: Đặt dây dẫn AB nằm sâu trong lòng nam châm chữ U và không chạm vào nam châm.

- Yêu cầu các nhóm tiến hành TN (3phút).

Quan sát, hỗ trợ các nhóm chậm.

? Có hiện tượng gì xảy ra với dây dẫn AB? Chiều chuyển động?

? Có thể KL gì về sự t.dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong nó?

GV thông báo: Lực đó là lực điện từ

I. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện

1. Thí nghiệm

* Cá nhân HS tìm hiểu TN mục 1 Quan sát tranh H27.1a.

- Nêu cách tiến hành TN như SGK.

quan sát hiện tượng xảy ra với dây dẫn AB đặt trong từ trường của nam châm khi có dòng điện chạy qua.

- Nghe và quan sát bộ dụng cụ TN

* Tiến hành thí nghiệm theo nhóm (3’)

- Đặt dây dẫn AB giữa 2 cực của NC chữ U.

- Quan sát hiện tượng xảy ra khi có dòng điện chạy qua dây dẫn AB.

- Cử đại diện nhóm trả lời:

+) Dây dẫn AB chuyển động.

+) Chứng tỏ có lực tác dụng lên đoạn dây dẫn AB.

Hoạt động 2: Tìm hiểu chiều của lực điện từ. Qui tắc bàn tay trái. K3, K4, P7

? Dự đoán: chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

? Để kiểm tra xem chiều của lực ĐT có phụ thuộc vào chiều của dòng điện không ta làm thế nào?

? Để kiểm tra chiều của lực điện từ có phụ thuộc chiều đ. sức từ không ta làm thế nào?

GV thống nhất cách tiến hành TN.

- Yêu cầu các nhóm tiến hành TN

? Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chiếu TN cho HS quan sát lại

GV chốt: Nội dung kết luận.

Cho HS tìm hiểu qui tắc bàn tay trái SGK

? Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định yếu tố nào?

? Phát biểu nội dung qui tắc.

Chiếu H 27.2.Y.cầu Hskiểm tra lại kq TN

Nhấn mạnh lại nd qui tắc

II. Chiểu của lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái.

1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

* dự đoán: 2 yếu tố: Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ.

HS: Nêu cách tiến hành:

+) Đổi chiều dđiện chạy qua dây AB.

+) Đổi chiều đường sức. Quan sát chiều chuyển động của dây dẫn AB.

a) Thí nghiệm

* Tiến hành thí nghiệm theo nhóm (3’)

+) Đổi chiều dòng điện qua dây dẫn.

+) Đổi chiều đường sức từ.

b) Rút ra kết luận:

phụ thuộc vào 2 yếu tố:

Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều đường sức từ.

2. Quy tắc bàn tay trái

- Tìm hiểu nội dung mục 2/ SGK.

HS: trả lời

* Qui tắc SGK.

Đọc qui tắc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 9

    Xem thêm