Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 7

Giáo án môn Vật lý 9

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết kiệm và vật liệu làm dây bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.
  • Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn
  • Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau.

2. Kỹ năng:

  • - Có kĩ năng suy luận dự đoán, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
  • - Vận dụng được công thức và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn.
  • - Biết vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến điện trở của dây dẫn

3. Thái độ:

  • Tích cực, tự giác trong học tập. Có ý thức hợp tác nhóm
  • Yêu thích môn học

III. Chun bị của giáo viên và học sinh

1- Chuẩn bị của giáo viên

*Cả lớp: Ba đoạn dây dẫn có chiều dài, tiết diện, chất liệu khác nhau.

*Mỗi nhóm: 1 biến thế nguồn, một Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A

  • 1 vôn kế có GHĐ 10V và ĐCNN 0,1V.
  • 3 dây constantan (loại nhỏ) có chiều dài khác nhau, tiết diện khác nhau
  • 3 dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng được làm bằng vật liệu khác nhau, 8 đoạn dây nối
  • Bảng 1 (SGK - T20,23), Bảng 2 (SGK- 26)

2- Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trước bài học

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

2. Bài mới

TRỢ GIÚP CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 01

Hoạt động 1: Tìm hiều về công dụng của dây dẫn và các loại dây dẫn thường sử dụng. (8’)

GV: đưa 3 loại dây đã chuẩn bị

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi

? Dây dẫn dùng để làm gì?

? Quan sát thấy dây dẫn ở đâu xung quanh ta

? Hãy nêu tên các loại vật liệu dùng làm dây dẫn.

*Xác định sự phụ thuộc của dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau

? Nếu đặt vào hai đầu dây dẫn 1 hiệu điện thế U thì có dòng điện chạy qua nó hay không? Khi đó dòng điện này có 1 cường độ I nào đó hay không? Khi đó dây dẫn có một điện trở xác định hay không?

GV: yêu cầu HS quan sát các dây dẫn

? Các cuộn dây có những điểm nào khác nhau

? Hãy dự đoán xem điện trở của các dây dẫn này có như nhau không

? Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến điện trở của dây.

? Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố thì phải làm thế nào?

GV chốt lại

Các nhóm HS thảo luận (dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có) về các vấn đề:

+ Công dụng của dây dẫn trong các mạch điện và trong các thiết bị điện

+ Các vật liệu được dùng làm dây dẫn .

HS: Dây dẫn để cho dòng điện chạy qua

HS: dây dẫn thường làm bằng đồng, có khi bằng nhôm, bằng hợp kim

I. Xác định sự phụ thuộc của dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau

HS: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Các dây dẫn có điện trở không, vì sao?

HS: quan sát các đoạn dây khác nhau nêu được các nhận xét

- Các cuộn dây đều có chiều dài, tiết diện, vật liệu làm bằng dây dẫn đều khác nhau.

HS: dự đoán

HS: Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố nào đó thì phải đo điện trở của các dây dẫn có các yếu tố đó khác nhau và giữ nguyên các yếu tố còn lại.

Đánh giá bài viết
1 197
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 9

    Xem thêm