Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 38

Giáo án môn Vật lý 9

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 38: Máy biến thế bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Nêu được các bộ phận chính của một máy biến thế gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau được quấn quanh một lõi sắt chung.
  • Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế là làm tăng hay giảm hiệu điện thế hiệu dụng theo công thức: U1/U2= n1/n2.
  • Giải thích được vì sao máy biến thế lại hoạt động được với dòng điện xoay chiều mà không hoạt động được với dòng điện một chiều không đổi.

2. Kĩ năng: Vẽ được sơ đồ lắp đặt máy biến thế ở hai đầu dây tải điện.

3. Thái độ: Nghiêm túc trong hoạt động nhóm.

4. Hình thành và phát triển phẩm chất , năng lực cho học sinh.

Phát triển năng lực tư duy, năng lực hoạt động nhóm.

II. Đồ dùng.

  • Giáo viên: 1 mô hình máy biến thế. Máy chiếu
  • Học sinh: Mỗi nhóm: 1 máy biến thế nhỏ. Bảng ghi kết quả (SGK-T101)

III. Phương pháp. Mô hình, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu 2 cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện?

3. Bài mới.

*. Khởi động: Đặt câu hỏi nêu vấn đề cần nghiên cứu bài như SGK

*. Hình thành kiến thức mới .

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo máy biến thế.

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

- Quan sát hình 31.1 (SGK-T100) và mô hình máy biến thế để nhận biết các bộ phận chính của máy biến thế

- Trả lời câu hỏi:

+ Máy biến thế có những bộ phận chính nào?

+ Số vòng dây của hai cuộn dây có bằng nhau không?

+ Dòng điện có thể chạy từ cuộn dây này sang cuộn dây kia được không? Vì sao?

- Yêu cầu cả lớp quan sát tìm hiểu các bộ phận chính của máy biến thế.

- Đặt câu hỏi.

* Chốt kiến thức: Máy biến thế, gồm có:

- Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau.

- Một lõi sắt (hay lõi thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động của máy biến thế.

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

- Thảo luận trả lời C1.

C1: Có sáng vì: Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp 1 hiệu điện thế xoay chiếu thì sẽ tạo ra trong cuộn dây đó 1 dòng điện xoay chiều. lõi sắt bị nhiễm tư trở thành 1nam châm có từ trường biến thiên, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp biến thiên, do đó trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng làm cho bóng đèn sáng.

- Thảo luận trả lời câu C2.

C2: Đặt vào hai đầu cuộ sơ cấp 1 hiệu điện thế xoay chiều thì trong cuộn dây đó có dòng điện xoay chiều chạy qua. Từ trường trong lõi sắt luân phiên tăng, giảm, vì thế số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp luân phiên tăng, giảm. Kết quả là trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện xoay chiều. Một dòng điện xoay chiều phải do một hiệu điện thế xoay chiều gây ra. Bởi vậy ở hai đầu cuộn thứ cấp có 1 hiệu điện thế xoay chiều.

- Rút ra kết luận về nguyên tắc hoạt động của máy biến thế.

- Thảo luận, trả lời câu hỏi: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế không đổi một chiều thì trong cuộn thứ cấp có xuất hiện dòng điện không? Vì sao?

- Giới thiệu tên gọi cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp.

- Tổ chức HS thảo luận câu C1, C2.

- Gợi ý: Dựa vào kiến thức về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.

- GV chiếu thí nghiệm ảo.

-Để giam tác hại của các trạm biến áp đối với môi trường khi sảy ra sự cố, cân có các thiết bị cảnh báo hiên đại. Đồng thời thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi vận hành.

- Đặt câu hỏi.

* Chôt kiến thức: Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện 1 hiệu điện thế xoay chiều.

Đánh giá bài viết
1 140
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 9

    Xem thêm