Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 20

Giáo án môn Vật lý 9

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 20: Nam châm vĩnh cửu bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.
  • Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của 2 nam châm.
  • Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.

2. Kỹ năng:

  • Biết xác định các từ cực của nam châm. XĐ được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác.
  • Biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
  • Biết vận dụng sự tương tác giữa 2 nam châm để xác định các cực của nam châm và ngược lại.

3. Thái độ: Có ý thức thu thập thông tin thực tế.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:

  • 2 thanh nam châm thẳng, 1 ít gỗ vụn, đinh sắt trộn lẫn.
  • 1 nam châm chữ U; 1 la bàn; 1 kim nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đứng. 1 giá đỡ, 1 sợi dây.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài.

III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Trợ giúp của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1:Tìm hiểu mục tiêu của chương P1

- yêu cầu HS tìm hiểu mục tiêu của chương “Điện từ học” ở SGK.

GV nhấn mạnh các mục tiêu của bài học.

- Đọc các mục tiêu của chương ở SGK.

- Kể tên 5 mục tiêu chính của bài.

Hoạt động 2: Nhớ lại kiến thức ở lớp 5, lớp 7 về từ tính của nam châm

Tổ chức cho HS hoạt động nhóm thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhớ lại các tính chất đã biết của nam châm.

2. Đề xuất 1 phương án thực hiện C1

- Yêu cầu đại diện nhóm nêu phương án TN

- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo phương án trên.

GV nhấn mạnh: nam châm có khả năng hút sắt. Nam châm có từ tính.

I. Từ tính của nam châm

1. Thí nghiệm:

* Hoạt động nhóm:

Nhớ lại các tính chất đã biết về nam châm.

- Nêu cách thực hiện C1,.

C1. Đặt thanh kim loại đó vào hỗn hợp gỗ, sắt. Nếu thanh kim loại đó hút sắt thì đó là nam châm.

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm.

Hoạt động 3: Phát hiện thêm từ tính mới của nam châm

- Yêu cầu HS đọc C2.

? Nêu các thao tác tiến hành thí nghiệm?

? Trong TN cần quan sát hiện tượng gì?

- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm (3 phút) và trả lời C2.

? Có thể KL gì về từ tính của nam châm?

GV chốt: Kết luận.

Thông báo: 1 NC có 2 cực (gọi là 2 từ cực)

- Yêu cầu HS đọc thông báo về cách ký hiệu các cực của nam châm.

Lưu ý HS: Qui ước cách kí hiệu các cực ở SGK.

- Yêu cầu HS nhận biết các cực của NC ở nhóm

- Đọc nội dung C2.

- Nêu cách tiến hành thí nghiệm.

+) Quan sát hiện tượng của kim nam châm.

* Hoạt động nhóm (3 phút).

+)Tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu C2.

+) Quan sát hướng chỉ của kim nam châm.

+) Nhận xét: Kim nam châm đứng tự do luôn chỉ hướng Nam –bắc

2. Kết luận:

HS nêu kết luận như SGK.

- Đọc thông báo về kí hiệu cực của nam châm.

- Nhận biết các cực ở nam châm của nhóm.

Đánh giá bài viết
1 194
Sắp xếp theo

    Giáo án Vật lý lớp 9

    Xem thêm